6 cách tiếng trống chữa lành cơ thể, tâm trí và tâm hồn

Các nghiên cứu quan sát và lâm sàng trên người cho thấy một số bằng chứng thuyết phục về sức mạnh của tiếng trống ảnh hưởng đến sự thay đổi tích cực cả về thể chất và tâm lý của con người.

Đánh trống là một hình thức biểu đạt cơ bản của con người cũng như nói chuyện. Trống có khả năng xuất hiện từ rất lâu trước khi con người phát triển khả năng dùng môi, lưỡi và các cơ quan phát âm để làm công cụ giao tiếp.

Để hiểu được sức mạnh biến đổi của tiếng trống, bạn thực sự phải trải nghiệm. Bất cứ ai đã tham gia vào một “vòng tròn trống,”* hoặc từng chứng kiến những người có đầu óc khoáng đạt và tò mò đều biết rằng, sự dẫn dắt nhịp nhàng của các giác quan và ký ức về cảm giác hòa nhập cộng đồng tưởng chừng đã quên lãng nay lại quay trở về. Đó là nơi mà ý thức cộng đồng chiếm ưu thế trước ý thức của những người khép kín, coi bản ngã là trung tâm, cũng như trải nghiệm trực tiếp, đồng bộ về tính siêu việt và nội tại sâu sắc không phải là một điều quá hiếm hoi như thời nay.

Trải nghiệm này khắc sâu vào DNA, xã hội và tinh thần của chúng ta đến mức ngay cả những em bé mẫu giáo mới hai tuổi rưỡi dường như đã có khả năng bẩm sinh đồng bộ hóa chuyển động cơ thể với nhịp đập âm thanh bên ngoài xã hội. Hiện tượng này cho thấy rằng đánh trống là một khả năng bẩm sinh và là một hoạt động xã hội nguyên mẫu.

Ngay cả những chú bọ cánh cứng cũng biết đánh trống

Nhưng đánh trống không phải là một kỹ thuật đặc biệt của con người. Việc dùng bộ gõ như một hình thức âm nhạc, giao tiếp và tổ chức xã hội, được cho là đã có từ 8 triệu năm trước ở loài vượn, tinh tinh và con người sống ở đâu đó trong các khu rừng Phi Châu.

Ví dụ, nghiên cứu gần đây về hành vi đánh trống của khỉ macaque cho thấy rằng các vùng não được ưu tiên kích hoạt bằng âm thanh của trống hoặc bằng cách phát âm chồng lên nhau ở vỏ não thính giác đuôi và hạch hạnh nhân, cho thấy “nguồn gốc chung của các hệ thống giao tiếp bằng giọng nói và không bằng giọng nói của loài linh trưởng và ủng hộ cho quan điểm về một nguồn gốc cử chỉ của lời nói và âm nhạc.”

Thật thú vị khi chúng ta có thể quan sát thấy tiếng gõ (tiếng trống) ở một số loài chim, loài gặm nhấm và côn trùng. Tất nhiên bạn đã biết về kiểu mổ mỏ đặc trưng của chim gõ kiến, nhưng bạn có biết rằng loài chuột thường dùng chân gõ trống ở những vị trí cụ thể trong hang của chúng nhằm biểu thị lãnh thổ đồng thời phát ra âm thanh báo động chống lại kẻ săn mồi? Bạn có biết rằng mối sử dụng tín hiệu rung động của tiếng trống để giao tiếp trong tổ? Ví dụ, mối lính bị đe dọa tấn công sẽ cụng đầu vào các đường hầm để truyền tín hiệu cảnh báo cho nhà mối và những chú mối lính khác cũng sẽ có phản ứng tương ứng.

6 cách tiếng trống chữa lành cơ thể, tâm trí và tâm hồn
Tất nhiên bạn đã biết về kiểu mổ mỏ đặc trưng của chim gõ kiến, nhưng bạn có biết rằng loài chuột thường dùng chân gõ trống ở những vị trí cụ thể trong hang nhằm biểu thị lãnh thổ đồng thời phát ra âm thanh báo động chống lại kẻ săn mồi? (Ảnh: Diana Robinson/Flickr/CC BY-ND 2.0)

Bộ gõ: Sóng âm mang thông tin biểu sinh, có ý nghĩa sinh học

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là ong bắp cày dường như dùng tiếng gõ của râu nhằm thay đổi sự phát triển đẳng cấp [vị trí trong đàn] hoặc kiểu hình ấu trùng. Chúng ta thường nghĩ rằng dinh dưỡng khác biệt sẽ giải thích vì sao một ấu trùng phát triển thành mối thợ không sinh sản hoặc mối chúa có khả năng. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2011 cho thấy:

Các tín hiệu âm thanh được tạo ra thông qua tiếng trống trong một số loài nhất định mang thông tin có ý nghĩa sinh học (nghĩa đen: ‘để đưa hình thức vào’) hoạt động về mặt biểu sinh (tức là hoạt động bên ngoài hoặc bên trên bộ gene để biểu hiện gene).

Điều này đặt ra câu hỏi rằng, trong các mẫu trống được truyền lại cho chúng ta từ tổ tiên xa xưa hàm chứa những thông tin cổ xưa, có ý nghĩa về mặt sinh học và tâm linh không? Liệu một số nhịp điệu này có thể chứa thông tin biểu sinh ảnh hưởng đến cả cấu trúc (cấu tạo) và chức năng của các phân tử sinh học cũng như các mẫu thông tin/năng lượng có ý nghĩa sinh học trong cơ thể chúng ta? Nếu vậy, điều này có nghĩa là những kiểu âm thanh cổ xưa này có thể được coi là “hệ thống di truyền biểu sinh” liên quan đến biểu hiện DNA với tư cách là những chất cho methyl như folate hay betaine và không giống như công thức nấu súp gà của bà ngoại (công thức có nghĩa đen là “toa thuốc” trong tiếng Pháp) mà vẫn bổ sung một bộ hóa chất hoàn hảo và thông tin cụ thể cho cơ thể để vượt qua cảm lạnh thông thường hoặc phục hồi sau cơn mệt mỏi.

Chúng tôi có một số bằng chứng thuyết phục từ các nghiên cứu quan sát và lâm sàng trên người về sức mạnh của tiếng trống ảnh hưởng đến sự thay đổi tích cực cả về thể chất và tâm lý. Kết quả dường như đã cho thấy vai trò sinh học của thông tin âm thanh trong việc điều chỉnh các quá trình sinh lý vi mô và vĩ mô một cách có ý nghĩa.

6 lợi ích sức khỏe của đánh trống

Nghiên cứu lâm sàng trên người đã chứng minh 6 lợi ích của tiếng trống, bao gồm:

  1. Giảm huyết áp, lo lắng/căng thẳng

Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tập san Y học Tim mạch đã ghi danh cả những người chơi trống có kinh nghiệm ở độ tuổi trung niên và một nhóm người mới tập chơi trẻ hơn trong các buổi đánh trống djembe kéo dài 40 phút. Họ đã được đo huyết áp, lactate máu và mức độ căng thẳng và lo lắng trước và sau các buổi học. Ngoài ra, họ cũng được theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian 5 giây trong suốt các phiên. Kết quả của thử nghiệm là tất cả những người tham gia đều giảm căng thẳng và lo lắng. Huyết áp tâm thu giảm ở những người lớn tuổi hơn sau khi đánh trống.

  1. Tăng chất trắng não và chức năng nhận thức điều hành

Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tập san Bệnh Huntington cho thấy hai tháng can thiệp bằng tiếng trống ở bệnh nhân Huntington (được coi là bệnh thoái hóa thần kinh gây tử vong, không thể đảo ngược) dẫn đến “sự cải thiện chức năng điều hành và thay đổi chất trắng cấu trúc vi mô, đặc biệt là trong gối thể chai kết nối vỏ não trước trán của hai bán cầu.” Các tác giả đã kết luận rằng nghiên cứu thí điểm đã cung cấp bằng chứng sơ bộ mới cho thấy việc đánh trống (hoặc kích thích hành vi có mục tiêu liên quan) có thể “nâng cao nhận thức và cải thiện cấu trúc vi mô chất trắng của thể chai.”

  1. Giảm đau

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tập san Tâm lý học tiến hóa đã phát hiện ra rằng việc biểu diễn âm nhạc tích cực (hát, nhảy múa và đánh trống) đã kích hoạt bài tiết endorphin (được đo bằng khả năng chịu đau tăng lên sau hoạt động) trong khi chỉ nghe nhạc thì không. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng điều này có thể góp phần tạo nên sự gắn kết cộng đồng trong các hoạt động liên quan đến nhảy múa, chơi nhạc hoặc sáng tác âm nhạc.

Một tiết mục biểu diễn với trống của sinh viên Đại Học Phi Thiên New York

  1. Giảm căng thẳng (tỷ lệ Cortisol/DHEA), tăng khả năng miễn dịch

Một nghiên cứu năm 2001 được công bố trên Alternative Therapies and Health Medicine đã tuyển chọn 111 đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính (55 nam và 56 nữ; tuổi trung bình 30.4 tuổi) đã phát hiện ra rằng việc đánh trống “làm tăng dehydroepiandrosterone -to-cortisol, tăng hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên nhờ tác dụng kích hoạt bằng lymphokine mà không làm thay đổi interleukin 2 hoặc interferon-gamma huyết tương, hoặc Bảng kiểm lo âu Beck và Bảng kiểm kê trầm cảm Beck II.”

  1. Những trải nghiệm siêu việt

Một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên tập san Multiple Sclerosis tiết lộ rằng việc đánh trống cho phép người tham gia đi vào trạng thái thôi miên sâu hơn. Một nghiên cứu khác năm 2014 được công bố trên PLoS đã phát hiện ra rằng khi kết hợp với hướng dẫn của pháp sư, việc đánh trống giúp người tham gia giảm nhịp tim và có những trải nghiệm đẹp như mơ phù hợp với những trải nghiệm trạng thái siêu việt.

  1. Rối loạn cảm xúc xã hội

Một nghiên cứu mạnh mẽ năm 2001 được công bố trên tập san Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine cho thấy trẻ em [sống trong những gia đình] có thu nhập thấp đăng ký tham gia chương trình can thiệp đánh trống nhóm trong 12 tuần đã có cải thiện đáng kể nhiều lĩnh vực hành vi cảm xúc xã hội, từ lo lắng đến chú ý, từ rối loạn đối lập đến rối loạn sau sang chấn tâm lý.

Bài báo này ban đầu được đăng trên Greenmedinfo.com.

Chú thích của dịch giả:

Vòng tròn trống: Thông thường, mọi người tụ tập để đánh trống trong một “vòng tròn” với những người khác từ cộng đồng xung quanh. Vị trí người chơi trong vòng tròn trống là bình đẳng vì vòng tròn không có đầu hoặc cuối. Hoạt động này bao gồm mọi lứa tuổi với mục tiêu chính là chia sẻ nhịp điệu, sự hòa hợp với nhau và với chính người tham gia.

Thu Anh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Sayer Ji
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Sayer Ji là người sáng lập Greenmedinfo.com, một nhà bình duyệt tại Tạp chí Quốc tế về Dinh dưỡng Con người và Y học Chức năng, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Systome Biomed, phó chủ tịch hội đồng quản trị của Liên đoàn Y tế Quốc gia và là thành viên ban chỉ đạo của Tổ chức toàn cầu không biến đổi gen. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Greenmedinfo.com.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn