Bác sĩ Trung y kiểm kê: 41 cách dùng muối, hữu ích mà dễ sử dụng

Muối là một loại gia vị thường thấy nhất trong cuộc sống, nếu được sử dụng đúng cách, còn có thể phát huy tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Trong bài viết này, bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung đã tổng hợp 41 công thức dùng muối để giúp bạn đối phó với một số triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, ở phần cuối bài viết, bạn cũng hãy lưu ý thêm những điều kiêng kỵ khi dùng muối nhé!

Muối có những lợi ích gì?

Muối có vị mặn, ngọt, cay và tính hàn. Vị mặn nhuận hạ, dẫn hỏa xuống dưới và đào thải qua đường bài tiết. Vị mặn vào máu, hàn khắc nhiệt, thanh nhiệt, nên có thể chữa mắt đỏ đầu váng, huyết nhiệt, các chứng bệnh do nhiệt. Vị mặn vào thận, bổ thận, mà thận chủ cốt, bởi vậy có tác dụng làm cứng gân cốt, chữa được bệnh về xương, đau răng. Vị mặn nhuận táo, vị cay điều tiết phế, nên có thể trị chứng nuốt có đờm, khó thở.

Muối cũng có thể hạ hỏa, trừ phong, cải thiện thị lực, chữa đau mắt có màng, nôn mửa, làm tỉnh rượu, giải độc, diệt côn trùng, giảm đau, giảm ngứa và chuyên trị bệnh phù chân.

Natri trong muối là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đóng vai trò là chất điện giải và dung môi thẩm thấu.

Muối có những loại nào?

Thành phần hóa học của muối là natri clorua, chủng loại gồm có muối tinh, muối biển, muối tắm, muối mỏ, muối hồ, v.v.

Các hợp chất thu được do sự tương tác của axit và bazơ nói chung được gọi là muối. Muối có thể chia thành muối thường, muối acid, muối bazơ, muối kép và muối phức. Magnesium sulfate được gọi là muối tắm; muối chứa 97~99% natri clorua được gọi là muối tinh; muối chưa tinh luyện được gọi là muối thô; muối thay thế natri clorua bằng kali clorua được gọi là muối natri thấp; thêm iốt vào được gọi là muối iốt.

41 phương pháp dùng muối

  1. Chống rụng tóc, trị gàu, tóc quá mỏng và kém đàn hồi

Gội đầu bằng muối.

  1. Ngất xỉu do say nắng, co cứng chân tay

Nhẹ nhàng chà xát muối vào lòng bàn tay, lòng bàn chân, ấn đường (phần nằm giữa hai lông mày), vai và cổ.

  1. Tiêu trừ mệt mỏi

Tắm nước muối.

  1. Khứ hàn

Rang muối thô, đặt trong túi vải và đắp vào huyệt Dũng Tuyền trong 20 phút.

Bác sĩ Trung y kiểm kê: 41 cách dùng muối, hữu ích mà dễ sử dụng
Huyệt Dũng Tuyền. (Ảnh: Ôn Tần Dung)
  1. Ra nhiều mồ hôi vào mùa hè, dễ mệt mỏi

Uống chút nước muối nhạt.

  1. Ra gió chảy nước mắt

Pha muối với nước theo tỷ lệ 1:100, rửa sạch mắt trong 5 phút.

  1. Bọng mắt

Nhúng miếng bông hoặc khăn nhỏ vào nước muối và đắp lên bọng mắt trong 5 phút.

  1. Ho

Pha muối với nước theo tỷ lệ 1:100, uống từ từ bằng ống hút, hoặc nuốt từ từ nhiều lần.

  1. Buồn nôn

Uống nước muối đặc.

  1. Đau họng

Súc họng bằng nước muối đặc, ngậm trong cổ họng trong vòng 2 phút.

  1. Răng sậm màu

Đánh răng bằng muối có thể làm trắng và loại bỏ cao răng.

  1. Đau răng

Lấy muối lấp vào chỗ răng đau hoặc ngậm nước muối.

  1. Chảy máu kẽ răng

Thoa một lớp muối dày lên nướu vào buổi tối và để nước bọt chảy ra hết mới đi ngủ.

  1. Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi

Chườm với muối, nhưng khi chườm lên, vùng da bị nhiệt sẽ rất đau.

  1. Khàn tiếng

Uống 200cc nước muối nhạt, uống từ từ từng hớp một.

  1. Loại bỏ hôi miệng

Súc miệng bằng nước muối.

  1. Viêm lưỡi gà

Sau khi rang qua muối, dùng tăm bông hoặc đũa thoa đều muối lên chỗ viêm.

  1. Giải rượu

Trước khi uống rượu, hãy uống 300cc nước và ăn 1 thìa cà phê muối.

  1. Cường tâm phế

Sau khi rang qua muối thô, bọc vải quấn vào nách trong 20 phút, sau đó uống 100cc nước ấm.

  1. Tiêu chảy do thức ăn không sạch

Chườm muối vào rốn và dán băng dính bên ngoài, nếu đắp ngải cứu lên muối thì hiệu quả sẽ càng tốt.

  1. Phân lỏng kéo dài, tiêu chảy

Một ngày chườm muối vào rốn, một ngày chườm gừng, một ngày chườm muối và gừng, lần lượt 3 loại chườm vào rốn, tốt nhất là trong 1 tháng.

  1. Bổ thận

Rang muối thô và thì là, quấn vải đắp vào đan điền (vị trí dưới rốn khoảng ba đốt ngón tay) trong 20 phút.

Bác sĩ Trung y kiểm kê: 41 cách dùng muối, hữu ích mà dễ sử dụng
Đan điền. (Ảnh: Ôn Tần Dung)
  1. Sỏi thận

Ngâm chanh tây trong nước muối 30 phút, sau đó ép vỏ và uống nước.

  1. Mộng tinh

Rang nóng muối, bọc vải và đắp vào đan điền trong 20 phút.

  1. Đau lưng

Rang muối thô, cát, ớt, tiêu, gừng đến 40°C. Bọc vải đắp bên ngoài, có thể rang lại nhiều lần để tái sử dụng.

  1. Khớp cứng và đau

Rang muối thô, đắp bên ngoài trong 15 phút.

  1. Phù chân

Rang muối thô, bọc vải chườm vào gan bàn chân trong 20 phút.

  1. Hôi chân

Chuẩn bị một lượng muối thích hợp, gừng và giấm, cho thêm nước nóng và ngâm trong 15 phút.

Bác sĩ Trung y kiểm kê: 41 cách dùng muối, hữu ích mà dễ sử dụng
Ngâm chân với muối, gừng và giấm có thể cải thiện mùi hôi chân. (Ảnh: Shutterstock, fotolia/Epoch Times)
  1. Chân ra mồ hôi

Thêm muối vào nước trà và ngâm chân trong 10 phút.

  1. Chân bị chuột rút

Rang nóng muối, bọc vải và chà xát bên ngoài.

  1. Viêm tuyến tiền liệt

Rang nóng muối và hành theo tỷ lệ 2:1, bọc vải và đắp lên đan điền trong 30 phút, nguội thì lại rang tiếp để đắp, đắp liên tục trong 1 giờ. Hoặc chuẩn bị muối và phèn hai phần bằng nhau, nghiền nhỏ đắp vào rốn, nhỏ 2 giọt nước.

  1. Kinh nguyệt không đều

Chuẩn bị muối, hành và gừng theo tỷ lệ 3:2:1, giã nhỏ, rang nóng rồi dùng vải bọc lại đắp lên đan điền.

  1. Đi xa chân đau ê ẩm

Cho nước nóng vào muối, ngâm chân trong 10 phút.

  1. Bỏng do nước nóng

Ngâm vết thương trong nước muối 10 phút, hoặc rắc muối trực tiếp, có thể có tác dụng giảm đau và sát trùng, bảo vệ da thịt không sưng tấy đỏ, không bị phồng rộp, không còn dấu vết sau khi lành. Nếu vết thương quá rộng, hãy ngâm một miếng vải vào nước muối, chườm vết thương và thay vải thường xuyên.

  1. Đau bụng, phong thấp, tứ chi đau nhức

Rang muối, thêm tiêu bột, bọc trong túi vải để đắp.

  1. Bệnh tả, mất nhiều nước

Truyền nước muối sinh lý.

  1. Bệnh cười không ngừng

Rang nóng muối đến khi có màu đỏ thì sắc lấy nước uống, lấy nước chế hỏa.

  1. Bệnh vẩy nến

Cho muối vào tỏi, giã nhỏ để đắp bên ngoài, dùng gạc băng lại và cố định bằng băng dính trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần.

  1. Béo phì kiểu phù nề

Rang qua muối thô, bọc vải chườm lên vùng bụng dưới trong 30 phút.

  1. Thân thể ngứa ngáy

Tắm nước muối 3 đến 4 lần, đồng thời trị hết phong khí.

  1. Phù chi dưới

Bước trên muối trong 20 phút, muối có thể được sử dụng nhiều lần.

Những lưu ý khi ăn muối là gì?

  • Quá nhiều muối có thể gây hại cho phổi, khiến máu thấm vào dịch thể và gây khát.
  • Những người bị bệnh về máu, hen suyễn, phù thũng và tiêu khát (uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều, bao gồm các bệnh tiểu đường, bệnh tháo nhạt, v.v.) nên tránh ăn muối.
  • Bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh thận và cao huyết áp không nên ăn nhiều muối.
  • Thuốc bổ tâm, dùng muối rang và lấy thủy khắc hỏa, hiệu quả sẽ tốt hơn.
  • Với thuốc bổ thận, dùng nước muối nhạt đưa xuống, hiệu quả sẽ càng tốt.
  • Trẻ dưới 1 tuổi, ngũ tạng chưa phát triển hoàn thiện, không nên ăn muối, vì sẽ tăng gánh nặng cho tim và thận.
  • Đối với trứng tráng và trứng ốp la, không nên cho muối vào trứng, sự kết hợp của cả hai rất dễ sinh ra clo, tốt nhất nên cho muối vào lúc sắp nấu chín.
  • Cuốn “Nội Kinh” nói: “Muối đi vào máu, bệnh về máu không nên ăn quá nhiều muối”.

Tác giả: Ôn Tần Dung (Giám đốc Phòng khám Trung Y Minh Huệ)

Lý Thanh Phong biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn