Bài thuốc theo Trung y có thể điều trị COVID-19 trong năm 2022 

Y học Trung Quốc truyền thống cho rằng đặc điểm lây nhiễm của virus có liên quan đến sự thay đổi của khí hậu hàng năm. Biết được quy luật diễn biến của tình hình dịch bệnh, chúng ta có thể theo đó sớm có biện pháp phòng tránh. Đối với dịch bệnh năm 2022, chúng ta nên tập trung vào những phương diện nào?

Trung Quốc cổ đại đã phòng ôn dịch như thế nào? Sử dụng linh hoạt các phương thuốc mới có hiệu quả

Lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc cũng là lịch sử phòng chống ôn dịch.

Ngay từ thời Thần Nông, đã có rất nhiều bệnh dịch nghiêm trọng phát sinh. Để tìm ra loại thuốc chống lại bệnh dịch, Thần Nông đã nếm thử hàng trăm loại thảo mộc để xác định hiệu quả của các loại thảo mộc khác nhau, và phân phát các loại thảo mộc có thể chữa bệnh cho những người trong gia tộc để họ có thể sống sót. Cuối cùng Thần Nông lại chết bởi Đoạn trường thảo (cỏ đứt ruột).

Người Trung Quốc cổ đại từ 5,000 năm trước đã có nhiều phương pháp chống bệnh dịch, thuận theo dòng chảy thời gian đã phát sinh rất nhiều biến hóa.

Thời đại nào cũng có thuốc chống bệnh dịch phù hợp với thời đại đó. Vì vậy, các phương thuốc của người xưa đôi khi không thể sử dụng trực tiếp.

Có những bài học như vậy trong lịch sử. Vào những năm cuối thời Đông Hán, bệnh dịch rất nghiêm trọng, đặc biệt là thời Ngụy-Tấn của Tam Quốc, do chiến loạn và bệnh dịch, trong vòng 40 năm có tới 90% người dân đã chết.

Vì thời cổ đại không có giấy tờ nên nhiều phương thuốc đều là được khẩu truyền tâm thụ, sau thời gian dài thì trở nên lộn xộn. Thời kỳ Ngụy-Tấn, người ta không biết cách chữa trị bệnh dịch như thế nào.

Lúc này, Trương Trọng Cảnh đã viết “Thương hàn luận” dựa theo lý luận trong “Hoàng đế nội kinh”, có tác dụng khống chế bệnh dịch rất hữu hiệu.

Khi bệnh dịch xảy ra vào thời nhà Kim và nhà Nguyên, người ta lại lấy phương thuốc của Trương Trọng Cảnh ra sử dụng. Trương Trọng Cảnh được tôn là Thánh y, nên đơn thuốc của ông được giữ nguyên bản, không một chút sửa đổi, thế nhưng khi đó, đơn thuốc của ông cũng đã trở nên vô dụng.

“Thương hàn luận” của Trương Trọng Cảnh đã từng chữa trị cho rất nhiều người, tại sao nó lại vô dụng?

Vào thời điểm đó, Lưu Hoàn Tố, một y học gia vĩ đại, đã đề xuất rằng, thuận theo sự thay đổi của mùa, khí hậu và thời gian, phương thuốc cũng cần theo đó mà biến đổi, không thể lại dùng các loại thuốc cũ để điều trị bệnh dịch nữa.

Vì sao Lưu Hoàn Tố hiểu được đạo lý này? Hóa ra ông chiểu theo thuyết “ngũ vận lục khí” trong “Hoàng đế nội kinh”. “Ngũ vận” là chỉ khí của Ngũ Hành trong vận động biến hóa âm dương của trời đất, “Lục khí” là sự đặc thù và thay đổi của khí hậu địa phương. “Ngũ vận lục khí” là một môn học vấn của người xưa nghiên cứu mối quan hệ giữa biến hóa của khí hậu và bệnh tật, đây là trí tuệ cao nhất trong Nội Kinh. Bệnh dịch với thời tiết khí hậu có quan hệ vô cùng mật thiết, nếu không suy xét đến những yếu tố này, mà sử dụng một cách máy móc phương thuốc cổ xưa, thì rất dễ mắc sai lầm.

Dưới sức ảnh hưởng của Lưu Hoàn Tố, trong các thời kỳ khác nhau của nhà Kim và nhà Nguyên còn xuất hiện ba nhà y học vĩ đại khác.

Khi dịch bệnh bùng phát trở lại, thuận theo các loại khí hậu khác nhau, họ đã căn cứ học thuyết “ngũ vận lục khí” để sáng tạo ra những phương thuốc mới. Cùng với Lưu Hoàn Tố, họ được gọi chung là “Kim Nguyên Tứ y gia” (bốn nhà y học thời Kim- Nguyên).

Bài thuốc theo Trung y có thể điều trị COVID-19 trong năm 2022 
Thuận theo sự thay đổi của mùa, khí hậu và thời gian, phương thuốc cũng cần theo đó mà biến đổi, mơi mang lại hiệu quả. (Ảnh: Shutterstock)

Trong tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay, nếu như có thể tìm được một nhóm thầy thuốc Trung y thực sự hiểu các nguyên lý y học cổ đại, để họ bào chế ra một số đơn thuốc và phân phát cho dân chúng, và người dân có thể tự mình căn cứ theo đó mà bốc thuốc; Hoặc là trực tiếp thông qua khả năng của nhà nước mà sản xuất thuốc phân phát cho người dân, điều này sẽ không chỉ giảm bớt nỗi khổ của người bệnh mà còn giảm bớt gánh nặng y tế của đất nước. Đối với phương diện dân sinh và kinh tế, nó sẽ mang lại lợi ích rất to lớn.

Trong trường hợp không mắc các bệnh cơ bản [bệnh nền] nghiêm trọng, nếu dùng đúng thuốc thì có thể phát huy tác dụng rất nhanh trong giai đoạn đầu của bệnh, về cơ bản chỉ cần 1 đến 3 ngày là có thể kiểm soát được các triệu chứng.

Các triệu chứng COVID-19 cần chú ý trong năm 2022

Tùy theo các biến chủng virus mới không ngừng xuất hiện, các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong của COVID-19 thay đổi theo từng năm. Từ góc độ của y học truyền thống, đặc điểm lây nhiễm của virus có liên quan đến sự thay đổi khí hậu hàng năm. Vì vậy, phải chăng chúng ta có thể thực hiện phòng ngừa sớm?

Năm 2020, nhiều bệnh nhân COVID-19 tử vong do suy hô hấp, đến năm 2021 chủ yếu là bệnh tim mạch: lúc đó bệnh viện không phát hiện các bệnh nhân này có vấn đề nào về tim mạch trước khi chết, phải đến khi mổ tử thi mới phát hiện bệnh nhân bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, và cục máu đông, v.v. Tuy nhiên, ngay từ tháng 01/2021, chúng tôi đã đề cập rằng nên chú ý nhiều hơn đến các vấn đề tim mạch.

Năm nay là một năm mới, tình hình lại có nhiều thay đổi, đối với dịch bệnh năm nay, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề gì?

1. Can tạng

Năm nay, Can mộc thái quá, mục tiêu là Can tạng của chúng ta, gan đã trở thành một tạng yếu nhược.

Khi COVID-19 lây lan, trước tiên nó nhất định sẽ truyền nhiễm đến phổi, vì nó là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Tiếp theo, nó sẽ lây lan đến các tạng phủ yếu nhược, đây là một quy luật về chiều hướng của bệnh.

Nếu Can tạng bị truyền nhiễm, nó thường gây ra viêm gan, viêm túi mật, mắt đỏ hoặc đầy hơi. Can khắc Tỳ thổ, sẽ dẫn đến một số vấn đề của hệ thống Tỳ Vị, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc buồn nôn và nôn mửa, tuy nhiên khả năng đe dọa tính mạng của những tình trạng này vẫn tương đối nhỏ.

2. Thận tạng

Điều đáng lo ngại hơn là Can sẽ truyền nhiễm bệnh cho Thận. Vì mối quan hệ giữa Thận và Can cũng giống như mối quan hệ giữa mẹ và con vậy. Thận là Thủy, Can là mộc, thủy sinh mộc, con bệnh thì mẹ chịu, mẹ cũng rất dễ chịu nhận khổ nạn của con. Nếu Can đẩy bệnh sang Thận thì sẽ rất nguy hiểm, nếu xảy ra trường hợp suy thận, có thể tử vong nhanh chóng. Đây là điều cần đặc biệt chú ý, cũng là một phương diện mà chúng ta rất dễ bỏ qua.

3. Tâm tạng

Thận tạng dễ truyền bệnh cho tâm tạng, gây ra các vấn đề về tim mạch. Vì thủy khắc hỏa, thủy là Thận, hỏa là Tâm, chỗ mạnh lây bệnh cho chỗ yếu. Do đó, lây nhiễm ở Thận cũng dễ dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Các nhân viên y tế hiện nay thường quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tim mạch, ngược lại có thể hơi xem nhẹ Thận.

COVID-19
Năm nay Can trở thành một tạng nhược, mà Can tạng có thể truyền bệnh cho Thận tạng, Thận tạng lại dễ truyền bệnh cho Tâm tạng, gây ra các bệnh về tim mạch. (Ảnh: Sức khỏe 1 + 1 / Epoch Times)

Sau khi nhiễm COVID-19, có 4 triệu chứng về Thận cần cảnh giác

Vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến bản thân nhiều hơn, tập trung vào những thứ dễ bị bỏ qua. Kiểm tra các dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang gặp vấn đề về thận do COVID-19:

  • Sau nhiễm COVID-19, xuất hiện tăng hoặc giảm lượng nước tiểu;
  • Xuất hiện các vấn đề về chất lượng nước tiểu, chẳng hạn như trở nên đục hoặc xuất hiện bọt;
  • Sau nhiễm COVID-19, xuất hiện đau thắt lưng không rõ nguyên nhân;
  • Mắt hoặc chân xuất hiện phù thũng.

Nếu như phát hiện những triệu chứng này, đều nên báo cho bác sĩ, cũng có thể nhắc nhở bác sĩ xem có vấn đề về thận hay không, có cần đi kiểm tra hay không.

Nếu như chúng ta có thể phát hiện vấn đề kịp thời và điều trị sớm, thì bệnh suy thận sẽ không xảy ra.

Đơn thuốc điều trị COVID-19 năm 2022: “Phù chính khư dịch phương”

Tốc độ lan truyền của COVID-19 năm nay, so với năm trước là chậm hơn một chút. Năm trước, virus nhiễm trực tiếp vào phổi, dẫn đến tử vong do suy hô hấp; năm ngoái sau khi virus nhiễm vào Phế (phổi), rồi lan tới Tâm tạng, lại vì Thấp thổ nên rất dễ truyền tới Tỳ. Mà Tỳ và Tâm cũng là quan hệ mẹ con, cho nên sẽ truyền tới Tâm, vì vậy các vấn đề về Tâm tạng tương đối nhiều.

Như vậy, căn cứ lý luận của y học truyền thống cổ đại, kết hợp với đặc điểm của tình hình dịch bệnh, chúng ta có thể áp dụng những bài thuốc cụ thể nào để điều trị cho bệnh nhân COVID-19?

Phối “Phù chính khư dịch phương” phù hợp để điều trị COVID-19 năm 2022 như sau:

COVID-19
Công thức và cách dùng của “Phù chính khư dịch phương”. (Ảnh: Health 1 + 1 / Epoch Times)

Kinh giới, Phòng phong, Hoàng cầm, Cát cánh, Bản lam căn đều là những loại thuốc thanh nhiệt, giải độc; Thương nhĩ tử có thể tiêu diệt virus và cải thiện các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi trong giai đoạn đầu của bệnh nhiễm trùng.

Cam thảo, Phục linh, Hoàng kỳ, Đại táo có công hiệu “phù chính”, có thể bồi bổ chính khí cơ thể, còn có thể bảo vệ Tỳ Vị. Quế chi tính ấm, có thể ôn trung trừ tà khí.

Virus sẽ xâm nhập vào Phế trong giai đoạn đầu. Cát cánh và Hạnh nhân có thể làm nhuận và thông Phế.

Phương thuốc này đối với COVID-19 có tác dụng kiểm soát tốt các triệu chứng ban đầu, và chúng ta luôn có thể dự phòng sẵn nhà. Nếu uống thuốc vào ngày bị nhiễm, hơn 70% đến 80% các triệu chứng của bệnh nhân sẽ biến mất sau một đêm ngủ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không để ý đến tình trạng bệnh của mình mà tiếp tục thức khuya, uống rượu bia, ăn lẩu,… khiến thời gian cải thiện kéo dài.

Dùng theo đơn thuốc này, nếu triệu chứng không nghiêm trọng thì có thể khống chế trong một ngày, đối với tình trạng hơi nghiêm trọng thì phải mất ba ngày. Nếu không có tác dụng trong vòng ba ngày, hoặc nếu tình trạng xấu đi nhanh chóng, điều đó có nghĩa là virus có thể đã lây lan, nhất định phải đi khám kịp thời.

Giảng thuật: Thư Vinh (Bác sĩ Trung y cao cấp tại Anh quốc) Chu Hậu Y chỉnh lýLâm Mộc biên dịchQuý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn