Bổ sung Vitamin D làm giảm tỷ lệ tử vong và thời gian nằm viện của COVID-19

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, các chất bổ sung tự nhiên đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi với các nhà nghiên cứu, công ty dược phẩm, bác sĩ và chuyên gia sức khỏe. Dữ liệu được công bố mới đây một lần nữa ủng hộ các nghiên cứu trước đó cho rằng vitamin D làm giảm tỷ lệ tử vong và thời gian nằm viện do COVID-19.

Vitamin D được phát hiện vào đầu những năm 1900. Công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học Sir Edward Mellanby từ Anh Quốc và Elmer McCollum từ Đại học Wisconsin đã chứng minh rằng vitamin D có thể chữa bệnh còi xương. Vào đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện ra hợp chất 25-OH-D3 khi nghiên cứu tập trung vào hệ thống nội tiết và chức năng của vitamin D trong cơ thể.

Cơ thể của bạn có khả năng sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trên thực tế, nếu tiếp xúc đủ lâu, da của bạn có thể sản xuất đủ lượng vitamin D cần thiết để hỗ trợ cho sức khỏe. Nghiên cứu ban đầu cho thấy quá ít vitamin D sẽ dẫn đến cân bằng nội môi canxi kém và gây ra các vấn đề loãng xương, nhuyễn xương và còi xương.

Kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự thiếu hụt của Vitamin D “có liên quan đến làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng hơn, đặc biệt là ở đường hô hấp.”

Mặc dù gần như mọi nghiên cứu đều phát hiện ra mối liên hệ giữa vitamin D và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhưng không phải tất cả đều cho thấy rằng vitamin D có tác động như nhau đến các bệnh nhiễm trùng.

Một yếu tố có thể dẫn đến sai khác trong kết quả là cách mà các nhà nghiên cứu thẩm định các yếu tố can thiệp và dữ liệu. Nói cách khác, họ đang đo lượng vitamin bổ sung được cung cấp hay đang xem xét sự thiếu hụt nồng độ vitamin D trong máu khi chống lại tác động của nhiễm trùng?

Nghiên cứu cho thấy Vitamin D làm giảm thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong của bệnh COVID-19

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2021 đã tìm cách xác định xem liệu vitamin D có thể đóng một vai trò nào đó trong việc điều trị COVID-19 hay không. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những bệnh nhân vào khoa hồi sức tích cực có nồng độ cao các chỉ số viêm trong huyết tương: “Với diễn biến lâm sàng bệnh gồm ba giai đoạn tự nhiên, đáp ứng miễn dịch bẩm sinh không đủ trong giai đoạn đầu cùng với hệ thống trung gian miễn dịch bị tổn thương do phản ứng miễn dịch bị rối loạn trong giai đoạn thứ hai được coi là những yếu tố quyết định chính dẫn đến các kết cục kém.”

Nếu một chất bổ sung hoặc thuốc có thể hỗ trợ phản ứng miễn dịch trong giai đoạn đầu tiên hoặc thứ hai, nó sẽ có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong của bệnh. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu hồi cứu từ 867 bệnh nhân tại Bệnh viện Khoa Cerrahpasa thuộc Đại học Istanbul.

Các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định mắc COVID-19 nhưng bị loại khỏi nghiên cứu nếu có các bệnh đi kèm liên quan đến thiếu vitamin D, chẳng hạn như ung thư, bệnh thận, bệnh tim mạch hoặc các bệnh tự miễn dịch. Mỗi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng virus và một số được điều trị bằng thuốc kháng cytokine. Các kết cục lâm sàng được đo dựa trên tình trạng vitamin D huyết thanh.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành 4 nhóm tùy theo mức độ 25-OHD trong huyết thanh. Dữ liệu cho thấy nguy cơ nằm viện lâu hơn 8 ngày cao hơn 1.9 lần ở 3 trong số 4 nhóm.

Phần thứ hai được thiết kế như một nghiên cứu tiến cứu trên 210 người được chẩn đoán mắc COVID-19. Các nhà nghiên cứu cũng nhận vào 23 người khỏe mạnh. Trong nhóm này, có 163 người tham gia có mức 25-OHD huyết thanh dưới 30ng/mL. Những người này được điều trị bằng vitamin D3 theo phác đồ dựa trên bằng chứng từ các tài liệu trước đây.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng vitamin D3 dựa trên việc bệnh nhân thuộc đối tượng nội trú hay nằm trong khoa hồi sức tích cực. Tổng thời gian sử dụng vitamin D cho bệnh nhân nội trú là 14 ngày, và bệnh nhân thuộc khoa hồi sức tích cực là 3 ngày.

Các nhà nghiên cứu đã đo [mức vitamin D] trong mẫu máu ngoại vi ở tất cả các bệnh nhân từ ngày 1 đến ngày 3 trước khi điều trị, và ngày 7 và ngày 14 sau điều trị. Những người tham gia trong nhóm tiến cứu cũng được điều trị theo hướng dẫn quốc gia hiện hành, mà tại thời điểm đó không khuyến cáo bổ sung vitamin D.

Phác đồ điều trị đã làm tăng đáng kể mức 25-OHD huyết thanh lên trên 30ng/mL trong vòng hai tuần ở những người được can thiệp. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng điều trị bằng vitamin D đã rút ngắn thời gian nhập viện ở những người bị COVID-19, ngay cả khi có các bệnh đi kèm.

Họ kết luận như sau:

“Điều trị bằng vitamin D làm giảm tỷ lệ tử vong xuống 2.14 lần. Việc bổ sung vitamin D được chứng minh là có hiệu quả trên các thông số mục tiêu khác nhau. Do đó, vitamin D là một chỉ số quan trọng đối với bệnh COVID-19. Nồng độ vitamin D trong huyết thanh và các phân tích tương quan giữa các chỉ số đã xác nhận suy luận này.”

Các dấu hiệu hàng đầu cho thấy bạn có thể bị thiếu vitamin D

Cách duy nhất để xác định tình trạng thiếu vitamin D là xét nghiệm máu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu và triệu chứng chung cho thấy bạn nên đi xét nghiệm vitamin D sớm hơn:

  • Đau cơ xương hoặc nhức xương liên tục
  • Mắc bệnh hoặc nhiễm trùng thường xuyên
  • Các triệu chứng thần kinh, bao gồm cả trầm cảm
  • Mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày
  • Đổ mồ hôi vùng đầu

Một trong những cách dễ dàng nhất và tiết kiệm chi phí nhất để đo mức vitamin D của bạn là tham gia vào chương trình Grassroots Health d*action. Đây là một chương trình kiểm tra vitamin D, trong đó xét nghiệm máu được lấy tại nhà của bạn và kết quả được gửi trực tiếp đến cho bạn.

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có nhiều sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.

Vương Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn