Căng thẳng khiến bạn già đi! 10 cách giúp giảm stress

Những người bị stress (căng thẳng thần kinh) rất dễ trở nên già đi. Điều này cần bắt đầu nói từ hai khía cạnh.

Căng thẳng làm cho vẻ ngoài trở nên già đi. Khi áp lực cao, một lượng lớn các gốc tự do sẽ được sản sinh ra ở trong cơ thể, giới y học cho rằng gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tổn thương cơ thể và lão hóa da do phản ứng oxy hóa. Có thể nhận thấy Stress từ “khuôn mặt”, dung mạo bề ngoài tương đối già nua.

Stress cũng khiến các chức năng của thân thể bị lão hóa. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng stress trong thời gian dài sẽ ức chế hệ thần kinh tự chủ và khả năng miễn dịch, dẫn đến chức năng của nhiều cơ quan nội tạng bị thoái hóa. Về lâu dài, nó sẽ gây ra các bệnh như xơ cứng động mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh tim, đột quỵ v.v.

Những người trưởng thành khoảng 30-40 tuổi thường đã trải qua các loại stress khác nhau.

Người trưởng thành khoảng 30 tuổi có thể vừa mới tốt nghiệp (thạc sĩ hoặc tiến sĩ) và bước vào xã hội, có thể vừa thành lập một doanh nghiệp, bắt đầu có kế hoạch mua nhà, mua xe hơi, kết hôn, có con, và đối mặt với sự cạnh tranh ở nơi làm việc. Người trung niên khoảng 40 tuổi có lẽ đã có một chút thành tựu, nhưng không bằng lòng với hiện trạng và muốn thay đổi; gia đình và hôn nhân gặp trở ngại; hoặc gặp nhiều áp lực khác nhau như chuyện học hành của con cái, sự thăng tiến trong sự nghiệp, và gánh nặng tài chính của các khoản vay…

Stress gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với thân thể

Stress trong thời gian dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau đối với cơ thể. Phổ biến nhất là rối loạn hệ thống thần kinh tự chủ gây nên các triệu chứng của các cơ quan nội tạng như sau:

Hệ thần kinh sọ não: Chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi.

Hệ thống lồng ngực: Các biểu hiện vấn đề về tim như nhịp tim nhanh và huyết áp tăng cao; các biểu hiện vấn đề về phổi như tức ngực, đau ngực và thở khò khè nhẹ.

Hệ tiêu hóa: Đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, hội chứng ruột kích thích, ăn không tiêu, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày.

Hệ tiết niệu: Đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp.

Hệ sinh sản: Không có ham muốn tình dục, không dễ dàng để cương cứng.

Hệ tai mũi họng: Ù tai, cảm giác như có dị vật trong cổ họng. 

Hệ da: Viêm nang lông, viêm da tiết bã, ngứa da, nổi mề đay.

Hệ xương khớp: Tê bì tứ chi, đau mỏi cơ vai gáy.

Hệ thống sản phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, hội chứng mãn kinh sớm, vô sinh. 

Hệ thống miễn dịch: Khả năng phòng vệ của cơ thể trở nên suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh.

Những triệu chứng khác: Loét miệng, rụng tóc, mí mắt co giật, v.v.

Vận động mạnh hay từ tốn đều có thể giải tỏa stress

Vận động là một cách tuyệt vời để giảm stress. Vận động bao gồm vận động mạnh và vận động chậm, từ tốn với các động tác chậm rãi.

Vận động mạnh như chạy, bơi lội, leo núi và các môn như bóng đá, bóng rổ v.v. đều sẽ khiến tốc độ tuần hoàn máu tăng nhanh, ngực thở gấp, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau nhức cơ thể, v.v. làm tăng chức năng tim phổi, đồng thời não sẽ tiết ra morphin, từ đó làm giảm stress. 

Tôi có một người bạn là trưởng phòng, anh ấy hàng ngày có khối lượng công việc rất nặng. Bảng đánh giá làm thêm giờ trong năm nay cho thấy bạn tôi là người có trọng trách rất cao. Anh ấy thường sử dụng thời gian sau khi tan sở để chạy khoảng 10km để ra mồ hôi nhằm giảm bớt áp lực công việc, cuối cùng trạng thái thể chất và tinh thần của anh đã được cải thiện.

Các loại vận động chậm như yoga, thái cực quyền… thường là những chuyển động ở cường độ thấp và nhịp độ chậm. Đây là loại vận động kéo căng có thể tập trung cơ thể và tâm trí vào làm một, có lợi cho việc thúc đẩy lưu thông máu, có tác dụng rèn luyện các khớp, cơ, cơ quan nội tạng và tư duy. Chúng giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, học được cách thở và cách suy nghĩ.

Còn ở các môn tu luyện khí công, chẳng hạn như Pháp Luân Công, các động tác cũng là hoãn, mạn, viên, thậm chí là bất động và tĩnh chỉ. Tuy nhiên khác với việc vận động đơn thuần, tu luyện khí công tập trung vào việc tu dưỡng tâm tính và nâng cao cảnh giới đạo đức. Khi tâm tính đề cao, các yếu tố tâm lý gây ra căng thẳng sẽ không còn nữa, stress tự nhiên sẽ tiêu tan.

Tác giả bài viết đã tu luyện Pháp Luân Công được 15 năm, tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để tu tâm, thông qua luyện công để tu thân, cuộc sống mỗi ngày đều cảm thấy hài lòng, vui vẻ thoải mái. Một bệnh nhân cũng là một người bạn của tôi đã từng nói với tôi rằng, “Bác sĩ Lâm, tôi hoàn toàn không nghĩ rằng ông đã 56 tuổi, không có nếp nhăn, cũng không có nhiều tóc bạc, giống như chỉ mới hơn 40 vậy”

Cách giảm stress
Ở các môn tu luyện khí công, chẳng hạn như Pháp Luân Công, các động tác cũng là hoãn, mạn, viên, thậm chí là bất động và tĩnh chỉ. Tuy nhiên khác với việc vận động đơn thuần, Pháp Luân Công tập trung vào việc tu dưỡng tâm tính và nâng cao cảnh giới đạo đức. Khi tâm tính đề cao, stress tự nhiên cũng sẽ tiêu tan. (Ảnh: Epoch Times)

10 cách giúp xả stress giúp bạn trẻ ra 

  1. Thực hiện các bài tập “cả động và tĩnh”

Bất kể là loại vận động nào, tiền đề là phải có hứng thú, nếu không cũng sẽ không khiến bạn vui vẻ. Khuyến khích bạn nên đa dạng hóa, nếu cứ phụ thuộc vào một loại vận động duy nhất trong thời gian dài, thì ngược lại có thể sẽ dẫn đến chấn thương khi vận động. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng, mỗi tuần nên tập 150 phút thể dục cường độ trung bình hoặc 75 phút thể dục nhịp điệu cường độ mạnh, và hai buổi tập tạ. Vì vậy, cá nhân tôi khuyên bạn nên tập thể dục nhịp điệu + tập tạ theo tỷ lệ từng phần; nếu tập thể thao thì khuyến nghị “cả động và tĩnh”:

  • Tập các loại vận động để tăng cường chức năng tim phổi như khiêu vũ, leo núi, đi bộ, đạp xe, bơi lội; kết hợp với các bài tập để tăng cường sức mạnh cơ bắp như tập squat, nâng tạ v.v.
  • Thái Cực Quyền, Pháp Luân Công, yoga, v.v. đều được công nhận là những phương pháp rèn luyện thân thể an toàn và hiệu quả.

  1. Hít thở sâu: Thở bằng bụng có thể giúp làm dịu căng thẳng.
  2. Hát, nghe nhạc, xem biểu diễn, xem các chương trình có màu sắc tươi sáng: Âm nhạc có năng lượng tích cực, chẳng hạn như nhạc cổ điển hoặc giai điệu tiết tấu chậm, hoặc xem các chương trình có màu sắc khiến người ta phấn chấn, cũng có thể giúp thư giãn và giảm stress.

Cách giảm stress
Âm nhạc mang năng lượng tích cực, chẳng hạn như nhạc cổ điển, có thể giúp thư giãn và giảm stress. (Ảnh: Shutterstock)
  1. Đi tắm hoặc ngâm mình trong suối nước nóng: Việc này giúp thúc đẩy lưu thông máu toàn thân và giải phóng căng thẳng.
  2. Tiếp xúc gần hơn với thiên nhiên: Đi ra ngoài trời theo nhóm ba hoặc năm người, hít thở không khí trong lành và thư giãn cảm xúc.
  3. Massage toàn thân: Thông qua liệu pháp xoa bóp có thể ảnh hưởng đến sinh hóa của cơ thể, giúp giảm trầm cảm và lo lắng.
  4. Tương tác với các loài động vật như mèo, chó, thỏ, cá: Đây cũng là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng.
  5. Có một cái ôm từ người thân hoặc ngồi một chút trên xích đu: Ngồi trên xích đu và đung đưa nhẹ nhàng có thể giải phóng endorphin, giúp cải thiện tâm trạng, thậm chí là giảm đau.
  6. Tĩnh tọa, thiền định: Có rất nhiều lợi ích như giúp chống lại căng thẳng, làm chậm lão hóa, phấn chấn tinh thần, nâng cao trí nhớ, cải thiện giấc ngủ và giảm thiểu bệnh tật.
  7. Luôn giữ thiện niệm và tinh thần vui vẻ: Trong công việc hay khi tiếp xúc với mọi người, hãy luôn giữ nụ cười trên môi, đối mặt với mọi việc với tinh thần trong sáng và cởi mở.

Tác giả: Lâm Húc Hoa (bác sĩ gia đình)
Lý Thanh Phong biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn