Câu chuyện về Tam Khương và sự ra đời của các sản phẩm chế biến từ gừng

Kế thừa lịch sử và văn hóa của gừng, Tam Khương phát triển các trị liệu từ gừng để giữ gìn sức khỏe, tất cả đều được làm thủ công cùng quy trình kỹ lưỡng.

sản phâm tam khương từ gừng
(Ảnh The Epoch Times)

Nguồn gốc của gừng

Theo truyền thuyết, gừng  được Thần Nông phát hiện và đặt tên. Đương thời khi đến Nam Sơn hái thuốc, Thần Nông vô tình ăn phải nấm độc, bụng đau như cắt, không có thuốc nào giảm đau được nên ngất xỉu. Bỗng nhiên, có một mùi thơm mạnh mẽ khiến ông tỉnh lại. Ông nhìn thấy một ngọn cỏ xanh tươi mọc ở  nơi ông nằm và sau khi ngửi mùi hương này một lần nữa, ông cảm thấy đầu hết choáng váng và ngực không còn mệt nữa.

Thần Nông liền nhổ một chùm rễ cho vào miệng nhai, cảm thấy có vị thơm, cay và mát. Trong chốc lát, bụng ông sôi ùng ục và sau khi tiêu chảy, thì cơ thể đã hoàn toàn hồi phục. Ông thấy loại cỏ này đã giúp ông sống lại, nên muốn đặt cho nó một cái tên hay. Vì Thần Nông họ Khương, nên đã đặt tên là “Sinh khương” hay gừng, với ý nghĩa là nó đã làm cho Thần Nông sống lại một cách kỳ diệu.

Gừng có chứa Gingerol, alkene, phenol và ketone. Gừng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống nấm và chống virus rất tốt nên có thể dùng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh và cải thiện sức khỏe [1]. Tuy nhiên, gừng khi được nấu chín có nhiều vị thuốc hơn gừng sống. Vậy làm sao có thể phát huy hết tác dụng của gừng nấu chín? Xin được giới thiệu về cửa hiệu Tam Khương.

Nguồn gốc của “Tam Khương” [2]

Bước vào một cửa hàng nhỏ trong tòa nhà công nghiệp Lai Chi Kok, Hongkong bạn sẽ thấy một thanh niên trẻ đang nấu bột gừng hoặc cắt từng lát gừng… Anh ấy sẽ mau chóng đến chào bạn, dáng người cao ráo, cho người ta cảm giác thân thiện, tử tế với giọng điệu từ tốn. Anh ấy là ông chủ Daniel.

Câu chuyện về Tam Khương và sự ra đời của các sản phẩm chế biến từ gừng
Ông chủ Daniel. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Trước đây Daniel có đường tiêu hóa kém, thường xuyên bị đau bụng, tình cờ gặp được chị Quỳnh, dù ở độ tuổi 60 nhưng sức khỏe chị rất tốt và thường làm việc 12 tiếng một ngày. Daniel hỏi chị có bí quyết gì, chị Quỳnh kể rằng hồi còn trẻ thì sức khỏe cũng kém, nhưng đã may mắn gặp được một vị lương y lớn tuổi. Ông đã chỉ cho chị cách chế biến gừng chín, uống nước gừng hãm nấu với táo tàu trong hơn 20 năm nay. Sau đó, Daniel cũng chế biến gừng nấu chín và hãm nước uống, dùng thử một thời gian. Kết quả là nó thực sự cải thiện được tình trạng dạ dày của anh.

Daniel thấy mình cải thiện được vóc dáng và đường tiêu hóa sau khi ăn gừng nên đã nghĩ đến việc chế biến ra các sản phẩm từ gừng, hy vọng sẽ giúp ích được cho bản thân cũng như những người khác. Daniel cho biết: “Trước đây, khi tôi trông coi giúp nhà hàng của người bạn, anh ấy cũng pha trà gừng cho khách hàng nếm thử. Khách hàng có phản hồi khá tốt và muốn mua, điều này đã cho anh ấy ý tưởng khởi nghiệp…”

Tên quán “Tam Khương” xuất phát từ từ đồng âm của “Sinh Khương”. Chữ “tam” cũng đại diện cho ba người rất quan trọng đối với anh, đó là chị Quỳnh, người đã dạy anh cách nấu gừng và cha mẹ đã giúp anh rất nhiều trong công việc kinh doanh. Ban đầu  trong quá trình thử nghiệm, anh nhận được rất nhiều đơn đặt hàng, nhưng lại quá bận rộn và có rất ít nhân viên, nên anh đã phải nhờ bố mẹ giúp cắt táo tàu và khử trùng chai lọ, đến cuối cùng đã sản xuất được mẻ gừng đầu tiên.

Lựa chọn bằng trái tim và tôn trọng nghề thủ công truyền thống

Tất cả các sản phẩm gừng đều sử dụng gừng vàng nhỏ tự nhiên, mang lại độ cay và chất lượng cao hơn. Gần 50 kg gừng được chế biến mỗi ngày, gừng được nấu chín qua 6 quy trình rửa sạch, sàng lọc, hấp chín, cắt lát, sấy khô và nghiền nhỏ. Sau công đoạn hấp và sấy khô, gừng được loại bỏ phần héo khô và lựa chọn dược tính. Gừng tươi ban đầu có màu trắng hơn, còn gừng sau khi hấp và sấy khô có màu vàng kim. Daniel chỉ ra: “Gừng hấp có thể loại bỏ độ khô và nâng cao hiệu quả. Gừng có chứa Gingerol, alkene phenol và gingerol. Vì gingerol có dược tính cao hơn nên gừng nấu chín sẽ hiệu quả hơn gừng tươi gấp 15 đến 22 lần.”

chế biến sản phẩm từ gừng
Gừng vàng. (Ảnh do tác giả cung cấp)
sản phẩm từ gừng
Gừng cắt lát nấu chín. (Ảnh do tác giả cung cấp)
các sản phẩm từ gừng
Cao gừng. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Tam Khương nấu gừng cùng cao táo tàu miền nam và cao táo tàu đỏ. Chúng cũng là hai sản phẩm bán chạy nhất, có tác dụng bổ huyết và dưỡng khí. Quá trình làm cao là phức tạp nhất. “Để làm ra cao gừng phải mất hai ngày. Rửa, hấp và cắt gừng tốn từ 4 đến 5 giờ, tiếp theo phải mất 16 giờ để chúng khô hoàn toàn. Sau đó, bắt đầu đun sôi và khuấy đều trong vòng hai tiếng khi nó còn ở dạng sệt. Trong thời gian này phải khuấy liên tục vì hễ dừng tay thì cao sẽ bị cháy”.

Mùa hè cũng là mùa nên ăn gừng

Daniel chỉ ra rằng từ khi cơ thể khỏe mạnh, anh bắt đầu nghiên cứu sâu về các liệu pháp từ gừng. Anh nhận thấy từ xưa đến nay, có rất nhiều tác phẩm kinh điển trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc và phương Tây đều nghiên cứu về gừng và tìm ra các công dụng của nó: giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh mãn tính, chống lão hóa, làm ấm cơ thể, xua tan cảm lạnh và bồi dưỡng khí huyết. Nhiều người uống trà gừng để làm ấm cơ thể vào mùa đông, nhưng thực tế mùa hè là mùa cần ăn gừng. Bệnh mùa đông được điều trị vào mùa hè, mùa hè có nhiệt độ cao, thân nhiệt thường thấp hơn do thói quen sinh hoạt. Gừng có thể ngăn ngừa các bệnh do sự chênh lệch quá mức giữa nhiệt độ bên trong và bên ngoài. Đặc biệt thời nay người Hồng Kông thường xuyên dùng máy điều hòa, uống nước giải khát ướp lạnh, nghiện đồ ngọt và ngủ muộn… đều là những thói quen dễ gây lạnh cho cơ thể. Người bị nhiễm lạnh thì cơ thể thường mệt mỏi, thiếu năng lượng, thiếu tinh thần, ngoài ra có thể gây ra chứng lạnh tử cung, vô sinh và các bệnh lý phụ khác. Nếu bị buồn nôn hoặc say tàu xe khi mang thai, bạn có thể uống một chút gừng để hết cảm thấy buồn nôn và chóng mặt. Tuy nhiên, việc ăn gừng còn tùy thuộc vào thể chất, người có thân nhiệt cao có thể uống một cốc trong hai, ba ngày để điều hòa, khử ẩm; còn người có thân nhiệt thấp có thể uống một hai cốc mỗi ngày. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là nên uống vào buổi sáng hơn buổi tối, uống vào buổi sáng có tác dụng bổ dương khí, tỉnh táo, hiệu quả tốt hơn.

Gừng nấu chín có thể được dùng cho các mục đích khác

Daniel cho biết: “Ngoài cao gừng nấu cùng táo tàu khô và tươi, tiệm còn sản xuất bột gừng chín, gừng lát chín và trà gừng túi lọc. Cao gừng có thể khuấy nước uống hoặc ăn trực tiếp, các lát gừng có thể dùng để nấu canh. Ngoài việc nấu ăn và pha trà, bột gừng có thể được thêm vào trà sữa, cà phê hoặc đồ uống, làm phong phú thêm các lựa chọn.”

Ngành kinh doanh gừng đã nhiều lần được công nhận

Daniel cho biết từ khi bắt đầu kinh doanh, anh đã kết bạn với rất nhiều khách hàng. Sau khi sử dụng, họ sẽ chia sẻ với anh về tình trạng sức khỏe của mình đã được cải thiện như thế nào. Họ cũng gửi lời cảm ơn anh đã làm ra những sản phẩm có lợi cho khách hàng. Đồng thời, họ còn tặng anh các món quà nhân dịp năm mới. Vì vậy, Daniel cũng cung cấp nhiều chương trình giảm giá để đáp lễ với khách hàng, qua các hình thức mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, gửi thư và giao hàng, tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng khi mua các sản phẩm từ gừng.

Trong tương lai, Daniel hy vọng sẽ mở rộng công việc kinh doanh và quảng bá văn hóa truyền thống. Hiện tại, thịt lợn hầm gừng đã được sản xuất để khách hàng nếm thử và bắt đầu mở bán, đồng thời sẽ giới thiệu thêm món trứng gà Tử Giang, siro gừng… để thu hút nhiều khách hàng. Tam Khương cũng tung ra sản phẩm không chứa gừng: “Nhiều người nghĩ rằng mùa hè rất nóng và không muốn ăn gừng. Vì vậy chúng tôi đã sử dụng gần 50kg táo tàu, tốn khoảng 9 tháng để thử nghiệm một loại nước hầm gồm có vỏ quýt khô và táo tàu, là một sản phẩm ôn hòa có tác dụng bổ huyết.”

【1】. Giá trị sức khỏe của gừng đối với cơ thể con người

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3665023/ 

【2】. Trang web Sajiang www.3sajiang.com 

Táo tàu hầm
Táo tàu hầm. Công dụng: thanh nhiệt, dưỡng phổi, thúc đẩy cơ thể tiết dịch, làm dịu cơn khát, bổ huyết, làm đẹp. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Bột gừng nấu thủ công tự nhiên
Bột gừng nấu thủ công tự nhiên. Công dụng: khử trùng tiêu độc, dưỡng huyết, dưỡng khí, nâng cao thân nhiệt, tăng cường miễn dịch, gừng nấu chín mạnh gấp 15-22 lần gừng tươi. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Gừng thái lát nấu chín
Gừng thái lát nấu chín. Công dụng: tránh gió, cảm mạo, cải thiện khả năng phòng vệ của phổi. Có thể nấu canh, xào rau củ, uống trà. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Cao gừng nấu táo tàu
Cao gừng nấu táo tàu. Công dụng: dưỡng huyết, dưỡng khí, làm dịu chứng khó chịu ở phụ nữ, lãnh cảm, dưỡng nhan, làm ấm cơ thể, chống lạnh, điều hòa tiêu hóa và dạ dày, nâng cao sức đề kháng, cải thiện chứng lạnh tay chân, phụ nữ sau khi sinh, dùng được cho cả nam và nữ, uống vào buổi sáng hiệu quả tốt hơn. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Gừng nấu táo tàu khô
Gừng nấu táo tàu khô. Công dụng: bổ nhưng không khô, dưỡng huyết, dưỡng tóc đen, dưỡng tỳ vị, an khí ruột, dưỡng tim phổi, giảm ho, bổ ngũ tạng, trị suy kiệt. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Trà ô long gừng hoa quế
Trà ô long gừng hoa quế. Công dụng: sản sinh ra chất dịch trong cơ thể để làm dịu cơn khát, giảm mệt mỏi, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm đẹp, giảm béo và giải độc, hạ sốt, thanh nhiệt và khử trùng, tiêu hàn, giải rượu, phòng bệnh, chữa bệnh mãn tính, chống lão hóa, chống tam cao (cao huyết áp, đường máu cao, và mỡ máu cao). (Ảnh do tác giả cung cấp)
Trà Ô Long gừng hoa hồng
Trà Ô Long gừng hoa hồng. Công dụng: Sản sinh ra chất dịch trong cơ thể để làm dịu cơn khát và loại bỏ chất nhờn, làm dịu tinh thần và giảm mệt mỏi, bổ huyết, làm đẹp, giảm béo, giải độc, hạ sốt, chống nóng và khử trùng, tiêu hàn, giải rượu, ngăn ngừa bệnh tật, chống lại các bệnh mãn tính, chống lão hóa, chống tam cao (cao huyết áp, đường máu cao và mỡ máu cao). (Ảnh do tác giả cung cấp)
Vỏ quýt nấu trà gừng
Vỏ quýt nấu trà gừng. Công dụng: Sản sinh chất dịch trong cơ thể làm dịu cơn khát và tiêu nhờn, giải cảm. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Trà đen nấu gừng
Trà đen nấu gừng. Công dụng: giảm cân, tiêu mỡ, tăng thân nhiệt, khử lạnh, khử ẩm, nâng cao thể lực bằng cách uống hàng ngày. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Những lời chia sẻ từ khách hàng:

Chiyinn Chan nhận xét:

Cao gừng rất tinh khiết, dịu nhẹ hơn các nhãn hiệu khác và đủ độ cay.

Arlene Tang nhận xét:

Bác sĩ Yuen Long TCM giới thiệu tôi mua ở cửa hàng này, bác sĩ nói tôi có khí ẩm nhiều nên cần mua để uống, thấy hiệu quả sau khi uống, vị không quá ngọt, rất ngon.

Ann Yu nhận xét:

Tôi mua cho mẹ, mẹ tôi sinh lực kém, uống được một thời gian. Táo tàu bổ máu nên cũng lên tinh thần, rất tốt.

Zhuiling Wong nhận xét:

Từ nhỏ đến giờ tay chân tôi đều bị lạnh, sau khi uống cảm thấy thực sự được cải thiện, khí huyết tốt lên, chân ấm hơn khi ngủ, giờ đang uống tiếp lọ thứ 3.

Cửa hàng 7-8, G / F, Tòa nhà công nghiệp Wing Shing, 588-592 Castle Peak Road, Cheung Sha Wan, Kowloon (gần Lai Chi Kok Exit B1)

Điện thoại: (852) 9227 1915

Trang web: www.3sajiang.com

Theo Epoch Times tiếng Trung
Chen Wenqi
Minh Sơn biên dịch

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn