Chóng mặt, dễ mệt mỏi có phải do khí ẩm trong cơ thể?

Tục ngữ có câu: “Thiên hàn dịch trừ, nhất thấp nan khứ”, nghĩa là Một ngàn phần hàn dễ loại bỏ, nhưng một phần thấp cũng khó thải ra.

Như vậy, trong cơ thể con người nơi nào sinh ra khí ẩm (thấp khí)? Theo Trung y, tỳ (lách) giúp vận hóa thủy thấp, khi Tỳ dương không được đầy đủ sẽ sinh ra thấp khí gây chóng mặt, nặng đầu, cảm giác lười và mệt mỏi, làm việc gì cũng không có tinh thần.

Nguyên nhân tích lũy khí ẩm

Tỳ dương hư là nguyên nhân chủ yếu làm tích lũy khí ẩm trong cơ thể. Như vậy vì sao Tỳ dương hư lại xuất hiện? Có 5 nguyên nhân gây ra Tỳ dương hư, dễ tích lũy khí ẩm như sau:

  1. “Thiên sinh Tỳ dương hư”. Nhóm người này lúc sinh ra đã có thể chất Tỳ dương hư. Người thuộc nhóm này cầnăn thực ăn hoặc uống thuốc để bồi bổ.
  2. Hàng ngày dùng thức ăn, thức uống có đá lạnh hoặc có tính hàn, sẽ tạo thành Tỳ dương hư, làm cho khí ẩm tích tụ bên trong cơ thể.
  3. Ăn uống không điều độ, lúc thì no quá, lúc thì đói quá. Có thói quen bỏ bữa, trong lúc rất đói lại đi ăn thức ăn lạnh hoặc thức ăn có tính mát.
  4. Mệt nhọc căng thẳng quá độ hay cơ thể có bệnh lâu ngày không khỏi, đều có thể gây ra Tỳ dương hư.
  5. Vận động ít, ngồi lâu, ở phòng máy lạnh, phòng không thông gió.

Triệu chứng của khí ẩm trong cơ thể nặng

Chóng mặt, mệt mỏi là những dấu hiệu xuất hiện khi khí ẩm trong cơ thể nặng. Trong cơ thể, thấp khí nặng thường có biểu hiện là: chóng mặt, nặng đầu, tay chân mệt mỏi, nặng người và đau nhức, buồn bực, bụng trướng, buồn nôn, không có cảm giác thèm ăn, đại tiện loãng nhão, bựa lưỡi trắng hoặc vàng dày.

Những người có thấp khí nặng trong sinh hoạt hàng ngày thường có những triệu chứng sau:

  • Buổi sáng khi thức dậy cảm thấy nặng đầu, có cảm giác mông lung, toàn thân không có khí lực, không muốn hoạt động, như có thứ gì đó bao bọc thân thể.
  • Sau khi thức dậy, khi đánh răng cảm giác trong cổ họng có vật gì, có chút buồn nôn, có thể nôn ra một ít chất dính dính.
  • Không có cảm giác đói rõ rệt, không thèm ăn, trong lúc ăn cơm cảm giác có chút buồn nôn, ăn một chút vào thì cảm giác có vật gì đó ở trong dạ dày.
  • Lúc đi cầu, phân không có hình khối, dính trên bồn cầu xông nước mà không đi.

Ngoài ra, quan sát bề ngoài thân thể cũng có thể phán đoán bản thân có bị tỳ hư, có thấp khí hay không:

  • Trong lúc cơ thể thả lỏng, đưa lưỡi ra trước thì trông thấy một lớp bựa lưỡi dày màu trắng hoặc là màu vàng nhạt, bên cạnh lưỡi còn có dấu răng.
  • Bọng mắt nặng.
  • Sắc mặt vàng, trông ảm đạm, bờ môi không có màu máu, thường xuyên khô tróc da.
  • Vành tai mỏng mà vàng.

Nếu như bạn có từ ba dấu hiệu trở lên, điều này nói lên thấp khí đã tích lũy trong thân thể. Nên đến gặp bác sĩ Trung y hoặc chú ý bảo vệ Tỳ dương, điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt.

3 cách phòng ngừa khí ẩm tích tụ

1. Dùng bữa đúng giờ, thức ăn thanh đạm. Mỗi ngày ba bữa ăn đúng giờ, nên dùng các loại rau quả như: ý dĩ, đậu lăng, xích tiểu đậu, giá đỗ, đu đủ, bí đao, sơn dược, khoai tây, khoai lang.

2. Tránh ăn quá nhiều thức ăn dễ tích tụ thấp khí như sau:

  • Thức uống lạnh, có đá
  • Thực phẩm có tính mát, thiên hàn
  • Thực phẩm chiên dầu, nướng, cay
  • Thực phẩm có lượng đường quá cao
  • Rượu

3. Vận động nhiều để thải mồ hôi.

Thầy thuốc Đàm Vĩ – Thầy thuốc Trung y tại Công ty Y dược cổ truyền Đồng Đức Đường, – New Zealand.

Mục Giản chỉnh lý
Lí Thanh Phong biên tập
Bách Hợp & Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn