Chụp nhũ ảnh sàng lọc ung thư sớm cho phụ nữ ở độ tuổi 40 không mang lại lợi ích

Một nghiên cứu gần đây đã khơi mào lại cuộc tranh luận xuất phát từ hậu quả của việc tầm soát ung thư vú quá mức bằng nhũ ảnh.

Chụp nhũ ảnh sàng lọc ung thư sớm cho phụ nữ ở độ tuổi 40 không mang lại lợi ích
Ảnh: GagliardiPhotography/Shutterstock

Chương trình tầm soát ung thư vú của NHS là “một công việc tốn kém của một nhóm công chúng không có triệu chứng gây ra chấn thương về tâm lý và thể chất. Chương trình này chỉ tập trung vào một số ít phụ nữ được hưởng lợi, hay nói cách khác, là những người được cứu sống mà bỏ qua hàng trăm phụ nữ đã phải trải qua quá trình này với tổn hại tâm lý. Tôi thấy là nó mất cân bằng, mất cân đối và cần phải xem xét lại trong thời điểm hiện tại.”

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Oncology, các nhà khoa học đã phân tích tính hiệu quả của việc tầm soát ung thư vú tại Anh quốc. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chụp nhũ ảnh bắt đầu ở tuổi 40 hoặc 41, thay vì ở độ tuổi 50 được khuyến nghị bởi cục Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia Anh Quốc (NHS), có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú.

Họ lưu ý rằng một nghiên cứu năm 2010 đã phát hiện việc khám sàng lọc sớm ở độ tuổi 40 hoặc 41 đến 48 cho ra kết quả với tỷ lệ dương tính giả lê đến 18,1% dẫn đến việc xét nghiệm tế bào học và sinh thiết phẫu thuật và không phẫu thuật ở những phụ nữ thực sự không bị ung thư. Mặc dù vậy, họ vẫn báo cáo rằng nghiên cứu của riêng họ cho thấy theo thống kê tỷ lệ tử vong giảm trong 10 năm đầu tiên.

Các chuyên gia khác nhận thấy dữ liệu từ nghiên cứu này không có sự khác biệt về khía cạnh số liệu thống kê và thậm chí chính các nhà nghiên cứu của dự án này cũng cho biết là “mức giảm tuyệt đối vẫn được giữ nguyên không đổi”. Họ cũng thừa nhận rằng “sau hơn 10 năm theo dõi, không quan sát thấy có sự giảm đáng kể nào” “nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể nào” về số ca tử vong do ung thư vú – đúng như lời những người chỉ trích họ đã nói.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 73% phụ nữ trên 45 tuổi đã được chụp nhũ ảnh trong vòng hai năm qua. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ phần trăm này chiếm một số lượng áp đảo phụ nữ. Có 61,91 triệu phụ nữ từ 40 đến 70 tuổi vào tháng 7 năm 2019.

Giả sử một phụ nữ ngừng chụp nhũ ảnh ở tuổi 70, có thể có 45,19 triệu phụ nữ đã chụp nhũ ảnh trong hai năm qua. Nếu bạn tính chi phí trung bình của một lần chụp nhũ ảnh là 100 đô la, thì tổng doanh thu có thể đem về gần 4,5 tỷ đô la. Mặc dù phần chi phí bạn phải tự trả có thể không đến 100 đô la cho mỗi lần kiểm tra, nhưng cũng phải có ai đó trả tiền phí này.

Đây có thể là một lời giải thích cho việc tại sao phụ nữ vẫn tiếp tục được khuyến nghị chụp nhũ ảnh sàng lọc khối u ở vú, mặc dù thiếu bằng chứng cho thấy những xét nghiệm này có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và ngược lại có bằng chứng cho thấy trên thực tế việc kiểm tra quá thường xuyên có thể gây ra tác hại.

Không có câu trả lời từ nghiên cứu mới về chụp nhũ ảnh sớm

Thử nghiệm dựa trên độ tuổi được thực hiện tại Anh quốc được thiết kế để so sánh hình ảnh chụp nhũ ảnh hàng năm và tỷ lệ tử vong do ung thư ở những phụ nữ bắt đầu làm xét nghiệm ở tuổi 40 với những người bắt đầu ở tuổi 50. Kết quả đầu tiên của cuộc thử nghiệm đã được công bố trên tạp chí The Lancet vào năm 2015 sau 17 năm theo dõi.

Nghiên cứu từ tháng 10 năm 1990 đến tháng 9 năm 1997 trên 160.921 phụ nữ. Trong số những phụ nữ này, 53.883 phụ nữ tham gia nhóm can thiệp, trong đó họ được chụp nhũ ảnh gần như hàng năm cho đến khi 48 tuổi. 106.953 phụ nữ khác trong nhóm kiểm soát được chăm sóc y tế bình thường, và họ đã không chụp nhũ ảnh cho đến khi họ ở tuổi ít nhất 50.

Các kết quả được công bố sau thời gian theo dõi trung bình trong 17 năm cũng tương tự như những kết quả được công bố 5 năm sau đó trong đợt kết quả cuối cùng. Trong khi những người tham gia được chỉ định vào nhóm can thiệp hoặc nhóm kiểm soát một cách ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu đã chọn ra 33,5% người trong nhóm can thiệp và 66,5% người trong nhóm kiểm soát.

Từ lúc nghiên cứu bắt đầu cho đến ngày 28 tháng 2 năm 2017, những phụ nữ này trung bình là đã được theo dõi 22,8 năm. Trong thời gian này, các nhà nghiên cứu tin rằng số liệu thống kê của họ cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư vú tuy giảm sau 10 năm theo dõi nhưng không giảm đáng kể sau độ tuổi 50.

Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng giải thích kết quả giống nhau. Một bài báo được xuất bản trên BMJ có tiêu đề “Ung thư vú: Nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ thực hiện việc tầm soát ở độ tuổi 40 đã cứu sống được bản thân họ” lại chứng minh điều ngược lại, theo các nhà phê bình. Ý kiến ​​thứ hai đã được đăng trên The Lancet, trong đó tác giả nói:

“Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong do ung thư vú được tìm thấy giữa nhóm người bắt đầu chụp nhũ ảnh hàng năm ở độ tuổi 39-41 cho đến khi họ tham gia Chương trình tầm soát ung thư vú của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) ở tuổi 50-52 với nhóm người không bắt đầu chụp nhũ ảnh cho đến khi họ tham gia Chương trình tầm soát ung thư vú của NHS. ”

“ Nhìn chung không có tỷ lệ tử vong nào giảm ở nhóm can thiệp so với nhóm kiểm soát vào cuối thời gian theo dõi.”

“Một khía cạnh đáng ngạc nhiên trong báo cáo của Duffy và các đồng nghiệp là không có chẩn đoán quá mức về ung thư vú ở một trong hai nhóm khi sàng lọc những người từ 50 tuổi trở lên. Bởi vì chẩn đoán quá mức dường như tăng lên theo độ tuổi, có thể chẩn đoán quá mức xảy ra ở cả hai nhóm sau 50 tuổi, nhưng không thể phát hiện được vì cách thiết kế của thử nghiệm này ”.

Dữ liệu cho thấy tầm soát ở phụ nữ không có triệu chứng không cứu sống được ai cả

Phản hồi thứ ba về bài báo nghiên cứu này, cũng được xuất bản trên BMJ, được viết bởi Hazel Thornton, giáo sư thỉnh giảng danh dự, Khoa khoa học sức khỏe Đại học Leicester. Trong đó, bà cũng nhận thấy các số liệu thống kê không hỗ trợ kết luận. Bà là một nhà phê bình lâu năm về việc tầm soát quá mức và giải thích lý do cho những lời khai của mình trước Ủy ban Y tế Hạ viện Vương quốc Anh về các dịch vụ tầm soát ung thư vú với tư cách là nhân chứng vào năm 1995.

Bà cho rằng Chương trình tầm soát ung thư vú của NHS là “một công việc tốn kém của một nhóm công chúng không có triệu chứng… tạo ra chấn thương về tâm lý và thể chất. Chương trình này chỉ tập trung vào một số phụ nữ được hưởng lợi, hay nói cách khác, là những người được cứu sống mà bỏ qua hàng trăm phụ nữ đã phải trải qua quá trình này với tổn hại tâm lý. Tôi thấy là nó mất cân bằng, mất cân đối và cần phải xem xét lại trong thời điểm hiện tại.”

Có những nhà phê bình cho rằng các lập luận của bà Thornton phóng đại những tác hại tiềm ẩn liên quan đến việc tầm soát ung thư vú quá mức. Tuy nhiên, họ không đưa ra được lời giải thích cho nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tầm soát quá mức và chẩn đoán quá mức ung thư vú là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến cảm xúc lẫn tài chính.

Vào năm 2014, BMJ đã công bố kết quả theo dõi 25 năm từ Nghiên cứu sàng lọc ung thư vú Quốc gia Canada, trong đó các nhà nghiên cứu phát hiện 22% các ca ung thư vú được phát hiện đã bị chẩn đoán quá mức.

Họ kết luận: “Chụp nhũ ảnh hàng năm ở phụ nữ 40-59 tuổi không làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú so với việc khám sức khỏe hoặc chăm sóc thông thường khi liệu pháp bổ trợ cho ung thư vú được cung cấp miễn phí.”

Trong một đánh giá của Cochrane về tài liệu phân tích hiệu quả của chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 8 thử nghiệm đáp ứng các tiêu chí đánh giá, bao gồm 600.000 phụ nữ từ 39 đến 74 tuổi. Sau khi phân tích dữ liệu, họ phát hiện ra rằng – như bà Thornton đã chứng minh –cứ 2.000 phụ nữ được thực hiện tầm soát trên 10 năm thì có một người tránh được tử vong vì ung thư vú, và 10 người sẽ bị điều trị một cách không cần thiết.

Ngoài ra,hơn 200 phụ nữ sẽ phải chịu đựng cảm giác dày vò về mặt tâm lý cũng như cảm giác bấp bênh trong nhiều năm sau khi nhận được kết quả dương tính giả. Một nghiên cứu nhóm được công bố trong Biên niên sử về Y học Nội khoa đã thu hút những người tham gia ở Đan Mạch từ năm 1980 đến 2010.

Họ cũng phát hiện ra việc tầm soát không làm giảm tỷ lệ mắc các khối u đang phát triển và kết luận rằng có khả năng “mỗi 3 khối u xâm lấn và 1 ung thư biểu mô ống dẫn tại chỗ được chẩn đoán là chẩn đoán quá mức (tỷ lệ 48,3%)”.

Chẩn đoán quá mức, điều trị quá mức và phơi nhiễm tia X

Năm 2012, Tạp chí New England Journal of Medicine đã xuất bản một bài báo nghiên cứu của hai nhà khoa học đã xem xét các xu hướng dữ liệu trong hơn 30 năm về tỷ lệ mắc ung thư vú giai đoạn đầu và giai đoạn cuối ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Những gì họ tìm thấy đã gây ra một số tranh cãi, khiến một trong những tác giả phải sản xuất một đoạn video ngắn để giải thích về kết quả.

Các bác sĩ kỳ vọng rằng sẽ tìm ra số lượng lớn hơn các trường hợp ung thư giai đoạn đầu sẽ đi kèm với việc giảm số lượng phụ nữ mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Điều này không đúng, cho thấy có một số lượng đáng kể phụ nữ được chẩn đoán quá mức và rằng “việc khám sàng lọc này cùng lắm chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến tỷ lệ tử vong do ung thư vú”.

Trong video này, người thuyết trình đưa ra quan điểm rằng gần “một nửa trường hợp chẩn đoán ung thư vú bằng nhũ ảnh là chẩn đoán quá mức.” Tác hại của việc chẩn đoán quá mức không chỉ dừng lại ở việc khủng hoảng tâm lý mà nó gây ra cho một người phụ nữ và gia đình của cô ấy. Nó cũng dẫn đến điều trị quá mức và việc điều trị thường bắt đầu bằng việc làm sinh thiết.

Loại sinh thiết phổ biến nhất cho ung thư vú là sinh thiết bằng kim. Bác sĩ có thể lựa chọn giữa chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) hoặc sinh thiết bằng kim lõi của mô vú. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, sinh thiết bằng kim lõi là loại sinh thiết được ưu tiên khi nghi ngờ ung thư vú vì nó lấy được nhiều mô hơn FNA mà không cần phẫu thuật.

Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên tạp chí của họ vào năm 2017 kết luận rằng sinh thiết kim lõi làm tăng nguy cơ di căn xa (sự lây lan của ung thư đến các cơ quan khác) từ 5 đến 15 năm sau khi ung thư vú được chẩn đoán. Điều này xảy ra với tỷ lệ cao hơn ở phụ nữ làm FNA. Một nghiên cứu thứ hai được công bố trước đó đã kết luận cả hai loại sinh thiết đều khiến một phụ nữ có nguy cơ bị di căn, kết luận là:

“Tác động đến khối u nguyên vẹn bằng FNA hoặc sinh thiết lõi bằng kim lớn có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ di căn xa, có lẽ một phần do sự phá vỡ cơ học của khối u gây ra bởi kim.”

Kết quả dương tính giả khi chụp nhũ ảnh đã tiêu tốn của Hoa Kỳ 4 tỷ đô la mỗi năm khi việc điều trị được bắt đầu bởi một chẩn đoán sai, bao gồm cả việc hóa trị và cắt bỏ vú, chỉ để phát hiện ra rằng khối u là lành tính. Điều này đặt lên vai người phụ nữ và gia đình cô ấy một gánh nặng về cảm xúc, tinh thần và tài chính.

Bản thân việc chụp nhũ ảnh cũng không phải là không có rủi ro. Chụp nhũ ảnh sử dụng tia X với bức xạ ion hóa liều lượng tương đối cao, điều này sẽ góp phần vào sự phát triển của ung thư vú. Trong một nghiên cứu năm 2016, các tác giả viết, “Bức xạ ion hóa được sử dụng trong chụp nhũ ảnh X-quang liều thấp có thể liên quan đến nguy cơ phát sinh ung thư do bức xạ.”

Theo một nghiên cứu, việc tầm soát hàng năm bằng chụp nhũ ảnh kỹ thuật số hoặc phim màn hình ở phụ nữ từ 40 đến 80 tuổi có liên quan đến nguy cơ trọn đời trong việc gia tăng ung thư, và trong số 100.000 trường hợp chụp nhũ ảnh thì tỷ lệ tử vong do ung thư vú là 20 đến 25 trường hợp. Nói cách khác, cứ 100.000 phụ nữ được chụp X quang tuyến vú hàng năm thì sẽ có từ 20 đến 25 trường hợp sẽ bị tử vong vì ung thư trong cuộc đời của họ.

Bạn có sự lựa chọn

Mặc dù chụp nhũ ảnh là phương pháp thường được khuyên dùng nhiều nhất, nhưng phụ nữ cũng có các lựa chọn khác cho các xét nghiệm chẩn đoán không sử dụng bức xạ. Phụ nữ cần được cung cấp thông tin để đưa ra quyết định sáng suốt và được phép sử dụng sự lựa chọn của họ. Những lựa chọn khác có thể an toàn hơn bao gồm tự kiểm tra vú và khám lâm sàng, đo bức xạ nhiệt, siêu âm và MRI.

Đo bức xạ nhiệt và siêu âm không sử dụng bức xạ và có thể phát hiện ra những bất thường mà chụp quang tuyến vú có thể bỏ sót, đặc biệt là đối với những phụ nữ có mô vú dày. Mặc dù có hiệu quả, những thử nghiệm này có thể khó được tiếp cận ở Hoa Kỳ.

Điều quan trọng là bạn cũng cần hiểu rằng việc tầm soát không ngăn ngừa ung thư vú. Thay vào đó, phòng ngừa bệnh bao gồm lựa chọn lối sống lành mạnh, tránh các chất độc, và chú ý đến các yếu tố dinh dưỡng nhất định. Vitamin D là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú.

Cốt lõi là bạn phải biết nồng độ vitamin D của mình, điều đó rất quan trọng đối với một số tình trạng sức khỏe, và việc tối ưu hóa nó là nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn. Y học thông thường có thể khiến phụ nữ tin rằng chỉ cần làm xét nghiệm hàng năm sẽ bảo vệ họ khỏi ung thư vú. Tuy nhiên, thực hiện một lối sống lành mạnh và nhận thông báo về các lựa chọn kiểm tra của bạn có thể giúp bạn tránh được cạm bẫy chết người tiềm ẩn này.

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ nắn xương, tác giả bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Mercola.com, vui lòng truy cập để xem các liên kết nghiên cứu.

Joseph Mercola
Ngọc Anh & Tâm Phương biên dịch

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn