Đau khổ vì rối loạn thần kinh thực vật? 13 triệu chứng giúp bạn tự đánh giá

Bệnh nhân bị chứng rối loạn thần kinh thực vật thường cảm thấy khó chịu khắp người – họ có thể đã khám ở nhiều bác sĩ khác nhau – nhưng các chỉ số xét nghiệm đều bình thường. Vậy các triệu chứng phổ biến của chứng bệnh này là gì và làm thế nào để chẩn đoán?

Rối loạn thần kinh thực vật thường biểu hiện ra một hoặc nhiều rối loạn về thể chất và tinh thần:

Khó chịu về thể chất

  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Giấc ngủ không giải trừ mệt mỏi.
  • Nhức đầu và chóng mặt.
  • Cứng vai.
  • Tim đập nhanh.
  • Tức ngực.
  • Thường muốn hít thở sâu.
  • Dạ dày khó chịu.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Không có năng lượng hoặc dễ thấy mệt mỏi.
  • Cảm lạnh thường xuyên.
  • Đau lưng.
  • Da sần.
  • Tóc khô.
  • Tay chân lạnh, tê và đau.

Khó chịu về tinh thần

  • Cảm thấy căng thẳng và áp lực.
  • Trì hoãn.
  • Không thể tập trung.
  • Dễ cáu kỉnh.
  • Bồn chồn.
  • Trầm cảm.
Đau khổ vì rối loạn thần kinh thực vật? 13 triệu chứng giúp bạn tự đánh giá
(Ảnh: The Epoch Times)

Thần kinh thực vật ở đâu? Và có vai trò gì?

Trước khi giải thích chức năng của hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ, hãy hiểu dây thần kinh là gì.

Dây thần kinh giống như một “con đường” để bộ não truyền đạt thông tin đến các cơ quan khác nhau. Các loại kích thích từ bên trong và bên ngoài cơ thể đều là thông tin truyền đến não và các cơ quan thông qua dây thần kinh, sau đó dẫn đến nhiều hoạt động và phản ứng của cơ thể.

Đau khổ vì rối loạn thần kinh thực vật? 13 triệu chứng giúp bạn tự đánh giá
(Ảnh: The Epoch Times)

Hai loại hệ thần kinh chính truyền thông tin: “hệ thần kinh trung ương” kéo dài từ não đến tủy sống và “hệ thần kinh ngoại vi” kéo dài từ hệ thần kinh trung ương đến mọi ngóc ngách của cơ thể.

“Hệ thần kinh ngoại vi” được chia thành “hệ thần kinh thể chất (hệ thần kinh soma) và “hệ thần kinh tự động”.

Hệ thần kinh thể chất bao gồm các tế bào thần kinh cảm giác có chức năng truyền cảm giác và các tế bào thần kinh vận động có chức năng điều khiển các cơ của cánh tay và chân.

Hệ thần kinh tự chủ chịu trách nhiệm về hoạt động của các cơ quan nội tạng, lưu lượng máu và các chức năng sinh lý khác để duy trì sự sống.

Chúng ta không thể điều khiển hệ thần kinh tự chủ theo ý muốn. Tất cả mọi hoạt động của cơ thể từ việc trái tim bơm máu đi khắp cơ thể, thở, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, đổ mồ hôi khi trời nóng, rùng mình khi lạnh và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đều do hệ thần kinh tự chủ thực hiện. Các dây thần kinh tự chủ hoạt động 24 giờ một ngày để duy trì chức năng của cơ thể.

Đau khổ vì rối loạn thần kinh thực vật? 13 triệu chứng giúp bạn tự đánh giá
(Ảnh: The Epoch Times)

Hệ thần kinh tự chủ nằm ở cả hai bên cột sống và bao gồm các dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh tự chủ điều chỉnh và cung cấp năng lượng cho cơ thể để kích hoạt phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các tình huống bất ngờ, căng thẳng và tập thể dục.

Hệ thần kinh giao cảm: Hãy xem hệ thần kinh giao cảm giống như chân ga của xe cho phép chúng ta tỉnh táo và phản ứng nhanh hơn khi đối mặt với căng thẳng bên ngoài. Khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức, hệ thần kinh phó giao cảm không thể hoạt động bình thường, gây ra nhiều bệnh khác nhau.

Hệ thần kinh phó giao cảm: Có thể xem hệ thần kinh phó giao cảm như phanh xe giúp chúng ta thư giãn và dự trữ năng lượng, hạ nhịp tim và huyết áp. Hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh hơn hệ thần kinh giao cảm khi chúng ta nghỉ ngơi hoặc ngủ. Mặc dù hệ thần kinh phó giao cảm có thể làm tăng khả năng miễn dịch nhưng chúng cũng có khả năng gây ra các vấn đề về dị ứng.

Vì cơ thể có hai hệ thống thần kinh với các chức năng trái ngược nhau nên mới có thể di chuyển và nghỉ ngơi khi cần thiết, duy trì nhịp điệu sinh lý nhịp nhàng của sự căng thẳng hay thư giãn về thể chất. Trung y gọi đây là “cân bằng âm dương”. Nếu hệ thống thần kinh tự chủ tiếp tục bị rối loạn chức năng, ngay cả khi không phát hiện ra bất thường nào thì các bệnh lý nội tạng vẫn có thể phát triển trong tương lai, gây ra nhiều bệnh tật.

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Một tỷ lệ cao những người bị chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng bị rối loạn giấc ngủ. Vậy có phải việc cải thiện rối loạn giấc ngủ để là rất quan trọng để cải thiện chứng mất tự chủ?

Đau khổ vì rối loạn thần kinh thực vật? 13 triệu chứng giúp bạn tự đánh giá
(Ảnh: The Epoch Times)

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng cốt lõi của chứng mất tự chủ. Rối loạn giấc ngủ vừa là một chỉ báo sớm cho việc xuất hiện chứng mất tự chủ vừa là một chỉ số đánh giá kết quả điều trị chứng mất tự chủ.

Đau khổ vì rối loạn thần kinh thực vật? 13 triệu chứng giúp bạn tự đánh giá
(Ảnh: The Epoch Times)

Giấc ngủ có thể hồi sinh và vô hiệu hóa các mô và cơ quan làm việc quá mức, chữa lành những căng thẳng về thể chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày và giúp chúng ta phục hồi sau những khó khăn. Do đó, giấc ngủ là một cơ chế bảo vệ quan trọng cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng việc không ngủ đủ giấc có thể gây ra tình trạng bồn chồn, tính khí thất thường, cảm giác đau đớn ở các bộ phận cơ thể khác nhau, kém tỉnh táo vào ban ngày, thờ ơ, tai nạn hoặc tâm trạng xuống dốc.

Rối loạn giấc ngủ kinh niên, dai dẳng có thể gây ra rối loạn tự chủ.

Thuốc tây có thể cải thiện đáng kể và giảm các triệu chứng gây ra do ngủ kém, tuy nhiên có thể dẫn tới các tác dụng phụ như chóng mặt và mộng du. Do đó, việc loại bỏ các yếu tố môi trường, hành vi và tâm lý ảnh hưởng đến giấc ngủ là rất quan trọng.

Hầu hết những người dễ bị rối loạn giấc ngủ cũng dễ bị hồi hộp, lo lắng, cáu kỉnh, có lối sống thất thường – và những người này có nhiều khả năng bị chứng rối loạn thần kinh thực vật. Nhịp sinh học lý tưởng là nhịp trong đó các dây thần kinh giao cảm hoạt động hết tốc lực vào ban ngày và các dây thần kinh phó giao cảm hoạt động vào ban đêm. Nếu buổi tối trước khi đi ngủ mà cơ thể vẫn chưa hoàn toàn thư giãn, khiến cơ thể rơi vào trạng thái hưng phấn hệ thần kinh giao cảm và suy nhược hệ thần kinh phó giao cảm thì giấc ngủ sẽ không ngon, thậm chí không thể ngủ được.

Trên lâm sàng, y khoa đã phát hiện ra rằng nếu có thể cải thiện trạng thái giấc ngủ của bệnh nhân bị chứng rối loạn thần kinh thực vật thì có thể cải thiện hầu hết các triệu chứng khó chịu khác nhanh chóng.

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Dr. Wu Kuo-Pin
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Bác sĩ Wu Kuo-pin (Ngô Quốc Bân) là giám đốc Phòng khám Trung y Tâm y đường, Đài Loan. Năm 2008, ông bắt đầu học chuyên ngành Trung y và lấy bằng cử nhân tại Đại học Trung Y ở Đài Loan.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn