Gắng sức với tâm bình hòa 

Hãy thử bắt đầu một ngày với tâm bình hòa thay vì thúc ép bản thân hoàn thành tất cả công việc.

Tôi nhận thấy rất nhiều người trong chúng ta bị kiệt sức vào cuối một ngày dài làm việc hoặc sau khi kết thúc một hoạt động xã hội, đến mức chúng ta cần phải dành thời gian để phục hồi sức khỏe sau lần kiệt sức đó. Không có gì sai với điều đó, nhưng hãy nói về việc chúng ta có thể thực hiện những việc khó khăn mà không khiến cho bản thân mệt mỏi.

Chúng ta có thể gọi đó là “gắng sức với sự bình tâm” (tương tự như “vô vi” trong Đạo giáo) – tức là ý tưởng về hành động mà không cần quá nhiều sự truy cầu, căng thẳng, hoặc thể chất gắng sức.

Khi ai đó nói về việc “cố gắng hết sức”, điều đó thường có nghĩa là họ đã dồn rất nhiều năng lượng vào việc gì đó và nhanh chóng kiệt sức. “Cố gắng hết sức” tương đương với việc bạn rất căng thẳng, bạn đang dồn cả cơ thể và tâm trí, bạn đang dồn tất cả mọi nguồn lực bạn sở hữu vào việc đó. 

Nếu bạn nói với ai đó về việc “thả lỏng thoải mái” họ sẽ nghĩ rằng thả lòng thì ngược lại với “cố gắng hết sức”. Họ nghĩ đến việc nằm dài trên ghế, các cơ được thả lỏng, và không phải làm gì cả. Vì thế mà “thả lỏng thoải mái” được xem là “lười biếng” đối với nhiều người.

Vì vậy, “cố gắng hết sức” và “thả lỏng thoải mái” được xem là hai điều trái ngược nhau.

Vậy thì bạn sẽ như thế nào nếu cố gắng hết sức trong khi thư giãn?

Một thử nghiệm

Hãy làm thử nghiệm này: Thả lỏng các cơ ở thân, cổ, hàm và đầu của bạn để bạn đang ngồi thẳng lưng nhưng thư giãn. Bây giờ hãy đọc một vài câu của bài báo này, trong khi vẫn giữ tư thế thẳng đứng thoải mái. Cố gắng thư giãn và cảm nhận sự bình yên khi đọc.

Để ý xem bạn nên tập trung vào bài đọc như thế nào trong khi không làm căng thẳng, vẫn yên bình và thư thái.

Bây giờ hãy thử nó trong khi uống một ly nước hoặc đi bộ quanh phòng. Giữ tư thế thẳng và thoải mái, làm việc mà không tốn nhiều sức hơn mức cần thiết.

Thực hành và điều chỉnh

Chúng ta cũng có thể thực hành thiền – bạn có thể có một tư thế thẳng đứng thoải mái và giữ sự tập trung vào khoảnh khắc hiện tại mà không bị căng thẳng không? Bạn có thể đặt sự chú tâm của mình vào một chỗ một cách nhẹ nhàng, không ép buộc sự chú ý mà chỉ để nó nghỉ ngơi không?

Đây là cốt lõi của việc cố gắng mà không tốn sức: tập trung vào thứ gì đó mà không cần tiêu tốn toàn bộ sức lực và di chuyển mà không quá căng thẳng.

Tất nhiên, cần một chút căng thẳng để di chuyển – nếu không, bạn sẽ ngã quỵ xuống sàn trong vũng nước. Chúng ta cần tiêu tốn một chút năng lượng để di chuyển trong phòng hoặc ngồi thẳng lưng nhưng chúng ta không cần phải dùng nhiều hơn mức tối thiểu được yêu cầu. Sự việc này tương tự như cách chúng ta chỉ chi tiêu vào những thực phẩm cần thiết mà không cần phải phung phí xa hoa cho từng miếng ăn.

Đôi khi có những công việc đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Và trong trường hợp đó, bạn sẽ cần cố gắng hết sức với nguồn năng lượng tối đa đó. Hãy sử dụng năng lượng chỉ cho những gì cần thiết. Và sau đó quay trở lại tư thế thẳng đứng thoải mái, không cần tốn thêm sức lực.

Bạn có thể luyện tập cả ngày nếu luôn ghi nhớ “gắng sức một cách bình tâm”. Bạn có thể nấu ăn, rửa bát, nói chuyện với mọi người, trả lời email mà không cần lúc nào cũng căng thẳng, không cần phải vắt kiệt sức lực. Và bạn cũng cần để ý xem thân thể của bạn có chỗ nào bị căng mỏi, hàm của bạn bị nghiến lại, hay thái dương của bạn căng ra không. Nếu có, bạn hãy thả lỏng cơ thể. 

Lưu ý rằng bạn chỉ vận dụng sức lực đủ cho những gì cần thiết, chứ không phải tất cả mọi thứ.

Leo Babauta là tác giả của sáu cuốn sách và là nhà văn của Zen Habits, một blog với hơn 2 triệu người ghi danh. Truy cập ZenHabits.ne

Kiến Văn biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times 

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn