Hai loại trà giảm bớt triệu chứng cảm mạo

Khi trẻ bị cảm mạo, thường thì mọi triệu chứng khác đều thuyên giảm nhưng cơn ho vẫn không thuyên giảm. Điều này khiến cha mẹ vừa đau lòng vừa lo lắng, tìm kiếm các biện pháp chữa trị khắp nơi, kết quả chính là “bệnh cấp loạn đầu y” (lúc bệnh không khỏi thì thuốc gì cũng dùng).

“Thưa bác sĩ, con chúng tôi bị ho lâu ngày không thuyên giảm, về đêm ho càng nặng hơn.” Một cặp phụ huynh đưa con tới phòng khám, rất lo lắng nói.

“Ngay từ đầu đã bị ho chưa? Đã đi khám bác sĩ bao giờ chưa?” Tôi hỏi.

“Đúng vậy, không có triệu chứng khác, bắt đầu là ho luôn rồi. Bời vì người ta nói thuốc Tây không tốt, nên tôi không cho cháu uống, cùng lắm khi cháu bị ho nặng thì tôi cho cháu ăn Lê hấp cách thủy với đường phèn, bối mẫu.”

Nghe mẹ cháu bé nói xong, trong lòng tôi hiện lên rất nhiều điều, tôi hỏi lại: “Vậy cho nên cháu bị ho lâu rồi à?”

“Vâng, đã bị ho ba ngày rồi!”. Người mẹ trả lời.

Tôi trợn tròn mắt (các mẹ, tha lỗi cho tôi trợn tròn mắt, chuyện này cũng có lý do). Sau đó tôi lại hỏi: “Đờm của cháu có màu gì?”

“Đứa trẻ ho không ra, chỉ là cảm thấy có nhiều đờm, cơn ho trở nên nặng hơn khi nằm xuống.”

“Sau khi ăn Lê hấp cách thủy với đường phèn, bối mẫu thì có nhiều đờm phải không?” Tôi hỏi.

“Vâng, làm sao bác sĩ biết được? Tôi đã không cho con ăn đồ lạnh nữa, sao cơn ho vẫn càng ngày càng nặng?” Tôi nghiêm túc nhìn người mẹ và nói: “Uống thuốc của tôi sẽ khỏi, Đừng – cho – cháu – ăn – Lê – nữa!”

Không có biện chứng chính xác, những gì bạn cho con ăn chính là Thiên phương

Các Thiên phương {phương thuốc thiên lệch}, không đề cập đến các thuốc Trung y hoặc thực liệu. Chỉ cần là “không xem xét cẩn thận hoặc dưới sự hướng dẫn của các thầy thuốc Trung y mà tự mình dùng những vị thuốc hoặc món ăn đặc định, thì gọi là Thiên phương”. Do đó, khi mọi người nhận được một đơn thuốc hoặc thực liệu trên Internet hay từ người thân và bạn bè, hãy suy nghĩ kỹ trước hoặc hỏi một bác sĩ Trung y mà bạn tin tưởng. Nếu không, rất có thể sẽ trở thành “lợi bất cập hại, tự mình hại mình”!

Trẻ con cơ thể nhỏ bé, nội tạng yếu ớt, hình khí chưa đầy đủ, dễ bị ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt. Sau khi mắc bệnh, diễn biến cũng nhanh chóng hơn so với người lớn, nhưng nguyên nhân quá nửa là đơn giản, hơn nữa không có tổn thương về thất tình lục dục, hầu hết hồi phục tương đối tốt. Chỉ cần tâm cha mẹ mạnh mẽ một chút, không quá lo lắng, không dùng thuốc bừa bãi, thì bình thường bệnh cảm mạo không qua điều trị sẽ khỏi trong khoảng một tuần. Sau cảm mạo niêm mạc bị tổn thương dẫn đến ho, cũng chỉ hơn 10 ngày là khỏi. Trừ khi là thể trạng yếu, hoặc khi đang bệnh ăn uống không điều độ dẫn đến ho, mới kéo dài hơn.

Chưng cách thủy Lê với đường phèn, cần xem tình huống mà dùng

Hai loại trà giảm bớt triệu chứng cảm mạo
Khi bị cảm và ho, liệu có thể ăn Lê với đường phèn chưng cách thủy để cải thiện hay không, đầu tiên nhất định phải xem thể trạng của bệnh nhân và tình trạng ho. (Ảnh: Shutterstock)

Không phải là không thể ăn Lê hấp cách thủy với Đường phèn Bối mẫu, mà là cần xem nên dùng trong trường hợp nào. Công thức này phù hợp với các trường hợp sau: thứ nhất là người thể trạng yếu, thứ hai là đã ho trong thời gian dài, thứ ba là ho khan không có đờm. Cả ba điều kiện này đều thích hợp để dùng, một điều kiện cũng không thể thiếu. Nhớ kỹ là không dùng khi có nhiều đờm.

Nếu trẻ ở trường hợp sau, đã uống thuốc Tây một thời gian mà ho không thuyên giảm hoặc cảm mạo tái đi tái lại, thì hẳn là thể chất có vấn đề, nên tiếp nhận điều trị bằng thuốc Trung y, nhất định sẽ cải thiện rõ rệt.

***

“Chào bác sĩ! Đệ Đệ tới đây, hãy tự nói với bác sĩ.”

Lần này, một người cha đưa một cháu bé đến gặp bác sĩ.

Đứa trẻ vừa ho vừa nói: “Con, khụ… khụ…”

“Thật tội nghiệp, cháu có uống thuốc không?” Tôi hỏi.

“Có ạ! Khụ khụ…”

Nghe tiếng ho khan, lúc này người bố nói: “Thưa bác sĩ, Đệ Đệ nhà tôi uống thuốc Tây, bởi vì mãi vẫn không khỏi, nên hàng xóm giới thiệu tới khám Trung y xem sao”.

“Cháu bị ho lâu rồi phải không?” Tôi hỏi.

“Cũng tàm tạm, đều là mẹ cháu chăm sóc, tôi sẽ hỏi lại…” Người bố bắt đầu gọi cho mẹ cháu (thật đúng là ông bố).

“Mẹ cháu nói cháu bị ho 3 tuần rồi, lúc đầu là bị cảm mạo, sau đó thì ho, uống thuốc Tây rồi mà ho vẫn không khỏi. Tôi nói thử uống thuốc Trung y xem sao, nhưng ông nội nói thuốc Trung y tương đối chậm, kết quả là chúng tôi uống thuốc Tây ba tuần rồi, đến bây giờ vẫn còn ho”.

“Để tôi xem sao! Để xem chúng ta có thể cải thiện tình trạng ho của Đệ Đệ trong ba ngày hay không.”

“Ba ngày?! Trung y quả nhiên chậm hơn…” Người bố nói. (Ông bố này thực là…! Chẳng phải ông vừa nói đứa trẻ đã ho ba tuần sao! Vì sao dùng Trung y có ba ngày đã nói là chậm!)

Làm điều này khi mới bị cảm mạo

Nếu khi mới bắt đầu có các triệu chứng cảm mạo mà lập tức đến gặp bác sĩ, có thể nói không chừng cũng không cần đến thời gian ba ngày. Bình thường các chứng trạng của cảm mạo mới đầu là ngứa cổ họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sốt và đau đầu, mãi đến khi xuất hiện ho, mọi người mới chú ý đến việc “cảm mạo”. Vì vậy mỗi lần [bị cảm] đều muốn điều trị ho. Nhưng đối với các bác sĩ Trung y, lúc này đầu tiên nên điều trị phong hàn, mới không còn ho!

Những triệu chứng ban đầu của bệnh cảm mạo vừa kể ra, thông thường chỉ có người mẹ mới có thể quan sát thấy. Nếu như vừa phát hiện có triệu chứng này, nhưng nhất thời không thể tìm được một thầy thuốc tin cậy, trước tiên có thể dùng tinh dầu (chẳng hạn như dầu Bạch Linh của Đức) để làm giảm các triệu chứng hoặc sắc trà tía tô, trà khương mẫu, cho trẻ uống thường xuyên khi còn nóng (uống từng ít một, không phải là một hơi uống hết một bát lớn).

  • Trà Tía Tô

Dược liệu: Tía Tô 15 gam, Trần Bì 15 gam, Củ cải trắng 20 gam (thái mỏng).

Đơn thuốc điều trị giai đoạn đầu của cảm mạo: trà Tía Tô có thể làm giảm các triệu chứng cảm mạo giai đoạn đầu. (Ảnh: Shutterstock / Epoch Times)

Cách làm:

① Cho dược liệu và hai bát nước vào nồi, đun sôi bằng lửa lớn, sau đó chuyển sang lửa nhỏ, sắc thành hai bát.

② Có thể thêm một thìa đường đỏ hoặc đường đen.

Hiệu quả: Làm giảm các triệu chứng cảm mạo giai đoạn đầu.

  • Khương Mẫu trà

Dược liệu: Sinh khương (gừng)15-25 gam, Việt quất 15-25 gam (có thể dùng 1 thìa đường đen hoặc đường đỏ để thay thế), Hành lá, Đạm đậu xị một nắm.

Đơn thuốc điều trị giai đoạn đầu của cảm mạo: Khương mẫu trà có thể làm giảm các triệu chứng cảm mạo giai đoạn đầu. (Ảnh: Shutterstock / Epoch Times)

Cách làm: Cho dược liệu và hai bát nước vào nồi, đun sôi bằng lửa lớn, rồi chuyển sang lửa nhỏ, sắc thành 1,5 bát.

Hiệu quả: Làm giảm các triệu chứng cảm mạo giai đoạn đầu.

Phát nóng phát sốt, có đờm vàng

Nếu đờm đã chuyển sang màu vàng và dính, cơ thể bắt đầu phát nóng hoặc phát sốt, hãy thử trà Ngư tinh thảo (Diếp cá) (tất nhiên, đến bước này, nếu như trẻ lại còn khó chịu, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ, đừng nhất quyết ở nhà dùng trà Diếp cá).

  • Trà Diếp Cá

Dược liệu: Diếp cá 25 gam, Khổ hạnh nhân 10 gam, Cát cánh 5 gam.

Khí cơ thể phát nóng hoặc phát sốt, có thể uống trà Diếp cá. (Ảnh: Shutterstock / Epoch Times)

Cách làm: Cho các dược liệu và 3 bát nước vào nồi, đun trên lửa lớn cho đến khi nước sôi thì chuyển sang lửa nhỏ, sắc thành 2 bát.

Hiệu quả: Uống khi cơ thể phát nóng hoặc phát sốt.

Nhắc nhở: Nhớ uống từ từ một bát khi còn nóng.

(Trích từ “40 Mẹo nuôi dạy con bằng Trung y cho các ông bố, con ít bệnh, lại rất tốt”, Nhà xuất bản Tam thải Văn Hóa – Đài Loan)

Tác giả: Lại Vi Quyến (Bác sĩ Trung y )
Lý Thanh Phong biên tập
Lâm Mộc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn