Liều vaccine bổ sung có thể kích hoạt biến cố đột quỵ, theo CDC và FDA

Tổng quan về rủi ro và cách dự phòng biến cố đột quỵ sau nhiễm COVID-19 và sau chích vaccine COVID-19

Ngoài các biến cố về tim còn có một tác dụng phụ đe dọa tính mạng khác có liên quan đến vaccine Pfizer-BioNTech. Giai đoạn nguy cơ là khi nào? Các mũi chích ngừa cúm có đóng vai trò gì trong những biến cố này không? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bản thân tốt hơn?

Tóm tắt các điểm chính

  • Theo một tuyên bố chung của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), nguy cơ đột quỵ tăng cao đã được xác định với vaccine COVID-19 lưỡng trị của Pfizer.
  • Thời gian khởi phát ở những người từ 65 tuổi trở lên là 1–21 ngày sau mũi bổ sung, với một loạt các sự kiện quan trọng được quan sát thấy sau 11–21 ngày sau mũi bổ sung.
  • Sáu mươi bốn phần trăm đã được chích vaccine cúm vào cùng ngày với liều bổ sung vaccine COVID-19.
  • Liều bổ sung lưỡng trị chứa mã của protein gai góp phần làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Những người có nguy cơ cao nên tránh những liều bổ sung này.
  • Giải pháp: Hãy nhớ năm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ “FAST.”
  • Bài viết này cũng đưa ra lời khuyên về việc dự phòng các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ.

Vào ngày 13/01/ 2023, FDA và CDC đã đưa ra một tuyên bố chung rằng một “tín hiệu an toàn” mới đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ đã được phát hiện tại một trong các hệ thống giám sát an toàn vaccine của cơ quan.

Tuyên bố có đoạn: “Liên kết Dữ liệu An toàn vaccine (VSD) của CDC, một hệ thống giám sát gần thời gian thực, đã đáp ứng các tiêu chí thống kê để thúc đẩy việc điều tra bổ sung xem liệu có mối lo ngại về độ an toàn đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở những người từ 65 tuổi trở lên được chích vaccine COVID-19 lưỡng trị của Pfizer-BioNTech.”

Hệ thống VSD giám sát hồ sơ sức khỏe điện tử của 12,5 triệu người Mỹ được cung cấp bởi 9 hệ thống y tế tích hợp.

CDC tuyên bố rằng không có cơ sở dữ liệu an toàn nào khác tìm ra tín hiệu này (bao gồm cả bộ dữ liệu Medicare and Veterans Affairs). Pfizer đưa ra tuyên bố rằng họ không phát hiện thấy tín hiệu này trong cơ sở dữ liệu của mình và không có quốc gia nào khác tìm thấy tín hiệu tương tự trong hệ thống giám sát của họ.

Nguy cơ cục máu đông dường như lớn hơn vào ngày thứ 11–21 sau mũi chích bổ sung, đặc biệt đối với những người đã chích vaccine cúm liều cao hoặc vaccine cúm bổ trợ trong cùng một ngày.

Một cuộc họp tiếp theo đã được tổ chức vào ngày 26/01/2023. Bất chấp nguy cơ đã được xác định, CDC vẫn tiếp tục khuyến nghị liều bổ sung cho tất cả những người trên sáu tháng tuổi.

Tăng nguy cơ đột quỵ chủ yếu được tìm thấy từ 11 đến 21 ngày sau liều bổ sung

Các phát hiện được trình bày vào ngày 26/01/2023 cho thấy rằng nhiều trường hợp đột quỵ xảy ra hơn trong các ngày 1–21 sau khi chích vaccine so với các ngày 22–42 sau khi chích vaccine.

Những người từ 65 tuổi trở lên được chích liều bổ sung vaccine COVID-19 lưỡng trị của Pfizer-BioNTech đã trải qua 130 biến cố trong “khoảng thời gian rủi ro” (1–21 ngày sau mũi bổ sung) và 92 biến cố trong “khoảng thời gian so sánh” (22–42 ngày sau mũi bổ sung). Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng 47% trong 1-21 ngày sau mũi bổ sung, so với những biến cố xảy ra trong 22-42 ngày sau mũi bổ sung, với p = 0,005. Trong các nghiên cứu, khi giá trị P nhỏ hơn 0,05 có nghĩa là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Điều quan trọng cần lưu ý là các biến cố đột quỵ xảy ra trong toàn bộ thời gian theo dõi 42 ngày sau mũi bổ sung; một loạt các biến cố đột quỵ xảy ra trong khoảng thời gian từ 11 đến 21 ngày sau mũi bổ sung.

Liều vaccine bổ sung có thể kích hoạt biến cố đột quỵ, theo CDC và FDA
Dữ liệu về biến cố đột quỵ sau liều bổ sung vaccine COVID-19 lưỡng trị của Pfizer-BioNTech. (FDA Hoa Kỳ)

Trong một đánh giá sơ bộ về 22 trường hợp đột quỵ ở những người từ 65 tuổi trở lên vào ngày 11–21 sau liều bổ sung, không ai trong số họ có tiền sử cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) trước đó. Sáu mươi bốn phần trăm đã được chích vaccine cúm vào cùng ngày với liều bổ sung vaccine COVID-19 (13 vaccine cúm liều cao và một vaccine cúm bổ trợ).

Dữ liệu kết cục của những biến cố này cho thấy 59% những người trải qua TIA đã được xuất viện về nhà, 18% được xuất viện với chăm sóc sức khỏe tại nhà, 9% được xuất viện đến cơ sở điều dưỡng và 14% (ba trong số 22) tử vong. CDC lưu ý rằng một trường hợp tử vong có khả năng liên quan đến đột quỵ.

Không có tín hiệu an toàn nào được phát hiện trong cơ sở dữ liệu VSD cho vaccine Moderna; tuy nhiên, VAERS đã báo cáo các trường hợp đột quỵ liên quan đến liều bổ sung của vaccine Moderna. Sự khác biệt có thể là do số liều bổ sung của hai loại vaccine. Tính đến ngày 07/01/2023, số lượng liều bổ sung của Pfizer đã được cung cấp gần gấp đôi so với Moderna (549,943 so với 285,706).

Kể từ ngày 08/01/2023, 40 trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ/cơn thiếu máu não thoáng qua sau chích vaccine COVID-19 mRNA lưỡng trị đã được phát hiện trong Hệ thống báo cáo biến cố bất lợi của vaccine (VAERS). Độ tuổi trung bình là 74 tuổi. Giới tính: 19 nam và 21 nữ. Thời gian trung bình khởi phát là bốn ngày. 25 trường hợp xảy ra sau khi chích vaccine lưỡng trị Pfizer-BioNTech và 15 trường hợp xảy ra sau khi chích vaccine lưỡng trị Moderna.

Chích ngừa cúm cùng ngày với liều bổ sung làm tăng nguy cơ đột quỵ

Phân tích dữ liệu của VSD cho thấy ba người đã bị đột quỵ sau khi chích liều bổ sung vaccine Pfizer và một liều vaccine cúm tiêu chuẩn trong cùng một ngày. Ngược lại, 40 người được chích liều bổ sung vaccine Pfizer và được chích vaccine cúm liều cao hoặc vaccine cúm bổ trợ trong cùng một ngày đã bị đột quỵ. Sáu mươi người cao niên đã bị đột quỵ sau khi chỉ được chích liều bổ sung vaccine COVID-19.

Chích vaccine cúm liều cao hoặc vaccine cúm bổ trợ trong cùng một ngày dường như làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ.

Protein gai trong virus SARS-CoV-2 có thể làm tăng đáng kể nguy cơ hình thành cục máu đông ở động mạch và tĩnh mạch. Một phân tích cơ sở dữ liệu về 48 triệu cá nhân ở Vương quốc Anh cho thấy nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ gia tăng, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên sau khi nhiễm COVID-19.

Vaccine mRNA cũng tạo ra protein gai. Liều bổ sung lưỡng trị chứa mã di truyền của hai chủng protein gai (chủng gốc Vũ Hán và BA.4/BA.5).

Máu của bạn chứa tiểu cầu có chức năng tạo thành cục máu đông để cầm máu sau khi bạn bị thương. Đơn vị S1 của protein gai kích hoạt quá mức các tiểu cầu này. Điều này có thể khiến máu hình thành những cục nhỏ sau khi bị nhiễm trùng hoặc chích ngừa. Những tắc nghẽn trong lưu lượng máu có thể gây ra các vấn đề trên khắp các mô và cơ quan của cơ thể.

Vaccine cúm làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể do vaccine này gây ra phản ứng viêm. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đặc biệt ở những người có bất thường về đông máu từ trước. Một báo cáo từ Đài Loan cho biết một bệnh nhân nam 75 tuổi bị thiếu máu cục bộ tuần hoàn sau sau khi chích vaccine cúm A/H1N1.

Hãy nhớ Quy tắc ‘FAST’

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi cục máu đông chặn hoặc thu hẹp động mạch dẫn đến hoặc ở bên trong não. Cục máu đông thường hình thành trong các động mạch bị tổn thương do tích tụ mảng bám (xơ vữa động mạch). Nó có thể xảy ra ở động mạch cảnh vùng cổ cũng như ở các động mạch khác.

Sau khi chích vaccine, nếu đột quỵ xuất hiện —với tỷ lệ rất hiếm— thì dấu hiệu nào có thể cảnh báo bạn kịp thời?

Có năm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ được viết tắt là “FAST.” Nếu bạn quan sát thấy một hoặc nhiều dấu hiệu đột quỵ này, đừng chờ đợi; gọi bác sĩ hoặc 911 ngay lập tức!

  • Đột ngột tê, yếu hoặc ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể
  • Nhầm lẫn đột ngột, buồn ngủ hoặc khó nói hoặc hiểu lời nói
  • Đột ngột khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt, hoặc nhìn đôi
  • Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp
  • Đột ngột đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn mà không rõ nguyên nhân

Đôi khi các dấu hiệu chỉ tồn tại trong chốc lát rồi biến mất. Những giai đoạn này, được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc TIA, được gọi là “cơn đột quỵ nhỏ”. Chú ý đến những dấu hiệu này có thể giúp bạn bảo toàn tính mạng.

Hãy nhớ quy tắc FAST như sau (khuôn mặt, cánh tay, lời nói, thời gian).

  • Face: Gương mặt: méo mặt, không thể cười
  • Arm: Tay chân yếu liệt, đầu không thể ngẩng lên
  • Sprech: Nói khó khăn? Không thể lặp lại bài đồng dao đơn giản
  • Time: Thời gian, đã đến lúc gọi 911.

Một hoặc nhiều trong số 3 dấu hiệu: yếu mặt, yếu tay và nói khó, xuất hiện trong 88% của tất cả các cơn đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua. Hãy nhanh chóng đến phòng cấp cứu để bảo toàn tính mạng.

Truyền tĩnh mạch chất hoạt hóa plasminogen mô tái tổ hợp (rtPA) là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho một số bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ. TPA thường được tiêm qua tĩnh mạch ở cánh tay trong vòng ba giờ đầu sau đột quỵ.

Đến phòng cấp cứu càng nhanh càng tốt sau khi nhận thấy các triệu chứng là rất quan trọng để giảm tỷ lệ khuyết tật. Một cuộc giải cứu bệnh nhân đột quỵ thành công bao gồm việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ và chăm sóc y tế trong vòng một giờ đầu tiên của cơn đột quỵ cấp tính.

Các khuyến nghị về chích ngừa

Những người đã được chích ngừa COVID-19 và những người bị đột quỵ có thể không nên dùng thêm các bổ sung.

Hiện tại, tín hiệu an toàn này [đột quỵ do thiếu máu] có vẻ là một mối liên hệ đáng lo ngại của vaccine COVID-29. Những người cao niên có nguy cơ cao bị COVID-19 nghiêm trọng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp nhất phù hợp với nguy cơ của họ, vì COVID-19 cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ và các biến cố tim mạch khác trong nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh.

Hãy theo dõi cẩn thận những người đã chích vaccine COVID-19 hoặc vaccine cúm, đặc biệt là những người có nguy cơ cao đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Một vài khuyến nghị hợp lý đáng được thảo luận với bác sĩ của bạn bao gồm:

  • Cân nhắc tách liều bổ sung vaccine lưỡng trị ra khỏi các vaccine thông thường khác cho đến khi thu thập được nhiều dữ liệu hơn; Và
  • Hãy đợi vài tháng sau khi nhiễm COVID-19 rồi mới chích liều bổ sung để cho nguy cơ các biến cố tim mạch sau lần nhiễm bệnh trước đó giảm bớt trước khi gặp một nguy cơ mới.

Thay đổi lối sống để ngăn ngừa đột quỵ

Có nhiều cách tự nhiên giúp cơ thể bạn phá vỡ protein gai sau khi chích vaccine hoặc nhiễm trùng. Điều quan trọng là phải tiếp tục vận động, uống nhiều nước và lựa chọn cách ăn uống có chủ ý để tăng chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng kháng tiểu cầu.

Đột quỵ là một tác dụng phụ của chích ngừa sẽ không xảy ra với tất cả mọi người, và điều này có nghĩa là chúng ta có thể làm được nhiều việc để giảm thiểu rủi ro.

Nhiều yếu tố nguy cơ của đột quỵ được chia sẻ với các bệnh tim mạch hoặc đau tim, vì đột quỵ và đau tim đều liên quan đến các vấn đề về mạch máu. Nguy cơ đột quỵ tăng theo độ tuổi. Hút thuốc, huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì và tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Không chỉ những người có nguy cơ đột quỵ cao mà mọi người đều nên điều chỉnh lối sống. Chúng ta thường nghe những lời khuyên này vì chúng đã được chứng minh là giúp duy trì sức khỏe tốt. Hoạt động thể chất thường xuyên là điều cần thiết. Duy trì cách ăn uống lành mạnh và chăm sóc cho giấc ngủ ngon là nền tảng cho cảm giác khỏe mạnh. Tránh nicotine (thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử) và hạn chế uống rượu. Các bước này giúp kiểm soát mức huyết áp, glucose và lipid của bạn.

Có một vài lời khuyên có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn hãy bắt đầu thực hiện ngay bây giờ để cải thiện sức khỏe và cuộc sống của bạn:

  1. Dành một chút thời gian trong chăn bông vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường. Trong lúc bạn ngủ, máu sẽ lưu thông chậm hơn, vì vậy bạn hãy dành 20 phút trên giường khởi động cơ thể nhằm kích hoạt máu đi khắp cơ thể, tăng tốc độ lưu thông máu và giảm nguy cơ đột quỵ.
  1. Uống một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy. Một ly nước ấm khoảng 250ml giúp cung cấp nước cho cơ thể bạn và có thể pha loãng máu để thúc đẩy lưu thông máu. Nước ấm có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cơ tim và não. Tránh nước lạnh, vì nước lạnh có thể làm cho các mạch máu co lại thay vì giãn ra.
  1. Ăn một trái chuối vào bữa ăn sáng sẽ tạo điều kiện cho việc đi tiêu vào buổi sáng được thuận lợi. Đừng rặn quá mạnh khi đi tiêu vì rặn mạnh có thể làm tăng huyết áp. Việc đi tiêu khỏe mạnh có thể giúp loại bỏ độc tố và chất thải. Tất nhiên, cơ thể của bạn sẽ cảm ơn bạn nếu bạn duy trì được thói quen đi tiêu hàng ngày.
  1. Tránh ăn những thức ăn dễ gây kích thích như cà phê, rượu, ớt, tiêu vì chúng có thể làm cho các mạch máu co lại và làm tăng huyết áp.
  1. Tránh thực phẩm nhiều muối, chiên ngập dầu. Hãy chọn thực phẩm lành mạnh, hữu cơ, toàn phần càng nhiều càng tốt. Thực phẩm organic thường chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa và có lợi cho mạch máu và quá trình trao đổi chất.
  1. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, bao gồm đi bộ chậm, Khí công, Thái cực quyền hoặc ngồi thiền nếu bạn có thể bắt chéo chân. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng khi chúng ta duy trì những thói quen lành mạnh trong thời gian dài, thì sức khỏe tổng quát của chúng ta có thể cải thiện một cách toàn diện.

Các phương pháp tiếp cận tâm-thân trong dự phòng đột quỵ

Con người không phải là những sinh vật vật chất. Con người là một thực thể toàn diện, tức là chúng ta được tạo thành từ các thể chất, cảm xúc và tinh thần. Vì thế bạn cũng cần cố gắng xác định và sửa đổi các yếu tố gây căng thẳng tâm lý xã hội và cảm xúc.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có tính cách nhóm A có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ. Sự tận tâm cao độ đã được chứng minh là bảo vệ chống lại tỷ lệ tử vong liên quan đến đột quỵ.

Một nghiên cứu cắt ngang đã xem xét các yếu tố nguy cơ đột quỵ đáng kể của tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì, cũng như tính cách và cảm xúc. Trong số các đặc điểm tính cách, tính dễ chịu cao có liên quan đến việc giảm huyết áp tâm thu (p = 0,039) và bệnh tiểu đường (p = 0,010). Tức giận có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tiểu đường (p = 0,009), trong khi sợ hãi có liên quan đến tăng nguy cơ béo phì (p = 0,024).

Mức độ dễ chịu cao dường như có tác dụng bảo vệ chống tăng huyết áp và tiểu đường, trong khi sự tức giận và sợ hãi có thể khiến cá nhân bị bệnh tiểu đường và béo phì. Các xu hướng tương tự cũng nên áp dụng cho mối liên hệ với đột quỵ.

Chính bạn là người quyết định sức khỏe của bạn. Tại sao bạn không bắt đầu tạo ra những thay đổi tích cực ngay trong hôm nay?

Lan Hoa biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn