Nhìn vào mặt tích cực của gian khổ: Hàng trăm người tụ họp tại Sydney để tạo nên cảnh tượng độc đáo

Hơn 600 học viên Pháp Luân Công từ Úc, New Zealand và Việt Nam đã cùng nhau tụ họp để tạo nên một cảnh tượng độc đáo đại diện cho hòa bình, hy vọng và niềm tin.

Trong trang phục màu vàng, các học viên đã xếp hàng để tạo thành bốn Hán tự khổng lồ “法正人間” (Đức Phật Pháp Chính nhân gian) tại Công viên Jubilee, Sydney, vào hôm 08/10.

Bốn chữ nổi bật với sắc vàng rực rỡ trên nền màu xanh tươi sáng của công viên.

Sự kiện này đã mở ra một hội nghị chia sẻ kinh nghiệm [thực hành Pháp Luân Công] ở Sydney.

Lần đầu tiên được giới thiệu tại Trung Quốc vào năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện Phật gia bao gồm năm bài tập tĩnh tại và các bài giảng đạo đức tập trung vào nguyên lý chân, thiện và nhẫn.

Môn tu luyện này đã nhanh chóng thu hút hàng chục triệu học viên vào những năm 1990 và trở thành một trong những cộng đồng tâm linh lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, vào năm 1999, Trung Cộng đã coi đây là một mối đe dọa đối với quyền lực của họ và ngăn cấm hoạt động này.

Cuộc đàn áp trên toàn quốc đã dẫn đến làn sóng các học viên bị bỏ tù, giam giữ trong trại lao động và trung tâm tẩy não. Tại đây, nhiều người đã phải chịu tra tấn, ngược đãi và thậm chí tử vong vì cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

Ông Lý Nguyên Hoa, người điều phối sự kiện, cho biết công việc chuẩn bị kéo dài từ hai đến ba tháng, bao gồm thiết kế mẫu [xếp chữ], khảo sát địa điểm và mua sắm vật liệu hỗ trợ.

Tôn vinh một truyền thống

Sự kiện xếp chữ là một truyền thống lâu đời, bắt nguồn ở Trung Quốc vào những năm 1990 khi các học viên Pháp Luân Công vẫn có thể tự do tập luyện tại các công viên công cộng trên khắp đất nước.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, các học viên ở nước ngoài đã thay họ duy trì truyền thống này. Trong đó, Đài Loan và Hoa Kỳ là những nơi diễn ra các buổi xếp chữ hùng tráng nhất với một số lượng lớn học viên.

Ở thành phố New York, sự kiện xếp chữ đã trở thành một phong tục thường niên kể từ năm 2013 và số lượng người tham gia không ngừng tăng lên qua mỗi năm.

Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công tập trung tại Công viên Jubilee, Sydney, vào hôm 08/10 để xếp thành bốn Hán tự khổng lồ. (Ảnh: Xu Shengkun/The Epoch Times)
Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công tập trung tại Công viên Jubilee, Sydney, vào hôm 08/10 để tạo thành bốn Hán tự khổng lồ. (Ảnh: Lingxiao/The Epoch Times)

Truyền tải thông điệp thông qua sự kiện xếp chữ

Ông Jason Uttley, một chủ công ty đến từ phía bắc tiểu bang New South Wales, bắt đầu tu luyện Đại Pháp cách đây 3.5 năm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông tham gia buổi xếp chữ.

Ông Uttley cho biết ông muốn giúp truyền tải vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp thông qua sự kiện này. Đồng thời, ông cũng muốn mọi người nhận thức được cuộc bức hại vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc và bản chất độc ác của Trung Cộng.

“Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để đưa ra thông điệp này và hy vọng rằng mọi người sẽ nhận thức được điều đó,” ông nói.

Ông Uttley từng bị đau lưng và cong vẹo cột sống, một chứng bệnh rất khó điều trị. Ông đã phải đi nắn chỉnh cột sống hàng tháng. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong sáu tháng, ông không cần điều trị nữa.

Pháp Luân Công
Ông Jason Uttley tham gia buổi xếp chữ ở Sydney vào hôm 08/10/2022. (Ảnh: Li Xinran/Epoch Times)

“Căn bệnh đã hoàn toàn hồi phục,” ông nói. “Pháp Luân Công giúp bạn thực sự thư giãn, tăng mức năng lượng và cảm thấy tràn đầy sức sống hơn.”

Việc thực hành tâm linh cũng đã giúp ông Uttley có được một cuộc sống gia đình hòa thuận hơn.

Ông nói: “Pháp Luân Công thực sự khiến bạn có tấm lòng khoan dung hơn. Bạn sẽ cố gắng và trở nên thiện lương hơn. Bạn [học được cách] nhìn vào mặt tích cực của những điều khó khăn mà bạn phải đối mặt.”

Chiểu theo ba nguyên lý trong cuộc sống

Bà Michelle Webster đến từ Tây Úc cũng tham gia sự kiện này.

Bà Webster bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2012 sau khi nhìn thấy quảng cáo cho một cuộc triển lãm nghệ thuật và ngay lập tức bị cuốn hút bởi ba nguyên lý của môn tu luyện, Chân, Thiện và Nhẫn. Bà đã bắt đầu tu luyện một tuần sau khi tham quan triển lãm.

Bà Webster cho biết bà từng là người thiếu kiên nhẫn.

“Tôi luôn là một người rất thiếu kiên nhẫn. Tôi luôn nghĩ rằng mình không [khoan dung] cho đến khi tôi bắt đầu tu luyện,” bà nói. “Tôi chắc chắn đã trở nên kiên nhẫn hơn rất nhiều, khoan dung hơn rất nhiều với những người khác nhau, những điều khác nhau.”

Pháp Luân Công
Bà Michelle Webster tham gia buổi xếp chữ ở Sydney vào hôm 08/10/2022. (Ảnh: Li Xinran/Epoch Times)

Mối quan hệ giữa bà Webster với các con cũng được cải thiện đáng kể từ khi bà bắt đầu tập luyện.

Theo lời kể của bà Webster, con gái của bà là người dễ nổi nóng, lo lắng và trầm cảm. Cháu luôn cảm thấy bà không thể giúp cháu với tư cách một người mẹ.

Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện, bà Webster đã cố gắng hướng các con đến các giá trị đạo đức cao hơn, và các cháu đã dần dần thay đổi trong quá trình này.

Bà nói: “Tôi cố gắng nuôi dạy các con theo các giá trị đạo đức, và thậm chí còn nhiều hơn khi tôi bắt đầu tu luyện. Những giá trị đạo đức đó khiến tôi trở nên mạnh mẽ hơn.”

Nhìn vào mặt tích cực của gian khổ: Hàng trăm người tụ họp tại Sydney để tạo nên cảnh tượng độc đáo
Bà Eva, một cư dân địa phương đã ca ngợi sự kiện xếp chữ của các học viên Pháp Luân công. (Ảnh: An Pingya/The Epoch Times)

Sự kiện xếp chữ cũng thu hút sự chú ý và quan tâm của những người dân địa phương.

Bà Eva, một người dân địa phương gốc Ba Lan, nói rằng bà không còn xa lạ với chế độ cộng sản và đã biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Bà Eva cho biết, qua những lời nói và hành động, các học viên đã thể hiện lòng can đảm và truyền cảm hứng cho mọi người. Bà rất vui vì các học viên Pháp Luân Công được tự do thực hành đức tin của mình ở Úc.

Tú Liên và Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Epoch Times Sydney Staff
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn