Việc khẩn hoang ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn
Xưa Nam-kỳ ngày này là một giải đất nhiều ruộng tốt, hàng năm, hoa lợi về thóc, gạo không phải là ít. Một nhà ngoại-giao đã ví xứ ấy như “thúng thóc” của cả Đông-dương.
Công việc khai thần xứ Nam kỳ khi trước, là nhờ các chúa Nguyễn xưa và các vua nhà Nguyễn kế vị sau đã khéo biết tình thế mà theo đuôi việc làm của liệt thánh. Sau nữa, dân Nam-kỳ nay đã nhận ra những nguồn lợi thiên nhân, nên các điền chủ đã biết dùng phương-pháp khoa học để mở mang sự cấy lúa, khai khẩn những đất hoang ở Lục tỉnh.
Về việc khẩn hoang này, các sách đều nói đến. Dưới đây là một đoạn mà chúng tôi mới sưu tầm được, tưởng nên ghi lại đề giúp việc khảo cứu:
Năm Tự-đức thứ hai (1850), sắc sai ông Nguyễn Tri-Phương (1) làm Khâm sai tổng thống quân vụ đại thần xứ Nam kỳ, ông đã sớm hiểu tình thế xứ ấy, nên trong bài sở điều-trần tất cả 13 khoản, có một đoạn nói về việc khai khẩn đồn-điền đại loại như sau đây:
“Xứ Nam-kỳ đất liền bởi xứ Cao-man, dân hay sớm ở tối tan. Nay trừ phi làm đồn điền đề chiêu-mộ lấy họ, dạy việc khai khẩn thì những dân sẵn có ruộng nương làm ăn mới lên, vả lại, khai khẩn đất hoang là cốt mưu lợi để nuôi dưỡng dân cư nữa.
Hiện nay trong Nam kỳ ở sở đồn điền đã lập được 21 cơ, hơn 100 làng. Sự chia ra từng phe (?) ở mà canh-khẩn kết liên lại thành những làng xóm, dân-sự sẽ vui mà an-cư, tác nghiệp.
Việc đồn điền này rất lợi cho dân. Duy chỉ có bọn đàn anh khó-nhọc là không bằng lòng, hay phao tin đồn-nhầm. Các quan địa-phương nghe nhời kẻ dưới mà tâu man. Xin Bệ-hạ (vua Tự-đức) xuống dụ cho các quan trong sáu tỉnh: Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Tri phủ, Tri huyện phải thời thường qua lại xem xét tình hình, hễ kẻ nào siêng năng thì khuyến khích, kẻ nào lười nhác thì trừng phạt. Làm như vậy những đứa dám ăn chơi mà bỏ trễ công việc làm ruộng, rông rỡ trộm cướp sẽ bớt đi, địa lợi sẽ mở mang ra được, dân sự sẽ trở nên giàu thịnh”.
Sớ ấy tâu lên, đức Tự-đức ưng chuẩn cho làm, nhưng lại dụ quan Khâm-sai phải định điều-lệ để dễ việc thưởng phạt.
Ông Nguyễn Tri-Phương dâng sớ xin: “ Hạn trong ba năm các phủ huyện nào giỏi việc đốc thúc mộ khẩn, định được 30 tên, điền được 60 mẫu thì thăng thưởng cho; phủ huyện nào chỉ được một phần năm thì không được thăng thưởng gì cả, còn bất cập thì sẽ bị Triều đình nghiêm trị”.
Y theo lời đề-nghị ấy, vua cho thi-hành. Những phàm việc gì ở đời dù hay đến đâu cũng không khỏi có sự ghen-ghét:
Năm Tự-đức thứ 9 (1856), Án-sát tỉnh Định-tường là Vương-Sĩ-Kiệt dâng sớ tâu rằng: “Việc lập đồn-điền quả là không tiện, bởi vì đem những tù-phạm vào mà canh-khẩn, nó thường quen thói cũ rủ nhau đi ăn cướp của dân, lại thêm hay trốn tránh nữa ! ”.
Vua Tự-đức giao tờ sở ấy cho bộ Hộ xét tấu.
Bộ thần tâu rằng: “Xét việc đồn-điền lập ra nay đã thành-tựu: lập thành làng xóm, khẩn nhiều đất-đai, dân-sự đã an cư, lạc nghiệp. Nay Án-sát Vương Sĩ-Biệt chỉ-trích một hai điều nhỏ-mọn, nói làm bất tiện, thì bất quá là mua lấy tiếng ngay-thẳng với vua đó thôi !. Bộ chúng tôi tưởng việc ấy không cần phải xét.”
Năm Tự-đức thứ 10 (1857), nhân việc hặc tấu trên, quan Khâm-sai Nam-kỳ xin về chiêm-cận đề trình bày các việc. Vua ưng cho.
Khi vào chầu, đức Tự-đức phán hỏi: “Trong Lục tỉnh, địa-thế rộng lắm, sao khanh nhất nhất khám tường được hết ?” Ông Nguyễn Tri-Phương tâu rằng “Thần thường thường đi khám xét chỗ này, chỗ khác; lại phải các phủ, huyện xét bẩm tình hình, nên biết rằng nay số đinh đã tăng, số điền thổ cũng mở-mang nhiều hơn các năm trước”.
Nhận việc ấy, ông Khâm-sai lại, dâng một bản tấu về việc đồn-điền đề bổ-cứu việc chính-trị, trong ấy cỏ kê-trình:
1) Ruộng mới khẩn trên ba ngàn mẫu, lúa mới thu vào 8000 lượng, hiện đương trữ tại tỉnh thành.
2) Xin đem lúa gạo ấy phân trữ vào mỗi tỉnh một ít đề ngộ thời cho quân dùng khỏi lấy vào của kho nhà nước.
Vua ban khen và cho phép ông được tùy nghi mà thi-hành.
Do đấy mà ở Nam-kỳ trong thời-kỳ ấy kho-tàng thật là sung-túc.
TIÊN ĐÀM
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)