Rèn luyện tâm trong thiền định có thể gây hiện tượng lượng tử ‘tinh thần chi phối vật chất’, vượt quá khả năng của người không thiền

Vật lý lượng tử khiến nhà thám hiểm tương lai phải đối mặt với một trong những ẩn đố hóc búa nhất mà khoa học hiện đại đưa ra, điều mà nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman ví như “bí ẩn duy nhất.” Đó là thí nghiệm hai khe – tên gọi này nghe có vẻ đơn giản hơn nhiều so với “bí ẩn”.

Thí nghiệm hai khe hiện càng trở nên thần bí hơn khi có nghiên cứu tiết lộ mối liên hệ kỳ lạ giữa tinh thần và vật chất, và cách mà các môn tu tâm như thiền định ảnh hưởng đến các hiện tượng lượng tử.

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem lại thí nghiệm nền tảng đã đưa chúng ta vào mẫu hình thế giới lượng tử mới, hậu Newton.

Thí nghiệm hai khe

Có một cách để giải thích vấn đề hóc búa này là xem xét phiên bản đơn khe của thí nghiệm: Hãy thử tưởng tượng một chùm photon (các hạt lượng tử ánh sáng) được chiếu vào một hộp tối qua một khe hở duy nhất đến tấm giấy in ảnh bên trong. Hình ảnh nào sẽ hiện ra nếu không phải là một mô hình trên giấy phù hợp với khe hở như người ta mong đợi? Độ phơi sáng sẽ mạnh nhất ở những nơi có ánh sáng chiếu thẳng qua khe hở đến giấy in ảnh. Đương nhiên, một số tia sáng sẽ phân tán ngẫu nhiên sang hai bên, càng xa khe hở thì càng mờ và thưa thớt hơn, vì các hạt photon có xu hướng phóng thẳng chứ không phóng ngang; dù sao thì những hình ảnh ngoại vi như vậy vẫn nằm trong dự đoán. Về phía phần rìa của tờ giấy thì gần như không có ánh sáng. Mô hình kiểu này đúng như những gì mong đợi khi một chùm sáng chiếu qua một khe hở – giống như những viên đạn nhỏ, các photon bắn ra giống như các hạt. Điều này không có gì mới lạ.

Minh họa thí nghiệm một khe. (Hình minh họa – Grayjay/Shutterstock)
Minh họa thí nghiệm một khe. (Hình minh họa – Grayjay/Shutterstock)

Sự kỳ lạ xuất hiện khi có thêm khe thứ hai. Ánh sáng chiếu qua hai khe hở tạo ra một mô hình hoàn toàn khác và bất ngờ; lý do giải thích cho hiện tượng này đã phá vỡ mẫu hình khoa học cũ. Vì một khe hở duy nhất tạo ra một ảnh phơi sáng, nên bạn nghĩ rằng hai khe hở sẽ có hai ảnh phơi sáng, nhưng thật kỳ lạ là điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, xuất hiện nhiều dải sáng có cường độ khác nhau với các khoảng trống ở giữa trải ra theo bề ngang của tờ giấy – không theo các đường thẳng như trước đây, mà bắn ra theo mọi góc. Mô hình này được khoa học công nhận là “mô hình giao thoa,” nhưng không phải là thứ mà các hạt (như những viên đạn nhỏ bắn ra trong không gian) tạo ra. Hoàn toàn không phải. Các mô hình giao thoa này được tạo ra bởi sóng (như sóng ở bãi biển thay vì đạn), không phải là hạt; và khi nhiều sóng giao nhau, chúng sẽ khuyếch đại hoặc triệt tiêu lẫn nhau ở các khoảng khác nhau, từ đó tạo ra mô hình mà ta quan sát thấy. Các photon luôn được xem là các hạt; nhưng bằng cách nào đó, thí nghiệm hai khe lại khiến chúng hoạt động như sóng thay vì như các hạt.

Các nhà khoa học đã bối rối khi thấy điều này. Các hạt không phải là sóng. [Ngược lại,] sóng không phải là hạt. Các viên đạn cũng không phải là bãi biển. Mô hình Newton cũ đã thiếu một điều gì đó.

Minh họa về thí nghiệm hai khe. (Ảnh: Hình minh họa – Grayjay/Shutterstock)
Minh họa về thí nghiệm hai khe. (Ảnh: Hình minh họa – Grayjay/Shutterstock)

Vì vậy, họ bắt đầu kiểm tra kỹ hơn những gì đã xảy ra giữa nguồn sáng và tờ giấy. Họ thử bắn từng hạt photon đơn lẻ qua các khe hở mà không biết nó sẽ đi qua khe nào, và thật ngạc nhiên là vẫn thu được hình ảnh giao thoa. Điều đó thật đáng kinh ngạc vì người ta cho rằng photon phải “chọn” khe này hoặc khe kia để xuyên qua và đập vào giấy in ảnh; làm thế nào mà photon có thể đi qua cả hai khe, giống như một làn sóng, sau đó nhân lên để tạo ra mô hình này? Bằng cách nào đó, photon đơn lẻ đã tránh được việc “chọn” như các hạt. Các nhà khoa học đã rất bối rối, vì vậy họ đã phải xem xét kỹ càng hơn.

Họ phóng to hình ảnh để theo dõi kỹ từng photon nhằm xác định chắc chắn khe hở mà photon đã xuyên qua. Và điều kinh ngạc đã xảy ra: Chính hành động quan sát của con người đã làm thay đổi mô hình trên giấy ảnh! Mô hình giao thoa đã biến mất; thay vào đó là sự xuất hiện của hai cụm sáng – giống với kỳ vọng khi các viên đạn nhỏ bay qua, như trong thử nghiệm đầu tiên! Nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng này?

Hình minh họa thí nghiệm hai khe với sóng xác suất bị triệt tiêu. (Hình minh họa – Grayjay/Shutterstock)
Hình minh họa thí nghiệm hai khe với sóng xác suất bị triệt tiêu. (Hình minh họa – Grayjay/Shutterstock)

Nhiều giả thuyết đã được đặt ra. Hành động quan sát có ý thức đã được chứng minh là một công cụ gây ra “hiện tượng lượng tử.” Một số giả thuyết cho rằng một loại vật chất nhất định (ví dụ: photon) đôi khi không chỉ chiếm một vị trí trong không gian và thời gian mà còn có nhiều vị trí tiềm tàng. Sau đó, ở một số điều kiện nhất định, photon sẽ “chọn” điểm này hay điểm khác và xuất hiện trong thời-không của chúng ta từ thế giới lượng tử. Điều xảy ra là các photon phi trạng thái đó có dạng sóng – không phải sóng vật chất mà là sóng xác suất: nơi có khả năng xuất hiện các hạt nhiều nhất. Còn một điều khác cũng diễn ra là các hoạt động quan sát của con người – một sự kiện lượng tử – đã làm triệt tiêu những xác suất đó, khiến cho hạt xuất hiện ở một phía bên này. Cuối cùng, ý thức đã tham gia vào phương trình vật chất. Người ta phát hiện ra rằng vũ trụ còn bí ẩn hơn nhiều so với những gì Newton mơ ước!

Vật lý lượng tử không phù hợp với mô hình vật lý cổ điển, điều đã thịnh hành trong hàng thế kỷ: nơi vật chất và tinh thần mãi mãi tách biệt. Trong thế giới lượng tử, người quan sát có ý thức đánh mất đi tính khách quan, khiến bản thân hành động quan sát làm thay đổi kết quả.

Để hiểu thêm về cách tinh thần có thể ảnh hưởng đến vật chất, một số nhà khoa học đã tiếp tục kiểm tra khả năng của tinh thần. Có thí nghiệm nào khác để xem xét những tương tác quan trọng này tốt hơn thay vì thí nghiệm hai khe cũ?

Thí nghiệm: Năng lực tinh thần của thiền sinh có ý nghĩa thống kê

Ông Dean Radin và các đồng nghiệp đã tiến hành một loạt thí nghiệm để khám phá xem tinh thần có thể ảnh hưởng đến vật chất như thế nào. Trong các thí nghiệm của họ, những người tham gia đầu tiên được làm quen với thí nghiệm hai khe bằng cách xem một phim hoạt hình dài 5 phút; sau đó vào trong một căn phòng thép được chắn bằng điện, ngồi cách thiết bị thí nghiệm hai khe vài mét, và cố gắng chỉ dùng ý niệm để tác động đến chùm ánh sáng.

Trong khoảng thời gian ngẫu nhiên, kéo dài từ 15 đến 30 giây, một số thành viên tham gia thí nghiệm được yêu cầu ngồi yên hoặc cố gắng tác động đến thiết bị thí nghiệm. Mỗi đợt kéo dài khoảng 15 phút. Họ phát hiện thấy trong khoảng thời gian người tham gia tập trung tác động vào thiết bị, các hình ảnh giao thoa xuất hiện ít hơn đáng kể so với khi thiết bị hoạt động mà không bị tác động. Sự tập trung [ý niệm] của con người dường như đã tạo nên sự khác biệt.

(Ảnh: atiger/Shutterstock)
(Ảnh: atiger/Shutterstock)

Các nhà khoa học đã kiểm soát các yếu tố nhiễu như: lá chắn điện tử, nhiệt độ và độ rung – tất cả đều không giải thích được kết quả. Ông Radin và các đồng nghiệp cũng kiểm tra xem sự biến thiên trường địa từ của Trái đất đã ảnh hưởng đến dữ liệu như thế nào, vì các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng độ lệch từ trường có liên quan đến hành vi nhất định của con người (ví dụ: hoạt động trên thị trường chứng khoán, tự tử, sức khỏe tim mạch, thí nghiệm về ngoại cảm, v.v.). Họ phát hiện ra rằng các thử nghiệm không bị giảm ý nghĩa, mặc dù những biến thiên từ trường như vậy cũng ảnh hưởng đến kết quả.

Các nhà nghiên cứu xác định rằng để có những kết quả ngẫu nhiên như trên, cần tiến hành 150,000 lần thử nghiệm tương tự, trong khi hầu hết các nghiên cứu về tâm lý học sẽ xem 1 trên 20 lần thử nghiệm là kết quả có giá trị.

Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng khả năng tập trung tinh thần là chìa khóa dẫn đến kết quả của các thử nghiệm; sự chú ý tập trung ảnh hưởng đến bản chất của ánh sáng, quyết định xem liệu các photon hoạt động như dạng sóng hay dạng hạt. Hơn nữa với những người tham gia đã có kinh nghiệm thiền định thì khả năng tác động đến các mô hình sẽ mạnh hơn đáng kể; còn những người chưa từng thực hành thiền định thì thường không có tác động có ý nghĩa thống kê. Bằng chứng thống kê đã cho thấy rằng: thiền định có thể đóng vai trò xúc tác cho các hiện tượng lượng tử.

Điều này đặt ra một loạt các câu hỏi mới: Nói một cách chính xác thì mối liên hệ giữa sự tập trung chú ý và các hiện tượng lượng tử là gì? Người hành thiền khác với người không hành thiền như thế nào? Làm thế nào mà sự tập trung ý niệm lại đem lại kết quả như vậy? Thời lượng thực hành thiền định hay mức độ thành thạo trong thiền định có quan trọng không? Nếu có thì quan trọng đến mức nào? Các phương pháp thiền định hoặc kỹ thuật thiền định ảnh hưởng đến kết quả như thế nào? Con đường đang được trải rộng trước mắt chúng ta, rất có thể sẽ hướng tới một thế giới khoa học mới, nơi tinh thần và vật chất là nhất tính.

Thời lượng thực hành thiền định để thay đổi bộ não

Người ta phát hiện ra rằng MBSR, một loại thiền chánh niệm yêu cầu thực hành thiền từ 24 đến 30 giờ trong hai tháng, đã giúp làm tăng thể tích và mật độ chất xám ở các phần khác nhau của bộ não liên quan đến học tập, trí nhớ và cảm xúc, bao gồm vùng hải mã, phần sau hồi đai và vùng nối thái dương đỉnh. Các phép đo này cho biết có bao nhiêu chất xám vỏ não có trong một vùng bộ não cụ thể. Các tác giả nghiên cứu cho rằng kết quả trên là bằng chứng cho thấy thiền định có thể làm tăng khả năng học tập, trí nhớ nhanh chóng và điều chỉnh cảm xúc.

Bốn kỹ thuật thiền phổ biến

Trên thế giới có nhiều kỹ thuật thiền khác nhau do nhiều nền văn hóa khác nhau đã tạo ra nhiều phương pháp thiền định khác nhau với các nét riêng biệt.

Thiền chánh niệm, thiền quét cơ thể [kỹ thuật quan sát và thả lỏng từng bộ phận của cơ thể từ chân đến đầu], thiền tâm từ và thiền siêu việt là bốn kỹ thuật thiền phổ biến nhất. Thiền đem lại nhiều lợi ích, trong đó có giảm lo lắng, tự kiểm soát tốt hơn, chăm sóc bản thân tốt hơn, và giảm bớt sự khó chịu.

Có lẽ chánh niệm là phương pháp thiền phổ biến và được nghiên cứu nhiều nhất ở Tây phương, bao gồm Vipassana, Zen và MBSR (Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm). Thật tuyệt vời khi chúng ta có thể tăng sự tập trung và giảm căng thẳng. Trên thực tế, Lầu Năm Góc đã hướng dẫn cho những người lính bị PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn) thực hành cách thiền định này. Hầu hết thời gian thực hành thiền chánh niệm là để phát triển khả năng rèn luyện tâm trí bằng cách chú ý đến hơi thở, cảm giác cơ thể, suy nghĩ, âm thanh hoặc cảm xúc.

Khánh Nam biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn