Rối loạn trao đổi chất là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh COVID-19

Trong khi SARS-CoV-2 là một loại vi-rút lây lan nhanh và gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, thì đại dịch thực sự hay nguyên nhân căn bản khiến mọi người bị biến chứng khi mới bắt đầu nhiễm vi-rút – là quá trình trao đổi chất bị suy yếu. 

rối loạn trao đổi chất - yếu tố nguy cơ của covid-19
Trong khi SARS-CoV-2 là một loại vi-rút lây lan nhanh và gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, thì đại dịch thực sự hay nguyên nhân căn bản khiến mọi người bị biến chứng khi mới bắt đầu nhiễm vi-rút – là quá trình trao đổi chất bị suy yếu. (Ảnh JPC-PROD / Shutterstock)

Các yếu tố lối sống có thể kiểm soát được là những thành phần làm tăng gấp đôi thậm chí gấp ba lần nguy cơ nhiễm COVID gây tử vong

Trao đổi chất là tất cả các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể  để duy trì sự sống. Nó gồm hai quá trình cắt nhỏ các phân tử trong thực phẩm chúng ta ăn để cung cấp năng lượng cho tế bào và sau đó là tế bào tổng hợp tất cả các chất cần thiết cho cơ thể chúng ta.

Khi chúng ta ăn thực phẩm có vấn đề, nó sẽ phá hủy các phản ứng hóa học của một quá trình trao đổi chất bình thường. Điều này làm suy yếu đi tính linh hoạt trao đổi chất tổng thể của chúng ta. Bệnh tiểu đường là một ví dụ về sự rối loạn chuyển hóa, cơ thể mất khả năng đáp ứng các nhu cầu năng lượng khác nhau và mất khả năng dung nạp thức ăn thành dạng năng lượng hợp lý.

Tiểu đường type 2 (kháng insulin) và béo phì là hai bệnh hầu như bị ảnh hưởng chủ yếu bởi lối sống và cũng là hai trong số các yếu tố chính làm tình trạng COVID-19 nặng hơn. Theo một nghiên cứu, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính chỉ đỉnh nhập viện khi nhiễm COVID-19 và làm tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện ở bệnh nhân dưới 60 tuổi.

Tiến sĩ Aseem Malhotra, một bác sĩ tim mạch người Anh và là tác giả cuốn sách “Kế hoạch miễn dịch 21 ngày”, giải thích vai trò của sự đề kháng insulin trong đại dịch COVID-19. “Đại dịch thực sự là khi sự chuyển hóa bị suy yếu, hay rối loạn quá trình trao đổi chất,” Malhotra nói. “Tôi đã nhận ra, khi chúng tôi nhận được dữ liệu từ Trung Quốc và Ý vào đầu tháng 3, rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa tình trạng mỡ thừa trong cơ thể, hay nói đơn giản là rối loạn trao đổi chất, với tiên lượng nặng của bệnh COVID-19.”

“Chúng ta đang quan tâm các bệnh như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, bệnh tim và tất nhiên là béo phì. Những dữ liệu này tiếp tục xuất hiện nhiều hơn. Mối liên quan đó quá rõ ràng và nó không có gì là bất ngờ cả”.

Tiến sĩ Malhotra cho biết sau hai thập niên thực hành lâm sàng, ông và những người khác hiểu rõ rằng người bị rối loạn chuyển hóa có tiên lượng nặng hơn đối với bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào. “COVID-19 đã làm nổi cộm vấn đề này và khiến chúng tôi nghĩ về nó nhiều hơn,” ông nói. 

Mặc dù dữ liệu rõ ràng, nhưng thông tin đó dường như không được công chúng biết đến.

“Tôi đã xem xét dữ liệu đó và nghĩ, ‘Có điều gì đó bị thiếu trong cuộc đối thoại chính thống này.’ Người ta lập tức đưa [COVID] lên rất nhiều kênh truyền thông trên toàn thế giới, ở Anh, ở Hoa Kỳ, nhưng không ai nói về cách sống đối phó với nó.”

Béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể của bệnh COVID-19

Theo một nghiên cứu, bên cạnh tuổi già, béo phì được xác định là một trong những yếu tố nguy cơ chính khiến người bệnh phải nhập viện vì COVID-19 – tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện ở những bệnh nhân dưới 60 tuổi – ngay cả khi người đó không mắc bất kì vấn đề nào khác liên quan đến béo phì. Một nghiên cứu của Pháp cũng cho thấy những bệnh nhân béo phì khi điều trị COVID-19 nhiều khả năng phải thở máy hơn.

Giả thuyết cho việc tại sao béo phì làm COVID-19 nặng hơn có liên quan đến việc béo phì gây ra hội chứng viêm mãn tính. Cơ thể sử dụng phản ứng viêm để chống lại bệnh tật và tự chữa lành chính mình, nhưng khi phản ứng này suy yếu sẽ trở thành nguyên nhân chính gây ra bệnh tật. Viêm mãn tính dẫn đến việc lưu thông nhiều cytokin tiền viêm trong máu, do đó làm tăng nguy cơ gặp cơn bão cytokin.

Phản ứng cơ thể với cơn bão cytokin thường là nguyên nhân gây ra tử vong cho bệnh nhân khi nhiễm trùng, có thể là cúm mùa, Ebola, nhiễm trùng niệu hoặc COVID-19. Béo phì cũng khiến bạn dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do làm giảm chức năng miễn dịch.

Sự đề kháng insulin làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Béo phì thường bắt nguồn từ tình trạng kháng insulin, do chế độ ăn uống sai lầm gây ra. Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ hàng đầu khác của COVID-19 làm bệnh nặng hơn và tăng nguy cơ tử vong. Một bài báo ngày 15 tháng 4 trên tạp chí The Scientist đưa ra bằng chứng cho thấy đường huyết cao ảnh hưởng đến sự nhân lên của virus và sự phát triển của các cơn bão cytokine.

Nghiên cứu đã đề cập những cơn bão cytokine do cúm A gây ra, phát hiện này cũng có thể được áp dụng trong COVID-19. Trong một thông cáo báo chí trên Science Advances, đồng tác giả Shi Liu cho biết:

“Chúng tôi tin rằng việc chuyển hóa đường góp phần vào kết cục khác nhau của bệnh nhân COVID-19 vì cả cúm và COVID-19 đều có thể gây ra cơn bão cytokin, và vì bênh nhân nhiễm COVID-19 có bệnh tiểu đường sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn.”

Các yếu tố nguy cơ của bệnh COVID-19 có thể được cải thiện nhanh chóng

Tiến sĩ Malhotra nhấn mạnh rằng tin tốt là các yếu tố lối sống khiến bạn dễ mắc COVID-19 nặng và tử vong có thể thay đổi và cải thiện trong vòng ít nhất là 21 ngày, đơn giản bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Tiến sĩ Malhotra cảm thấy điều này đã bị thiếu sót trong thông điệp báo cáo về đại dịch.

Lẽ ra họ phải nói rằng đây là lúc bạn cố gắng cải thiện sức khỏe và cẩn trọng với những gì bạn ăn, tập thể dục vừa sức, ngủ, làm tất cả những điều đó, ”Malhotra nói. “Nhưng họ đã không làm thế.”

Để lấp đầy lỗ hổng thông tin trên, tiến sĩ Malhotra bắt đầu viết. Ban đầu, ông viết một loạt bài cho các tờ báo Anh Quốc. Ông ấy cũng nói về việc này trên Sky News.

Tôi đã chỉ ra rất rõ ràng. Tôi nói rằng “Nghe này, có thể một lúc nào đó tất cả chúng ta đều sẽ nhiễm loại virus này, và muốn đảm bảo rằng chúng ta đang ở trạng thái tốt nhất để có thể đối phó với nó, để không mắc bệnh khi nó xảy ra.’”

“Tôi nghĩ có lẽ là trên toàn thế giới, tôi là bác sĩ duy nhất có cơ hội nói điều này trên phương tiện truyền thông chính thống, vào thời điểm đó. Tôi nghĩ rằng không ai khác nói về vấn đề này. ” Khi có nhiều dữ liệu hơn, tiến sĩ Malhotra đã đưa các bài viết vào sách  “Kế hoạch miễn dịch 21 ngày”. Malhotra cũng đã chia sẻ thông tin với Bộ trưởng Y tế Vương quốc Anh, ông Matt Hancock. Vào thời điểm cuốn sách hoàn thành, Thủ tướng Boris Johnson nói rằng bằng chính sách, cần phải làm điều gì đó về đại dịch béo phì. 

Điều này nghĩa là chúng ta không cần chờ đợi các chính sách của chính phủ để thay đổi chiến lược lối sống cá nhân. Thông tin có sẵn. Nó được ghi chép đầy đủ, không đối chứng và tương đối đơn giản để thực hiện. Đáng ngạc nhiên là thông điệp của tiến sĩ Malhotra hầu hết được đón nhận nồng nhiệt và không bị kiểm duyệt như nhiều người khác.

Malhotra nói, “Thật không may, chúng tôi vẫn đang chiến đấu chống lại cơn sóng thần những thông tin sai lệch về chế độ ăn uống và quảng cáo sai sự thật hàng ngày, nó khiến cho việc truyền tải thông điệp này trở nên khó khăn và khó ghi nhớ. “Nếu mỗi ngày chính phủ đều đưa ra thông điệp rằng“ Sự trao đổi chất của cơ thể bạn là chìa khóa quan trọng ”, thì chúng ta sẽ có những tác động thực sự lớn” 

Năm thông số chính về bệnh lý chuyển hóa

  • Có vòng bụng lớn
  • Tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2
  • Tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp
  • Nồng độ Triglycerid trong máu cao
  • Nồng độ HDL Cholesterol trong máu thấp.

Nếu tất cả năm thông số đó trong giới hạn bình thường, bạn có một sự trao đổi chất tốt. Có nhiều hơn hoặc ba thông số bất thường là dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa. Sự rối loạn trao đổi chất có thể được chia thành hai nhóm chính: đề kháng insulin và thiếu vitamin D.

Các dấu hiệu của tình trạng đề kháng insulin thường bao gồm huyết áp cao, triglycerid trong máu cao, cholesterol cao, béo phì và một số yếu số khác liên quan đến nó.

Tại Hoa Kỳ, dữ liệu NHANES được công bố vào năm 2016 cho thấy 87,8% người Mỹ có quá trình chuyển hóa chất không lành mạnh, dựa vào năm thông số phía trên. Dữ liệu đưa ra từ hơn bốn năm trước, vì vậy con số này có thể lớn hơn 90% dân số ngày nay.

Theo bản cập nhật vào tháng 1 năm 2019 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hơn 122 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường —  và điều này đã được chứng minh là làm tăng khả năng mắc bệnh và thậm chí tử vong do COVID-19.

Hội chứng chuyển hóa làm tăng gấp ba lần nguy cơ tử vong do COVID-19

Mặc dù béo bụng và đề kháng insulin là những đặc điểm nổi bật của một người mắc hội chứng chuyển hóa, nhưng bản thân chúng không được tính là hội chứng chuyển hóa. Sự phân biệt đó trở nên quan trọng hơn khi nói đến COVID-19, tiến sĩ Malhotra lưu ý.

“Dữ liệu từ COVID-19 cho thấy nguy cơ tử vong và nhập viện cao nhất là ở những người mắc hội chứng chuyển hóa, không phải béo phì. Béo phì có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong, nhưng với hội chứng chuyển hóa, nguy cơ tử vong tăng gấp khoảng 3,5 lần — hơn ba lần — và gấp khoảng năm lần nguy cơ nhập viện khi nhiễm COVID-19.”

“Đó là vấn đề chính. Và đây là nguyên nhân nó ảnh hưởng đến rất rất nhiều người. Đây cũng là lý do tại sao BMI [chỉ số khối cơ thể], thành thật mà nói, tôi nghĩ nên bị loại bỏ. Ý tôi là, nó vô dụng, nó đã lỗi thời.”

“Chúng ta nên xem xét về tình trạng trao đổi chất, bởi vì có tới 40% người có chỉ số BMI bình thường, hay có cân nặng hợp lý, có sự bất thường về mặt trao đổi chất. Đây là một tỷ lệ rất lớn và còn tùy thuộc vào chủng tộc.”

Malhotra cho biết vấn đề của BMI là nó chỉ dựa trên cân nặng và chiều cao mà không tính đến tỷ lệ mỡ thừa, khối lượng cơ hoặc chủng tộc.

“Nó bỏ sót một nhóm lớn những người nhiều nguy cơ và có thể tự giúp mình bằng cách thay đổi lối sống nếu họ được khuyên làm như vậy. Nhưng rất nhiều người không được tư vấn vì họ được thông báo rằng họ có cân nặng hợp lý.”

“Nếu mọi người biết các dấu hiệu sức khỏe trao đổi chất của họ và được cho lời khuyên để thực hiện những điều đó, thì như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách, trong vòng vài tuần, bạn có thể nhận thấy những thay đổi đáng kể. Tất nhiên, nó sẽ khác nhau ở mỗi người.”

Một yếu tố quan trọng khác đối với chức năng hệ miễn dịch là vitamin D. Tiến sĩ Malhotra nói rằng mối liên hệ quan trọng này bị bỏ qua. Thiếu vitamin D là một vấn đề nổi trội và phổ biến ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

Malhotra cho biết: “Hầu hết các tế bào trong cơ thể bạn đều chứa thụ thể nhận vitamin D, và nó có liên quan đến việc tăng cường khả năng tự miễn dịch và thích ứng.

Điểm mấu chốt là bạn cần có năm thông số trao đổi chất được liệt kê ở trên trong giới hạn bình thường và nồng độ vitamin D trong máu tối ưu, từ 40 ng / mL đến 60 ng / mL.

“Một nghiên cứu ở Indonesia cho thấy rằng những người nhập viện vì COVID-19 là những người bị thiếu vitamin D trầm trọng hơn so với những người bình thường – có sự khác biệt gấp 10 lần về tỷ lệ tử vong, điều này thật khó tưởng . Vì vậy, [vitamin D] chắc chắn có một vai trò rất quan trọng”, Malhotra nói.

“Lý tưởng nhất là hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời vì nó tồn tại trong máu lâu hơn. Nhưng một điều chắc chắn là trong những tháng mùa đông, bạn nên sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D. Và tin tốt là nó rẻ.”

“Tôi vẫn nghĩ về việc có được sức khỏe tốt thực sự là kết quả từ việc chỉ ăn thức ăn tự nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, tập thể dục nhiều hơn, giảm bớt căng thẳng và giao tiếp xã hội; tôi nghĩ tất cả những điều đó là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống”.

Làm thế nào để cải thiện quá trình trao đổi chất của bạn

Làm thế nào để bạn cải thiện năm thông số trao đổi chất đó? Tất nhiên, tiến sĩ Malhotra đề cập đến vấn đề này trong cuốn sách của mình. Nói ngắn gọn, để tối ưu hóa quá trình trao đổi chất của bạn và đảo ngược hội chứng chuyển hóa, bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, hoạt động, giấc ngủ và những căng thẳng của mình.

Chế độ ăn

Hạn chế hoặc loại bỏ thực phẩm thúc đẩy đề kháng insulin. Đứng đầu danh sách này là các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều dầu công nghiệp, đường và tinh bôt mì (tức là bánh mì, mì ống và gạo).

Đường có lẽ là một trong những thủ phạm chính” Malhotra nói. “Ngoài vấn đề năng lượng, nó chắc chắn cũng có những tác động độc lập có hại đến quá trình trao đổi chất. Malhotra nói rằng loại bỏ đường là một trong những điều đầu tiên anh ấy đặt ra với mọi người. Cảm giác thèm đồ ngọt có thể gây khó khăn đối với một số người, nhưng Malhotra nói rằng họ sẽ vượt qua được.

“Hầu hết mọi người sẽ chấm dứt những cơn thèm đó trong vòng ba đến sáu tuần.”

Một vấn đề lớn khác về chế độ ăn uống là việc sử dụng rộng rãi các loại dầu từ hạt đã qua chế biến công nghiệp như dầu hạt cải, bắp và đậu nành – hầu hết trong số đó đã biến đổi gen. Đây dường như là yếu tố trung tâm của các bệnh mãn tính của thế giới hiện đại.

Bằng chứng cho thấy chúng là mối đe dọa sức khỏe còn lớn hơn đường. Tiến sĩ Malhotra cũng đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn sách “Phương pháp ăn kiêng Pioppi,” xuất bản vào năm 2017. Bên cạnh những tác hại trực tiếp, cách mà loại dầu này làm suy yếu sức khỏe của bạn là chuyển tỷ lệ omega-3 thành omega-6, vì chúng chứa quá nhiều axit linoleic omega-6. Khi nấu nướng, chúng cũng tạo ra các hợp chất andehit độc ​​hại, gây ung thư. Thay cho dầu hạt, hãy sử dụng dầu chứa chất béo bão hòa lành mạnh như dầu dừa, bơ làm từ sữa bò được nuôi ăn cỏ, bơ hữu cơ đã qua chưng cất, hoặc mỡ lợn.

Chế tập luyện thể chất

Hãy hoạt động thể chất nhiều hơn. Điều này giúp cải thiện và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh lý chuyển hóa. Chỉ cần lưu ý không tập quá sức, vì tập thể dục quá mức thực sự sẽ làm giảm chức năng miễn dịch của bạn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngủ

Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc. Điều này rất quan trọng đối với chu kỳ nghỉ ngơi và đổi mới của cơ thể bạn và thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng thúc đẩy việc giải phóng nội tiết tố cortisol. Phản ứng này rất hữu ích trong các tình huống ngắn hạn khi cần thoát khỏi mối đe dọa nào đó hoặc tập trung vào mối đe dọa trước mắt đối với sự sống còn của bạn. Nhưng phản ứng này mang đến hàng loạt vấn đề cho cuộc sống hiện đại. Cuối cùng, sự bài tiết liên tục cortisol khiến cơ thể suy kiệt và dễ bị mắc bệnh.

Kết luận

Khi chúng ta đối mặt với nguy cơ nhiễm COVID-19, điều quan trọng là phải nhận thức được rằng lối sống của chúng ta sẽ có tác động lớn đến nguy cơ tiên lượng bệnh nặng hoặc có thể tử vong. Thực hiện các bước trên sẽ giúp giảm rủi ro đó. Chú ý các khía cạnh của cuộc sống cũng sẽ đảm bảo sức khỏe tổng thể.

“Kết hợp tất cả những thứ đó với nhau sẽ thay đổi sữa khỏe sâu sắc và nhanh chóng  – gồm chế độ ăn uống và tất cả các yếu tố lối sống khác. Vì vậy, đó là nơi chúng tôi thay đổi câu chuyện”, Malhotra nói. “Một trong những lời khuyên khi bắt đầu là bạn nên cắt bỏ thực phẩm chế biến sẵn và tinh bột chất lượng thấp. Ít nhất hãy cai chúng trong vài tuần. Bạn có thể thỉnh thoảng ăn chúng như một món ăn vặt, nhưng điều này không nên chiếm phần lớn lượng thức ăn tiêu thụ của bạn.”

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chỉnh hình, tác giả cuốn sách bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp nguồn kiến thức quý giá cho mọi người để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Mercola.com

Joseph Mercola
Thu Ngân biên dịch

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn