Sử dụng thời gian một cách có chủ ý

Sử dụng thời gian hiệu quả với những kế hoạch chi tiết cần có sự tự nhận thức và óc tổ chức

Tôi đã thấy rất nhiều người đặt mục tiêu thay đổi cách sử dụng thời gian. Họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, muốn cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn, muốn đọc nhiều hơn hoặc dành nhiều thời gian hơn cho bên ngoài.

Đây là những mục tiêu tuyệt vời. Và cách đơn giản để thực hiện được mục tiêu đó là thay đổi cách sử dụng thời gian.

Nhưng sự tình hiếm khi đơn giản, phải không? Có điều gì đó khiến chúng ta dành thời gian trong những cách thức mà chúng ta muốn thay đổi những lại chật vật để thay đổi.

Bạn hãy xem điều gì đã xảy ra khi chúng ta rời xa những mục tiêu như thế này và chúng ta nên làm thế nào để sử dụng thời gian một cách có chủ ý?

Điều gì khiến chúng ta xa rời những dự định ban đầu?

Hãy nói rằng bạn có một mục tiêu, chẳng hạn như dành nhiều thời gian hơn cho gia đình (hoặc bạn bè). Tại sao bạn cần một mục tiêu như vậy? Đây là một câu hỏi đáng suy ngẫm. Tại sao bạn vẫn chưa làm điều đó?

Có một cách khác để bạn tự hỏi chính mình: Điều gì sẽ để kéo bạn ra khỏi mục tiêu đó?

Chúng ta có thể có những ý định tốt nhất với thời gian của mình, nhưng có một số điều thường kéo chúng ta ra khỏi những ý định đó:

  • Những sự việc bất ngờ. Đó có thể là một tình huống công việc khẩn cấp, một yêu cầu mới về thời gian, một cuộc khủng hoảng hoặc thực sự là bất cứ điều gì cần giải quyết mà chúng ta không lường trước được.
  • Mọi thứ mất nhiều thời gian hơn chúng ta nghĩ. Điều này rất phổ biến. Chúng ta dự định rằng chúng ta sẽ mất một giờ để viết báo cáo đó nhưng lại phải mất bốn giờ. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ chỉ chạy đến cửa hàng trong 20 phút để làm một việc lặt vặt nhưng kết quả là mất 45 phút.
  • Chúng ta quên lập kế hoạch cho những thứ thường không nằm trong lịch trình của mình. Chúng ta quên phân bổ thời gian cho những việc như ăn uống, nghỉ ngơi, tắm rửa, đánh răng, gấp quần áo, nấu ăn, dọn dẹp, v.v. Vì vậy, lịch trình lý tưởng của chúng ta hiếm khi được thực hiện hoàn hảo và kết quả là lịch trình thường bị lệch.

Gợi ý của tôi cho những điều này là tính thêm một khoản thời gian, để trừ hao vào kế hoạch của bạn, để bạn có thể đối phó với những điều không mong muốn. Bạn đừng lên kế hoạch quá chặt chẽ. Hãy cho bạn một khoảng trống để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, cập nhật tin nhắn, v.v.

Vì sao chúng ta bị bị phân tâm khỏi ý định ban đầu?

  • Chúng ta có thể muốn dành thời gian cho gia đình, nhưng khi nhận được một loạt yêu cầu từ khách hàng (hoặc đồng nghiệp), chúng ta có thể quyết định làm việc muộn thay vì về nhà đúng giờ.
  • Chúng ta có thể muốn đọc nhiều hơn, nhưng chúng ta từ bỏ điều đó khi cảm thấy căng thẳng về một dự án và quyết định lấp đầy thời gian có sẵn của mình bằng công việc.
  • Hoặc có thể cuối cùng chúng ta lướt điện thoại, internet hoặc xem video thay vì làm những gì chúng ta đã lên kế hoạch vì chúng ta cảm thấy căng thẳng và muốn tự an ủi bản thân bằng những thứ gây xao nhãng.

Khi cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hoặc kháng cự, chúng ta có thể bị lôi kéo vào công việc hoặc những thứ gây xao nhãng vì chúng ta nghĩ rằng điều đó sẽ xoa dịu nỗi sợ hãi hoặc xoa dịu căng thẳng. Đó là lý do lớn nhất khiến chúng ta bị kéo ra khỏi ý định của mình.

Làm thế nào để sử dụng thời gian một cách có chủ đích hơn

Điều đầu tiên là suy nghĩ về những dự định mà bạn chưa thực hiện trong thời gian của mình. Ví dụ, bạn có thể muốn đọc nhiều hơn, ra ngoài nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Khi bạn đã có những ý định đó, bạn có thể thực hiện rõ ràng hơn: 30 phút đọc sách mỗi ngày, đi bộ hoặc đi bộ đường dài trong tự nhiên bốn lần mỗi tuần, những buổi tối với gia đình sau 6 giờ chiều vào các ngày trong tuần và vui chơi nửa ngày vào cả ngày thứ bảy và chủ nhật.

Sau đó, hãy ghi chú trên lịch của bạn và cam kết với những người khác. Có thể bạn đi dạo với đối tác hoặc bạn thân của mình. Hãy lên kế hoạch cho những ngày cuối tuần và các buổi tối trong tuần của bạn với gia đình. Hãy tham gia một thử thách đọc sách hoặc dành thời gian đọc sách với gia đình.

Bạn cũng nên đặt lời nhắc để xem lại ý định của bạn vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối.

Đó là những bước đầu tiên. Công việc thực sự sẽ đến khi bạn đối mặt với sự lo ngại sự kháng cự hoặc căng thẳng và tìm cách thoát khỏi những ý định này bằng cách làm việc hoặc tìm đến những điều gây xao nhãng.

Chúng ta quay về với dự định ban đầu như thế nào?

  • Bạn hãy nhận thức rằng những thứ đó đang kéo bạn ra khỏi ý định của mình. Bạn có thể cảm thấy nó trong cơ thể của bạn không?
  • Bạn hãy tìm cách làm dịu hoặc xoa dịu nỗi sợ hãi hoặc căng thẳng. Bạn có cần một vài phút đi bộ không? Hay là hít thở sâu hơn? Một chút yêu thương? Hay là một cuộc chuyện trò?
  • Khi bạn đã bình tĩnh hơn, hãy nhắc nhở bản thân về ý định của mình. Hãy dành một phút để nhớ tại sao bạn muốn làm điều này. Ý định này có quan trọng hơn cảm giác khó chịu tạm thời do sợ hãi hoặc căng thẳng không?
  • Và hãy quay trở lại ý định của bạn với tình yêu và sự tận tâm.

Đây là một sự thực hành, và nó không tự nhiên đến với hầu hết chúng ta. Nhưng nếu bạn muốn sống một cuộc sống có mục đích hơn, thì đây là cách thực hành. Bạn thích làm gì?

Thiên Vân biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Leo Babauta
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Anh Leo Babauta là tác giả của sáu cuốn sách; là tác giả của blog Zen Habits với hơn 2 triệu người đăng ký, và cũng là chuyên gia của một số chương trình trực tuyến giúp bạn làm chủ thói quen của mình. Truy cập ZenHabits.net
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn