Thai phụ uống rượu và hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết lưu

Theo một nghiên cứu mới được Viện Y tế Quốc gia (NIH) tài trợ và công bố trực tuyến vào ngày 23/8, phụ nữ vừa hút thuốc vừa uống rượu sau 12 tuần đầu tiên của thai kỳ có nguy cơ thai chết lưu cao gấp 3 lần.

Các nhà nghiên cứu trong Mạng lưới PASS (Prenatal Alcohol in SIDS and Stillbirth phát hiện ra rằng hút thuốc lá và uống rượu trong ba tháng đầu của thai kỳ có liên quan đến nguy cơ thai chết lưu muộn gấp 2.78 lần, được định nghĩa là thai chết lưu ở tuần thứ 28 trở lên so với cho những người không hút thuốc, không uống rượu hoặc ngừng cả hai trước khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên.

Những phụ nữ cho biết họ không uống rượu, hoặc không hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trước khi kết thúc ba tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ thai chết lưu là 4 trên 1000 trường hợp mang thai. Con số này tăng lên 15 trên 1000 trường hợp mang thai khi phụ nữ tiếp tục uống rượu và hút thuốc sau tam cá nguyệt đầu tiên.

Các nhà nghiên cứu cũng xác nhận kết quả các nghiên cứu trước đó rằng phụ nữ mang thai tiếp tục uống rượu sau tam cá nguyệt đầu tiên có nguy cơ thai chết lưu cao hơn.

Nghiên cứu tiền cứu, theo chiều dọc liên quan đến tổng số 11,892 ca mang thai ở 8,506 phụ nữ từ 16 tuổi trở lên từ Nam Phi và South Dakota và North Dakota từ ngày 01/08/2007 đến ngày 31/01/2015.

Các sắc tộc của những người tham gia là 59% đa chủng tộc, 23% da trắng, 17% da đỏ Mỹ, 2% gốc Tây Ban Nha và 0.9% khác. Ở Nam Phi, đa chủng tộc được “định nghĩa là có tổ tiên từ nhiều hơn một trong số các nhóm dân cư sống trong khu vực.”

Khám thai định kỳ có thể giảm số ca thai chết lưu

Theo một báo cáo do Liên Hợp Quốc công bố, số ca thai chết lưu đã giảm xuống trước khi bùng phát COVID-19, “nhưng con số vẫn rất lớn: 1.9 triệu trẻ sơ sinh chết lưu trên toàn cầu vào năm 2019 — cứ 16 giây thì có một thai chết lưu.” Cùng năm đó, có 2.4 triệu ca tử vong ở trẻ sơ sinh.

Khoảng một nửa số ca thai chết lưu xảy ra ở sáu quốc gia trước đại dịch: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Ethiopia, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng trong thời kỳ mang thai và chuyển dạ có thể ngăn ngừa nhiều ca thai chết lưu, với gần một nửa xảy ra sau khi bắt đầu chuyển dạ.

Báo cáo cho biết: “Hơn 40% tổng số thai chết lưu xảy ra trong quá trình chuyển dạ – một trường hợp mất thai có thể tránh được nếu cải thiện việc theo dõi và tiếp cận kịp thời với các chăm sóc sản khoa khẩn cấp khi được yêu cầu.”

Số ca thai chết lưu tăng lên trong thời kỳ đại dịch 

Tỷ lệ thai chết lưu tăng lên ở một số khu vực trong thời kỳ đại dịch. Do tình trạng phong tỏa, nhiều thai phụ đã không đi khám thai định kỳ để được chẩn đoán bất kỳ biến chứng nào có thể dẫn đến thai chết lưu.

Nghiên cứu quan sát lớn nhất báo cáo sự gia tăng số lượng thai chết lưu liên quan đến dữ liệu 5 tháng của hơn 20,000 phụ nữ đã sinh con tại 9 bệnh viện ở Nepal. Tỷ lệ thai chết lưu đã tăng từ 14 trên 1000 tổng số ca sinh trước khi ngưng nhận vào nghiên cứu (từ ngày 01/01/20200 đến ngày 20/03/2020) lên 21 trên tổng số 1000 ca sinh trong thời gian phong tỏa (từ ngày 21/03/2000 đến ngày 30/05/2020). Không có trường hợp COVID-19 nào được báo cáo ở bất kỳ phụ nữ mang thai nào.

Tại London, các nhà nghiên cứu cho biết Bệnh viện Đại học St. George đã báo cáo số ca thai chết lưu tăng gần gấp 4 lần, từ 2.38 trên 1,000 ca sinh từ tháng 10/2019 đến ngày 31/01/2020 lên 9.31 trên 1,000 ca sinh từ ngày 01/02/2020 đến ngày 14/06/2020.

Meiling Lee là ký giả chuyên viết về Sức khỏe cho thời báo The Epoch Times

Thiên Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn