Thay đổi chế độ ăn uống có thể kéo dài 10 năm tuổi thọ

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng ăn uống lành mạnh hơn có thể kéo dài tuổi thọ từ 6-7 năm ở người trung niên và 10 năm ở người trẻ tuổi. 

Mọi người đều muốn sống lâu hơn. Và chúng ta thường được nghe rằng chìa khóa để sống thọ là thực hiện lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tập thể dục, tránh hút thuốc và không uống quá nhiều rượu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn uống có thể kéo dài tuổi thọ.

Các tác giả đã tập hợp dữ liệu từ nhiều nghiên cứu xem xét chế độ ăn uống và tuổi thọ, cùng với dữ liệu từ nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu, cung cấp một bản tóm tắt về sức khỏe dân số từ nhiều quốc gia. Kết hợp dữ liệu này, họ có thể ước tính tuổi thọ trung bình thay đổi như thế nào với những thay đổi liên tục về lượng trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc tinh chế, các loại hạt, các loại đậu, cá, trứng, sữa, thịt đỏ, thịt chế biến và đồ uống có đường.

chế độ ăn kéo dài tuổi thọ
(Ảnh: Engin Akyurt từ Pixabay)

Sau đó, họ đã có thể đưa ra một chế độ ăn uống tối ưu để kéo dài tuổi thọ, sau đó họ so sánh với chế độ ăn uống điển hình Tây phương – chủ yếu chứa nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, thực phẩm nhiều đường, thực phẩm đóng gói sẵn và ăn ít trái cây và rau quả. Theo nghiên cứu này, một chế độ ăn uống tối ưu bao gồm nhiều loại đậu (đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mạch và gạo lứt) và các loại hạt, cũng như ít thịt đỏ và thịt đã qua chế biến.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu áp dụng chế độ ăn uống tối ưu từ 20 tuổi sẽ tăng tuổi thọ trung bình hơn 10 năm cho phụ nữ và nam giới từ Mỹ, Trung Quốc và cả Âu châu. Họ cũng phát hiện ra rằng việc thay đổi từ chế độ ăn Tây phương sang chế độ ăn tối ưu ở tuổi 60 sẽ làm tăng tuổi thọ trung bình thêm 8 năm. Đối với những người 80 tuổi, tuổi thọ trung bình có thể tăng thêm gần 3 năm rưỡi.

Nhưng do không phải lúc nào mọi người cũng có thể hoàn toàn thay đổi chế độ ăn uống của mình, các nhà nghiên cứu cũng tính toán điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người thay đổi từ chế độ ăn Tây phương sang chế độ ăn gồm phân nửa chế độ ăn tối ưu và chế độ ăn uống điển hình của Tây phương. Họ phát hiện ra rằng ngay cả kiểu ăn uống này – mà họ gọi là “chế độ ăn uống tiếp cận khả thi” – vẫn có thể gia tăng tuổi thọ trung bình cho những người 20 tuổi hơn sáu năm đối với phụ nữ và hơn bảy năm đối với nam giới.

Bảng hiển thị lượng thực phẩm điển hình mà mọi người nên tiêu thụ hàng ngày trên mỗi loại chế độ ăn uống do Laura Brown cung cấp:

Thành phần Chế độ ăn Tây phương điển hình

(gram)

Chế độ ăn tiếp cận khả thi

(gram)

Chế độ ăn tối ưu

(gram)

Ngũ cốc nguyên hạt 50 137.5 225
Rau quả 250 325 400
Hạt 0 12.5 25
Rau họ đậu 0 100 200
50 125 200
Trứng  50 37.5 25
Sữa 300 250 200
Ngũ cốc tinh chế 150 100 50
Thịt đỏ 100 50 0
Thịt đã qua chế biến 50 25 0
Thịt trắng 75 62.5 50
Đường, nước uống có đường 500 250 0
Dầu ăn  25 25 250

Những kết quả này cho chúng ta thấy rằng việc thay đổi chế độ ăn uống lâu dài ở mọi lứa tuổi có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho tuổi thọ trung bình. Nhưng sẽ thu được lợi ích lớn nhất nếu sớm bắt đầu những thay đổi này trong cuộc sống.

Vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng tất cả các cơ chế giải thích tại sao chế độ ăn uống có thể cải thiện tuổi thọ. Nhưng chế độ ăn uống tối ưu mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong nghiên cứu này bao gồm nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Một số nghiên cứu trên tế bào con người cho thấy rằng những chất này có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương tế bào, là một trong những nguyên nhân gây lão hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn đang được tiến hành, vì vậy vẫn chưa chắc chắn liệu chất chống oxy hóa mà chúng ta tiêu thụ trong chế độ ăn uống có mang lại hiệu quả tương tự hay không. Nhiều loại thực phẩm được đưa vào nghiên cứu này cũng có đặc tính chống viêm, có thể làm chậm sự khởi phát của các bệnh khác nhau – và quá trình lão hóa.

Tất nhiên, khó có thể thay đổi chế độ ăn uống của bạn hoàn toàn. Nhưng ngay cả việc tiêu thụ một số loại thực phẩm được chứng minh là giúp tăng tuổi thọ vẫn có thể mang lại một số lợi ích.

Laura Brown, Giảng viên Cao cấp về Dinh dưỡng, Thực phẩm và Khoa học Sức khỏe, Đại học Teesside. Bài viết này được đăng lại từ The Conversation theo giấy phép Creative Commons (giấy phép Sáng tạo Công cộng). 

Tân Dân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times 

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn