Thực hành thiền định trong Nhi khoa

Trong nghiên cứu đầu tiên về hình ảnh bộ não ở người dưới 18 tuổi, chúng tôi đã phát hiện ra rằng những trẻ nhỏ thường xuyên thiền định có sự giảm hoạt động của các bộ phận trong não liên quan đến sự trầm ngâm, lơ đễnh và trầm cảm.

Hoạt động quá mức tại các vùng não DMN (default mode network), được cho là liên quan đến suy nghĩ tiêu cực về bản thân – chẳng hạn như là “Tôi là một kẻ thất bại thê thảm” thường thấy trong rối loạn tâm thần như trầm cảm.

Trong nghiên cứu, chúng tôi so sánh một hình thức gây xao lãng đơn giản (đếm ngược từ 10) với hai kiểu thiền định tương đối đơn giản: tập trung vào hơi thở và tâm trí. Trẻ em nằm trong máy quét MRI sẽ dùng những kỹ thuật này trong khi xem những băng hình gây ra sự đau đớn, ví dụ như một đứa trẻ đang bị chích thuốc.

Chúng tôi thấy rằng các kỹ thuật thiền định hiệu quả hơn sự xao lãng trong việc ức chế vùng não DMN. Khám phá này đã giúp nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của chúng tôi và các nơi khác vững mạnh hơn, cho thấy các kỹ thuật thiền định và các chương trình võ thuật dựa trên thiền định giúp giảm đau và căng thẳng ở bệnh nhi bị ung thư hoặc các bệnh kinh niên khác – cũng như anh chị em của chúng – và các em học sinh trong suốt đại dịch COVID-19.

Nghiên cứu được sinh viên y khoa Aneesh Hehr dẫn đầu.

Các kết quả đem lại ý nghĩa quan trọng vì các kỹ thuật thiền định như tập trung chú ý vào hơi thở hay chấp nhận ý niệm phổ biến trong các trường học đang ngày càng được áp dụng để giúp trẻ em đối phó với các trải nghiệm đầy căng thẳng, bao gồm tổn thương tâm lý, điều trị y tế, hay thậm chí là căng thẳng liên quan tới COVID-19.

Vì sao nghiên cứu này lại có ý nghĩa quan trọng?

Các nhà nghiên cứu có rất nhiều hiểu biết về những gì xảy ra trong bộ não và cơ thể ở người trưởng thành thực hành thiền định, nhưng dữ liệu ở trẻ em vẫn còn hạn chế. Điều quan trọng là cần hiểu được những điều xảy ra trong bộ não trẻ em khi thiền định, bởi vì bộ não đang phát triển của trẻ hoạt động khác với bộ não người lớn.

Những phát hiện trên cũng đem lại ý nghĩa nhất định khi những người chăm sóc và cung cấp dịch vụ sức khỏe thường dùng các phương pháp gây xao lãng như iPad hay đồ chơi để giúp trẻ đối phó với cơn đau và buồn khổ, như các giải pháp y học. Tuy nhiên, các kỹ thuật đó phần lớn là dựa vào đến vỏ não trước trán kém phát triển của thiếu nhi.

Điều này có nghĩa là những kỹ thuật điều chỉnh cảm xúc và căng thẳng dựa vào vỏ não trước trán có thể hiệu quả với người lớn nhưng dường như ít thích hợp với trẻ nhỏ. Các kỹ thuật thiền định có thể không phụ thuộc vào vỏ não trước trán, do đó thích hợp và hiệu quả hơn để giúp trẻ giải quyết và đối phó với căng thẳng.

Chúng ta cần làm gì tiếp theo

Chúng ta vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về cách thiền định ảnh hưởng sự phát triển bộ não ở trẻ nhỏ. Những điều đó gồm có: Loại kỹ thuật thiền định là hiệu quả nhất, số lần và thời gian thực hành lý tưởng, và thiền định có ảnh hưởng đến trẻ nhỏ khác với người lớn như thế nào.

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào một mẫu tương đối nhỏ gồm 12 trẻ em đang bị bệnh ung thư, cũng như những trẻ em sống sót sau khi có thể đã trải qua nhiều đau khổ vì [phương pháp] chẩn đoán, điều trị bệnh, và tương lai bấp bênh. Các nghiên cứu trong tương lai với cỡ mẫu lớn hơn – bao gồm những em được chẩn đoán đa dạng hơn và sớm tiếp xúc với những điều không may hoặc tổn thương tâm lý – sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về cách thiền định ảnh hưởng đến bộ não và cơ thể trẻ.

Những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiểu một cách chính xác về cơ chế hoạt động của các kỹ thuật thiền định. Nhiều nghiên cứu thú vị gần đây đã bắt đầu xem xét việc tham gia vào các chương trình thiền định và chú tâm có thể hình thành chức năng bộ não ở trẻ như thế nào.

Hiểu được cơ chế tác dụng của những kỹ thuật này cũng cần thiết để tối ưu hóa việc áp dụng các trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như đối phó với các quy trình liên quan đến kim chích, hay giúp trẻ giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng và chấn thương.

Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn