Tìm hiểu về chứng tiểu đêm và cách điều trị

Một giấc ngủ ngon là chìa khóa để giúp cơ thể bạn phục hồi sau những hoạt động gắng sức hàng ngày. Tuy nhiên, việc thường xuyên đi tiểu vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và khiến người ta kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần.

Mặc dù chứng tiểu đêm (đi tiểu nhiều lần vào ban đêm) không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng chứng tiểu đêm là đặc trưng của người cao tuổi nhưng thực tế, những người trẻ tuổi cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Theo Hiệp hội Tiêu tiểu tự chủ Quốc tế, “tiểu đêm” được định nghĩa là biểu hiện của việc “thức dậy để đi tiểu trong thời gian ngủ chính.”

Bà Guo Yijie, một bác sĩ Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), đã viết trong một bài đăng trên Facebook rằng tổng lượng nước tiểu khi ngủ vào ban đêm bằng khoảng một phần tư đến một phần ba lượng nước tiểu vào ban ngày. Sau khi chìm vào giấc ngủ, cơ thể tiết ra “hormone chống bài niệu,” có công dụng làm giảm lượng nước tiểu vào ban đêm để tạo điều kiện cho một đêm ngon giấc. Tuy nhiên, bất kỳ lý do nào làm giảm lượng hormone này thì số lượng và tần suất đi tiểu đêm ngày càng nhiều, giấc ngủ sẽ bị gián đoạn.

Bà cho biết một hoặc hai lần đi tiểu đêm trong thời gian ngủ trung bình từ bảy đến tám giờ là bình thường. Nếu giấc ngủ của bạn bị gián đoạn hơn hai lần, và mỗi khi thức dậy, bạn lại có cảm giác muốn đi tiểu thì đó được coi là bất thường. Tốt hơn hết bạn nên tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề này.

Trung y nhìn nhận về dịch chất như thế nào?

Theo Trung y, dịch cơ thể đầu tiên đi vào dạ dày, được dạ dày chuyển hóa và phân tách thành tinh khiết và không tinh khiết. Phần tinh khiết đi đến lách, và phần không tinh khiết đi đến ruột non và xa hơn. Phổi kiểm soát sự phân tán của một phần chất lỏng tinh khiết của cơ thể (đến từ lá lách) đến khoảng trống dưới da và gửi một phần dịch chất xuống thận và bàng quang.

Thận có vai trò quan trọng trong sinh lý của huyết dịch. Trung y mô tả sự hình thành nước tiểu trong thận và bàng quang là “quá trình hóa hơi.” Chức năng hóa hơi của thận đảm bảo sự phân phối hợp lý của chất lỏng trong cơ thể và bài tiết nước tiểu qua bàng quang.

Mọi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau và tương tác lẫn nhau theo lý thuyết Trung y; sự hình thành và bài tiết nước tiểu được hỗ trợ bởi mọi bộ phận của toàn bộ hệ thống bên trong. Bên cạnh thận, quá trình này còn phụ thuộc vào lá lách, phổi, gan để điều phối các chức năng tiêu hóa và hấp thụ. Bà Guo cho biết, một triệu chứng khó có thể chỉ do một yếu tố duy nhất. Do đó, ngoài việc bổ thận khí, các cơ quan khác cũng cần được cải thiện.

Trong Trung y, khí, máu và dịch cơ thể là những chất cơ bản quan trọng nhất cần thiết cho sự sống. Khái niệm “khí” có thể được hiểu là “năng lượng” hay “sức sống” tạo nên sự sống trong cơ thể. Năng lượng này đi khắp cơ thể để duy trì các hoạt động sống. Bệnh tật hoặc các tình trạng khác chỉ xuất hiện khi cơ thể bị mất cân bằng hoặc thiếu hụt khí.

“Máu” (huyết) trong Trung y chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng và giữ ẩm cho cơ thể. Bên trong, nó lưu thông đến các cơ quan, và bên ngoài, nó chảy đến da, thịt, xương và cơ. Mô hình thiếu máu làm phát sinh nhiều triệu chứng cho thấy máu lưu thông kém, năng lượng thấp và suy giảm sức sống.

3 loại tiểu đêm thường gặp

  1. Gan trì trệ và loại thiếu máu: các triệu chứng biểu hiện như thức đêm đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều; thường đi kèm với căng thẳng về cảm xúc, khô da, khô miệng, khô mắt, phân cứng, thậm chí cảm thấy tác động của khô và nóng, và các triệu chứng khác.
  1. Suy lách và loại khí ẩm: tiểu đêm thường xuyên, lượng nước tiểu bình thường, khoảng 200ml-300ml mỗi lần, nhưng kèm theo các triệu chứng ở lá lách và dạ dày: dễ bị đầy hơi, buồn nôn, kém ăn, tiêu chảy, lưỡi nhạt và kèm theo lớp phủ lưỡi trắng và dày. Ở loại này, tình trạng tiểu đêm trầm trọng hơn sau khi uống đồ lạnh.
  1. Loại thiếu hụt thận khí: ngoài việc có một lượng lớn nước tiểu vào ban đêm, vào khoảng 5 đến 7 giờ tối khi kinh lạc gặp kinh thận thì biểu hiện đi tiểu nhiều, kèm theo các triệu chứng về thận như đau thắt lưng, đầu gối, lưng dưới và các cơ, xương, v.v. Ù tai, chóng mặt và dễ mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến của loại này.

Trung y đã phát hiện ra rằng có một hệ thống “kinh mạch” trong cơ thể con người có nhiệm vụ vận chuyển “khí” và “huyết” đi khắp cơ thể. Hai chất này tuần hoàn nhằm duy trì sự cân bằng và ổn định trong các mô và cơ quan khác nhau.

Có 12 đường kinh mạch chính tương ứng với 12 cơ quan nội tạng, từ đó chúng luân chuyển xa hơn về tay, chân, đầu và mặt. Khi mọi thứ gặp trục trặc với một trong các cơ quan nội tạng, sự khó chịu cũng sẽ xảy ra ở nhiều điểm khác nhau dọc theo các đường kinh lạc tương ứng.

12 đường kinh mạch chính tuân theo lịch trình và đường đi cụ thể. Khí liên tục lưu thông qua các kinh mạch trong một chu kỳ hàng ngày. Tại một số thời điểm nhất định, cả khí và huyết tuần hoàn tối ưu các kinh lạc cụ thể.

Ví dụ, từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, khí kinh mạch chủ yếu chảy qua Kinh Phổi và những người có vấn đề về phổi thường bị ho dữ dội vào thời điểm này. Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, khí chủ yếu chảy qua kinh mạch Thận và thời điểm này rất tốt cho việc tập luyện và giúp thận bài tiết chất độc.

Trung y cho rằng, thiên nhân hợp nhất là trạng thái sức khỏe đầy đủ nhất. Do đó, sự thay đổi chu kỳ hàng năm, theo mùa, hàng ngày và theo chu kỳ thời gian trong tự nhiên có liên quan mật thiết đến sự thay đổi chu kỳ trong sinh lý và bệnh lý của con người. Lý thuyết này tương tự như “đồng hồ sinh học” của khoa học hiện đại.Vì thế, chỉ cần bạn có thể tuân theo thói quen này để phục hồi sức khỏe, bạn sẽ đạt được hiệu quả bảo toàn sức khỏe.

Một số nguyên nhân tiểu đêm thường gặp

  1. Hormone chống bài niệu tiết ra không đủ vào ban đêm và tuyến tiền liệt phì đại ở nam giới cao tuổi, chèn ép bàng quang và niệu đạo, dẫn đến đi tiểu nhiều lần cũng như tiểu ít.
  1. Các bệnh kinh niên như tiểu đường hoặc cao huyết áp.
  1. Tác dụng phụ của thuốc.
  1. Ở những người trẻ tuổi thường hay lo lắng và căng thẳng, chứng tiểu đêm thường xuyên xảy ra nếu họ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, hoặc uống đồ uống kích thích như trà, cà phê, đồ uống có đường.
  1. Viêm hoặc nhiễm trùng cũng là những lý do có thể xảy ra.

6 phương pháp điều trị

  1. Uống nước đúng cách, đúng thời điểm: Lượng nước uống khuyến nghị mỗi ngày là khoảng 6 đến 8 cốc; số lượng có thể được tăng lên, tùy vào cơ địa. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên uống nước từ từ và uống từng ngụm nhỏ. Trong ba hoặc bốn giờ trước khi đi ngủ, tốt nhất là bạn nên uống ít nước hơn.
  1. Hạn chế một số đồ uống: Giảm lượng đồ uống kích thích, chẳng hạn như trà, cà phê và đồ uống có đường, đá lạnh.
  1. Ăn ít trái cây: Trái cây chứa nhiều nước và đường, hầu hết có tính hàn. Đặc biệt tránh ăn trái cây họ cam quýt.
  1. Tập thể dục và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn giúp bạn thư giãn và giúp cho tuần hoàn dịch chất được tốt hơn, có thể giúp cải thiện dương khí và ổn định giấc ngủ vào ban đêm.
  1. Chườm ấm vùng bụng dưới (“đan điền”): Làm ấm vùng bụng dưới sẽ điều chỉnh và tiếp thêm sinh lực cho thận khí.
  1. Kiểm soát các bệnh kinh niên: chẳng hạn như bệnh tiểu đường và tăng huyết áp, và chăm sóc tốt các vấn đề như phì đại tuyến tiền liệt.

Bác sĩ Guo nói rằng những người gặp phải tình trạng tiểu đêm được khuyên nên làm theo sáu mẹo tự giúp ích cho bản thân ở trên. Nếu tình trạng của bạn không cải thiện sau khi thử những mẹo này, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ Trung y, người có thể đánh giá tình trạng của bạn và kê đơn phù hợp nhất để giúp bạn cải thiện chứng tiểu đêm.

Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

David Chu
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông David Chu là một ký giả sống ở London, đã làm việc trong lĩnh vực tài chính gần 30 năm tại các thành phố lớn ở Trung Quốc và hải ngoại, bao gồm Nam Hàn, Thái Lan, và các nước Đông Nam Á khác. Ông sinh ra trong một gia đình chuyên về Y học Cổ truyền Trung Quốc và có nền tảng về văn học Trung Quốc cổ đại.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn