WHO thay đổi tiêu chí xét nghiệm virus Trung Cộng trong nỗ lực giảm các kết quả dương tính giả

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo các chuyên gia không nên chỉ dựa vào kết quả của xét nghiệm PCR để phát hiện virus Trung Cộng.

WHO thay đổi tiêu chí xét nghiệm virus
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tổ chức một cuộc họp báo tại trụ sở của WHO ở Geneva vào ngày 24 tháng 2 năm 2020 (Ảnh: Fabrice Coffrini / AFP qua Getty Images)

Trong bản cập nhật hướng dẫn được công bố hôm 20/01/2021, WHO nói rằng các chuyên gia xét nghiệm và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng nên xem xét tiền sử của bệnh nhân, các nguy cơ dịch tễ học, kết hợp với xét nghiệm PCR để chẩn đoán virus Trung Cộng. 

Hướng dẫn mới có thể dẫn đến việc giảm đáng kể số lượng ca nhiễm virus hàng ngày.

Hướng dẫn cho rằng “Hầu hết các xét nghiệm PCR được chỉ định như một biện pháp hỗ trợ chẩn đoán, do đó, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải xem xét kết quả dựa trên sự kết hợp giữa thời gian lấy mẫu, loại bệnh phẩm, chi tiết xét nghiệm cụ thể, quan sát lâm sàng, tiền sử bệnh nhân, các mối tiếp xúc với nguồn bệnh và thông tin dịch tể.”

Không rõ tại sao cơ quan này đã phải chờ hơn một năm để đưa ra chỉ thị mới này. WHO đã không trả lời câu hỏi từ The Epoch Times.

Các nhà khoa học và các bác sĩ đã đưa ra lo ngại trong nhiều tháng về việc quá phụ thuộc và lạm dụng xét nghiệm PCR như một công cụ chẩn đoán vì nó không thể phân biệt giữa vi rút lây nhiễm còn sống với một đoạn vi rút bất hoạt không lây nhiễm.

Ngoài ra, giá trị ngưỡng chu kỳ cao của hầu hết các xét nghiệm PCR – ở 40 chu kỳ hoặc cao hơn – làm tăng nguy cơ dương tính giả. Giá trị ngưỡng cao hơn cho thấy tải lượng virus ít hơn và người đó ít có khả năng lây nhiễm hơn, trong khi một người có giá trị ngưỡng chu kỳ thấp hơn có tải lượng virus cao hơn, hoặc dễ lây nhiễm hơn.

WHO không chỉ định giá trị ngưỡng này để chẩn đoán dương tính, mà chỉ tuyên bố nên “xác định xem (một) điều chỉnh thủ công ngưỡng dương tính PCR có được nhà sản xuất khuyến nghị hay không.”

WHO thay đổi tiêu chí xét nghiệm virus
Một nhân viên y tế chuẩn bị và xử lý các xét nghiệm PCR và kháng thể của những người được cho là có thể bị nhiễm virus Trung Cộng, tại phòng thí nghiệm của Bệnh viện Karolinska ở Solna gần Stockholm, Thụy Điển, vào ngày 7 tháng 12 năm 2020 (Ảnh: Jonathan Nackstrand / AFP qua Getty Images)

Tuy nhiên, khi tỷ lệ hiện mắc của virus Trung Cộng thấp, “nguy cơ dương tính giả tăng lên” có nghĩa là “xác suất một người có kết quả dương tính (được phát hiện SARS-CoV-2) thực sự bị nhiễm SARS- CoV-2 giảm khi tỷ lệ hiện mắc giảm, bất luận tính hiệu quả được tuyên bố [của xét nghiệm PCR]. ”

SARS-CoV-2 là tên khoa học của virus Trung Cộng gây bệnh COVID-19.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết các xét nghiệm PCR của họ có ngưỡng chu kỳ là 40 chu kỳ. Cơ quan liên bang cuối cùng đã đưa thông tin về giá trị ngưỡng chu kỳ trong mục “Câu hỏi thường gặp” về COVID-19 cho các phòng thí nghiệm vào ngày 12/11/2020.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia y tế cho rằng giá trị ngưỡng 40 chu kỳ chỉ trả về kết quả dương tính giả vì các mẫu trải qua nhiều chu kỳ khuếch đại sẽ thu nhận các chuỗi RNA không đáng kể mà không tính đến khả năng virus có bất hoạt hay tải lượng virus quá thấp để gây ra vấn đề hay không.

Trước khi xảy ra đại dịch virus Trung Cộng, một cá nhân được coi là một ca nhiễm bệnh phải có kết quả xét nghiệm dương tính và có các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Nhưng để được tính là một ca nhiễm virus Trung Cộng, chỉ cần xét nghiệm PCR dương tính. Và bất kể một cá nhân được kiểm tra bao nhiêu lần, mỗi lần kiểm tra dương tính được tính là một trường hợp riêng biệt.

WHO hiện đang khuyến cáo rằng xét nghiệm PCR dương tính “không tương ứng với biểu hiện lâm sàng” nên được xác minh bằng cách lấy “mẫu bệnh phẩm mới” và kiểm tra lại.

Lời khuyên này cũng có thể giúp giảm các trường hợp virus Trung Cộng trong bệnh viện vì nó xác định rõ ràng hơn ai được coi là trường hợp nhập viện.

Giám đốc Quan hệ Quốc tế của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Vương quốc Anh, Tiến sĩ Layla McCay xác nhận với talkRADIO rằng tỷ lệ phần trăm bệnh nhân nhập viện chính thức được tính là các trường hợp dương tính thực sự đang được điều trị các bệnh khác nhau không liên quan đến COVID-19. Họ chỉ xét nghiệm dương tính với căn bệnh này tại bệnh viện mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

WHO thay đổi tiêu chí xét nghiệm virus
Ảnh: Chụp từ màn hình Twiter talkRADIO.

McCay nói: “Đúng là trong bệnh viện, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID sẽ có đầy đủ các triệu chứng. “Một số bệnh nhân nhiễm Covid như một vấn đề phụ bên cạnh nhiều vấn đề bệnh tật khác khiến họ phải điều trị trong bệnh viện.”

Một ngày sau khi WHO công bố hướng dẫn mới của mình, Cố vấn Y tế Trưởng của Tổng thống Joe Biden, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết Hoa Kỳ sẽ tái gia nhập tổ chức này.

“Vì vậy, tôi rất vinh dự được thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới,” Fauci nói. “Hôm qua, Tổng thống Biden đã ký những lá thư rút lại thông báo rút khỏi tổ chức của chính quyền trước đó, và những lá thư đó đã được chuyển tới tổng thư ký Liên hợp quốc và tới người bạn Tiến sĩ Tedros, người bạn thân yêu của tôi.”

Tedros Adhanom Ghebreyesus là tổng giám đốc của WHO.

“Hoa Kỳ cũng có ý định thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đối với các tổ chức,” Fauci nói thêm.

Vào tháng 7 năm ngoái, chính quyền Trump đã rút khỏi WHO sau khi WHO bị cáo buộc đóng vai trò giúp chế độ cộng sản Trung Quốc che đậy mức độ nghiêm trọng của virus ĐCSTQ.

Đã có nhiều phản ứng trái chiều từ Quốc hội về quyết định gia nhập lại WHO của Biden.

Dân biểu Lauren Boebert (R-Colo.) đã đưa ra một dự luật (pdf) vào ngày 21 tháng 1 để “cấm cung cấp các khoản đóng góp của Hoa Kỳ cho Tổ chức Y tế Thế giới cho đến khi Quốc hội nhận được báo cáo đầy đủ về Trung Quốc và đại dịch COVID-19, và cho các mục đích khác. ”

Bà cho biết trong một tuyên bố: “WHO lấy Trung Quốc làm trung tâm và luôn thận trọng với Bắc Kinh. Không có lý do gì người đóng thuế Hoa Kỳ phải đóng góp hơn 400 triệu đô la mỗi năm cho một tổ chức bảo trợ cho Trung Quốc và không ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch COVID-19 ”.

Trước khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi WHO, Hoa Kỳ đã đóng góp nhiều nhất cho tổ chức y tế này, theo thống kê của Bộ Ngoại giao.

Meiling Lee
Ngân Giang biên dịch

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn