Bên ngoài cuộc chiến dịch bệnh

Kể từ năm 2019, virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã lan tràn mãnh liệt trên khắp thế giới, dịch bệnh bùng phát, con người nếu coi thường cái Linh của vạn vật, sẽ lâm vào cảnh bi thảm khó khăn.

Vào năm 2021, virus biến thể ở Anh và Ấn Độ hung hăng với khả năng lây nhiễm mạnh hơn cùng khả năng gây chết người cao hơn, bất chấp việc vaccine đã được tiêm chủng, khiến nỗi sợ hãi mù mịt chiếm giữ thế giới. Dịch bệnh chồng chất dịch bệnh là nguồn gốc của sự sợ hãi, chúng cộng hưởng với nhau và càn quét khắp thế giới này.

Vào tháng 5/2021, tại Đài Loan vì một trường hợp nhiễm dịch tham gia sự kiện, khiến hình thức chống dịch “kiểu mẫu” của Đài Loan tan rã. Từ một đốm lửa nhỏ cháy lan ra cả cánh đồng, ngày càng không thể cứu vãn. Số người nhiễm bệnh đã tăng vọt từ 100 lên 1,000, rồi 10,000 người chỉ trong một thời gian ngắn, giống như một chiếc máy bay phản lực vậy. Số người chết đã tăng từ một con số lên hàng trăm, điều này khiến người ta thật run sợ.

Vào ngày 19/5/2021, Đơn vị phòng chống dịch của Đài Loan đã ngay lập tức kích hoạt cảnh báo cấp độ 3 (cao nhất là cấp độ 4), đình chỉ các lớp học dưới cấp trung học, áp dụng phương pháp dạy học trên video. Không lâu sau, bậc đại học cũng nối tiếp, ngay cả buổi lễ tốt nghiệp cũng phải cử hành online. Giáo viên và học sinh buộc phải dạy học online, đôi mắt của họ như kêu khổ thấu trời! Tất cả các chợ đêm, trung tâm vui chơi, các môn thể thao, khuôn viên trường học… cũng đều bị đóng cửa. Các cửa hàng ăn uống không được sử dụng tại chỗ, chỉ được phép mang về nhà.

Cha mẹ có thể dành thời gian nghỉ ngơi, ở nhà với con cái. Nhiều công ty đã chuyển sang làm việc trực tuyến tại nhà do phải áp dụng biện pháp kiểm soát đám đông. Tụ họp trong nhà không được quá 5 người còn tụ họp ngoài trời không được quá 10 người; Duy trì khoảng cách xã hội 1.5 mét; Ngừng tất cả các loại hoạt động tôn giáo; Tất cả các địa điểm có người ra vào, đều phải khai báo đăng ký bằng tên thật.

Vốn là ngày vui đính hôn, lại phải đăng ký kết hôn trước, sau này mới tổ chức hôn lễ. Tang lễ chẳng có cách nào, đành phải đưa tang trước, sau đó mới có thể làm lễ tế cáo biệt, người đã khuất chỉ có thể lẳng lặng đi xuống Hoàng Tuyền.

Những đứa trẻ không phải đến trường, ban đầu thì hào hứng vô cùng, rất vui vẻ. Nhưng vấn đề là các cháu không thể đi đâu được, càng không thể đi ăn uống vui chơi. Ban đầu, khi cha mẹ đi làm và con cái đi học, kể cả trong kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, họ cũng đều thu xếp cho con trẻ tham gia các hoạt động theo nhu cầu cần thiết, cả 2 bên đều cảm thấy yên ổn.

Do dịch bệnh, các bậc phụ huynh không chỉ phải san sẻ trách nhiệm của giáo viên, chăm chăm vào máy tính cho con lên lớp mà còn phải chuẩn bị ba bữa cơm, một số còn phải làm việc trên máy tính. Trẻ bị luống cuống, ngày nào cũng kêu khóc: “Sắp sập rồi!” Cha mẹ cũng căng thẳng không kém. Cứ như thế này, bệnh dịch và gia đình, bệnh dịch và tuổi trẻ, xung đột nhau dữ dội, và tất cả mọi người đều làm nô lệ của dịch bệnh .

Một cậu bé 11 tuổi với vóc dáng cứng cáp, vì bố là con một, nên khi cậu sinh ra đã là cháu vàng của ông bà nội, là cháu kim cương của bà cố nội. Cậu bé là con độc nhất trong nhà, bao nhiêu yêu thương đều dành hết cho cậu. Dưới sự che chở đó, mỗi ngày từ lúc thức dậy cậu đều trải qua một ngày vui vẻ hạnh phúc, không biết thế nào là lo lắng buồn rầu, không biết thế nào là phiền muộn.

Khi các mặt trời khác lặn, thì mặt trời số một là cậu bé. Khi ông nội qua đời, cậu bé vẫn còn chưa hiểu biết về lẽ sinh tử, trở nên buồn bực không yên. Một năm sau, mặt trời lớn nhất, bà cố nội cũng theo con trai xuống Hoàng Tuyền. Trước khi hai mặt trời kia lặn, điều không buông được nhất chính là đứa cháu trai quý giá này. Giờ đây, mặt trời của cậu bé có vẻ nhiều mây và xám xịt. Với hoàn cảnh dịch bệnh, tính tình cậu bé trở nên cáu kỉnh, một chuyện không như ý, liền trở nên vô cùng nóng nảy. Tình trạng như vậy đã kéo dài một năm rồi.

Trong thời gian có dịch, hàng ngày bị nhốt ở nhà, xem tivi đến phát chán, lại xem điện thoại đến mỏi tay. Cho dù cha mẹ vẫn yêu thương cậu, nhưng sức sống tươi mới, sinh lực thanh xuân dâng trào không có nơi nào để thể hiện, cậu bé trở thành một tiểu bạo quân, hơi một chút không vừa ý là cậu nổi trận lôi đình, không thể kiểm soát. Cuối cùng biến thành cơn thịnh nộ, không tự làm hại mình, tự mình đánh mình, thì cũng là đánh người khác. Bốn tháng gần đây, tình trạng tự hại bản thân càng ngày càng nghiêm trọng. Vì sao lại có thể xảy ra chuyện này?

Bố mẹ cháu bé rất lo lắng và muốn giúp đỡ đứa con yêu quý. Người thân và bạn bè khuyên họ đưa cháu đến bác sĩ tâm thần. Mới 11 tuổi có cần dùng thuốc hướng thần không? Kết quả sẽ như thế nào? Cha mẹ không dám nghĩ đến, cũng rất không nỡ, đi khắp nơi hỏi thăm bác sĩ, làm thế nào để giải quyết vấn đề?

Khi cậu bé xuất hiện ở phòng khám của tôi, giọng nói chuyện vang dội, khí Đan điền tràn đầy. Điều này đặc biệt nổi bật trong phòng khám vắng vẻ, cậu bé chưa bao giờ biết tới Đông y, nên rất hiếu kỳ, hết nhìn Đông lại nhìn Tây, không đợi bố mẹ đăng ký xong đã tự đi thẳng vào phòng khám.

Sở dĩ cậu bé nguyện ý đến gặp bác sĩ, là vì cha cậu nói Đông y không cần tiêm thuốc, nhưng cha cậu lại không nói rằng, Đông y có thể châm cứu. Cậu bé chạy vào phòng khám, nhìn tôi rất hiếu kỳ. Tôi và cậu bé nói chuyện phiếm với nhau, lúc đó tôi còn không biết ai là người đi khám? Và muốn khám bệnh gì?

Một lúc sau, người bố bước vào, như có một luồng gió âm u, khiến người ta thấy rùng mình. Người bố mặc quần áo màu đen, tất đen, giày da đen, ngay đến cả cả túi xách, đồng hồ, kính và mũ cũng đều là màu đen. Khi ông mô tả tình trạng của con trai mình, có rất nhiều bóng đen trong mắt của người bố, tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều bóng đen như vậy.

Đến khi người bố kể đến một nửa, thì bỗng dưng mất hồn, trống rỗng mất vài giây, lòng trắng mắt trợn ngược, thoáng chốc toàn thân tôi nổi da gà, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt của anh ấy.

Sau khi chẩn đoán tình trạng của cậu bé, cậu bé nhất định không chịu châm cứu. Để tránh chọc giận cậu bé và kích nổ “quả bom”, tôi đã dạy cậu bé xoa bóp huyệt Lao Cung thường xuyên, khi sắp nổi cáu thì ấn huyệt Hợp Cốc. Nói xong, tôi bảo cậu bé tới phòng chờ khám bệnh đọc sách, tôi cần nói chuyện với người bố một lát.

Tôi nhắc nhở người bố: Trong vòng nửa năm, đứa trẻ không nên tập thể dục ngoài trời khi trời còn chưa sáng và sau khi trời tối. Ra ngoài buổi tối phải về nhà trước 9 giờ. Đừng đưa cháu bé đi dự đám tang, đi thăm người bệnh nặng và đừng đến âm miếu.

Người bố nghe vậy, nói một cách vô cùng xấu hổ rằng, bản thân mình là miếu công, thường hay Lên đồng. Chà chà! Thảo nào trong đồng tử của anh ấy có rất nhiều bóng đen như vậy, anh ấy mang theo âm khí về nhà. Đứa trẻ bị bao xung quanh bởi ba âm khí, một âm của bà cố, hai của ông nội, ba của người cha, trường khí đều hỗn hoạn, quấy nhiễu đến sóng não của cháu, chẳng trách xuất hiện hành vi kỳ lạ. Vậy phải làm thế nào bây giờ?

Tôi khuyên người bố: Chuẩn bị một bộ quần áo, mặc khi đi chùa làm việc, trước khi trở về nhà thì cởi ra thay quần áo khác. Quần áo kia bẩn thì đi giặt, không được mang về nhà, để tránh oan thân chủ nợ đi theo về nhà. Ngoài ra, hãy tìm một ngày trên lịch thích hợp để cúng tế, lần lượt cẩn cáo với ông nội và bà cố của cháu rằng đừng lo lắng cho đứa trẻ, đừng đến gặp cháu, và nói rằng anh sẽ chăm sóc đứa trẻ tốt.

Phương thuốc sử dụng

Vốn dĩ châm cứu có tác dụng nhanh hơn, nhưng làm thế nào được, cậu bé nhất định không chịu châm cứu. Vì vậy phải kê đơn, dùng khoa học Đông dược.

Dùng Cam Thảo Tả Tâm Thang. Tất cả các bệnh liên quan đến “âm”, như sau khi đi âm miếu, đi nghĩa trang, sau khi đi đám ma, sau khi viếng lăng tẩm, cơ thể có những biểu hiện khó chịu, kiểm tra đều không có bệnh, dùng thuốc cũng không hiệu quả, dùng phương thuốc này để giải quyết.

Dùng Quy Tỳ Thang, Tỳ chủ ưu tư, Tỳ thống huyết. Tất cả các loại trạng thái tinh thần xảy ra sau khi người thân qua đời, kiểm tra vẫn bình thường, dùng thuốc vô hiệu, thì dùng phương này để giải.

Dùng Nhị Trần Thang, trị đàm hỏa nhiễu thần minh, người trẻ tuổi dùng phương này, lực mạnh hơn Ôn Đảm Thang.

Lần khám tiếp theo, giọng nói cao vang của cậu bé đã trở nên êm dịu hơn. Điều làm bố mẹ cậu bé vui nhất là trong 1 tuần uống thuốc, từ cáu gắt 2-3 lần mỗi ngày, giảm xuống còn 1 lần một tuần, hơn nữa không còn tự đánh bản thân cũng không đánh người khác. Hiệu quả tốt không cần đổi sang phương thuốc khác.

Tuần thứ ba tái khám, tâm trạng cậu bé đã hoàn toàn bình thường, khôi phục tính tình ôn hòa như trước, còn biết giúp đỡ người thân làm việc nhà. Một khó nạn không thể giải thích được, đã kết thúc như vậy.

(Trích từ “Bát diện đương phong – Tuyệt xử phùng sinh”, Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan http://broadpressinc.com/)

Lâm Mộc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Ôn Tần Dung
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung hiện là Giám đốc Phòng khám Trung y Minh Huệ ở thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong tiếp xúc và điều trị bằng Trung y, đã thực hiện trên 3 triệu mũi kim châm cứu. Bà lĩnh hội sâu sắc sự huyền diệu vô cùng của Trung y. Bà đã tập hợp những kinh nghiệm quý báu từ việc hành nghề y trong nhiều thập niên của mình để viết thành sách. Sau khi được ấn hành, các tác phẩm này rất được đón nhận. Trong đó, bà phân tích từ nông cạn đến thâm sâu bệnh lý, hướng điều trị. Đồng thời bà rất chú trọng và quan tâm đến trạng thái tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân, cố gắng giải khai những khúc mắc tâm lý của họ, vì bà quan niệm rằng “Vạn bệnh do tâm sinh.” Bà cũng là một trong những tác giả chuyên trang Trung y trên ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn