Câu chuyện Trung y: Hồi sinh từ cõi chết 

Con người từ xưa đến nay ai mà không chết? Cuộc sống muôn màu những trạng thái: sống dở chết dở, thập tử nhất sinh, sinh lão bệnh tử, tham sống sợ chết, sống mà như chết. Đứng trước sinh tử tồn vong, liệu có thể hồi sinh từ trong cõi chết không?

Một người phụ nữ 43 tuổi sống ở miền Nam (Đài Loan), là giáo viên tiểu học. Cô ấy cưới được một người chồng tốt, sinh được một cô con gái xinh đẹp, cuộc sống không thiếu cơm ăn áo mặc. Bố mẹ chồng đối xử với cô ấy như con gái ruột của họ. Một người phụ nữ hạnh phúc như vậy, sao lại có thể mắc chứng trầm cảm?

Cô ấy đã uống thuốc Tây, nhưng hai năm trở lại đây tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Vì vậy, chồng cô đã đưa người vợ yêu của mình đi khám. Khi cô giáo bước vào phòng khám, phong thái của cô thật ưu nhã, dáng người thanh tú, làn da mịn màng, khuôn mặt không có vết nám hay nếp nhăn, chỉ có ánh mắt là cô đơn hiu quạnh. Hơn nữa, chữ viết của cô trên hồ sơ bệnh án đều rất gọn gàng, đẹp đẽ, nhìn thế nào cũng không thấy sự bất thường về tinh thần.

Cô giáo khiêm tốn lễ phép, nói năng nhẹ nhàng, giọng nói uyển chuyển dễ nghe khiến người đối diện rất có hảo cảm. Là hồng nhan bạc mệnh sao? Sau khi cô giáo nói vài câu, liền lấy ra 2 tờ giấy khổ A4 viết đầy rẫy những triệu chứng khó chịu của mình, từ đầu đến chân, không có chỗ nào là ổn.

Cô giáo từ nhỏ đã sống trong một gia đình hạnh phúc, khá giả, được cha mẹ hết mực yêu thương, không có cú sốc nào lớn, cũng không bị bệnh hiểm nghèo, công tác cũng hoàn thành xuất sắc. Vậy tại sao cô lại trầm cảm? Điều gì đã gây ra trầm cảm? Hỏi gì cũng không biết. Lục bình không rễ, nên xử trí thế nào? May mắn là, cô giáo đồng ý châm cứu.

Điều trị bằng châm cứu

Trấn kinh an thần, mất ngủ, châm vào huyệt Bách Hội, huyệt Thần Đình, huyệt Ấn Đường. Can khí uất kết, đàm nhiễu thần minh, châm huyệt Hợp Cốc thấu Lao Cung và huyệt Thái Xung thấu Dũng Tuyền, kích thích nhẹ. Gan uất khí trệ, khiến tỳ vị bất hòa, ăn không ngon, phân có mùi khó chịu, châm huyệt Trung Quản, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Công Tôn. Tâm tình phiền muộn, tâm tỳ lưỡng hư, tim đập nhanh, châm huyệt Đản Trung, huyệt Nội Quan, huyệt Giản Sứ, huyệt Túc Tam Lý.

Tâm huyết suy nhược, cần bổ khí huyết, châm huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tam Âm Giao. Cổ đau và căng tức, dễ cảm lạnh, châm huyệt Phong Trì, huyệt Khúc Trì, huyệt Hợp Cốc. Đau toàn thân, châm huyệt Hợp Cốc, huyệt Thái Xung. Bổ sung dương khí, không để tâm trạng u ám, châm huyệt Bách Hội, huyệt Quan Nguyên. Chóng mặt, thường xuyên đứng không vững, đi lại vô lực, châm huyệt Bách Hội, huyệt Khí Hải, huyệt Quan Nguyên, huyệt Dương Lăng Tuyền.

Sau khi châm cứu, sắc mặt của cô giáo đã trở nên hồng hào và cảm thấy người nhẹ nhàng hơn nhiều. Nhưng khi về nhà, tình trạng lại trở về như cũ. Sau đó, bệnh trầm cảm và hoảng sợ cùng nhau tấn công khiến cô không dám đi đâu ngoài giờ đi làm.

Một tháng sau, cô giáo mới đến tái khám, lần này cô viết ba tờ giấy lớn, tất cả đều nói về thân thể khó chịu, hơn nữa còn tăng thêm chứng rối loạn hoảng sợ. Tôi đã dạy cô ấy cách xoa bóp các huyệt Thần Môn, Hợp Cốc và Nội Quan, nhưng đều không hiệu quả.

Hai tháng sau, cô giáo lại đến khám. Cô nói khi châm cứu và xoa bóp thì tinh thần có khá hơn một chút, nhưng về đến nhà là đâu lại vào đấy. Người nhà không biết phải làm sao, chỉ biết tăng liều lượng thuốc Tây y, nhưng sau khi cô uống thuốc thì người trở nên uể oải, gần như không còn sức lực để đi làm.

Bảy tháng sau cô giáo mới lại xuất hiện ở phòng khám, thăm khám rải rác như vậy, 10 tháng châm cứu 3 lần thì làm sao có thể điều trị khỏi bệnh? Cũng chẳng còn cách nào, vì chồng cô bận quá không thể đưa cô ấy đi khám bệnh thường xuyên được. Lúc này người chồng vẫn ân cần, không nóng nảy, không than phiền, chỉ có nếp nhăn trên khuôn mặt là nhiều hơn, dáng vẻ tiều tụy, u sầu.

Thực trạng hiện tại của cô giáo là một tuần chỉ có thể miễn cưỡng dạy được 1 ngày hoặc 2 ngày rưỡi, các ngày khác đều phải chi tiền mời người khác dạy thay. Hầu như toàn bộ tiền lương của cô giáo đều đã chi cho việc dạy thay này, do tuổi chưa đủ nên vẫn chưa thể nghỉ hưu. Nếu tiếp tục xin nghỉ phép, cô ấy có thể sẽ bị sa thải với lý do không thích hợp đảm nhận nhiệm vụ giáo viên. Cô ấy sợ mất thể diện, sợ để lại thành tích và danh tiếng xấu, cho nên cũng không cam tâm từ chức. Thế là có thể kiên trì bao lâu thì hay bấy lâu.

Vì chồng phải đi làm, cô giáo phải một mình lái xe nửa tiếng đồng hồ đến trường, nỗi hoảng sợ đồng hành cùng cô ấy suốt chặng đường, mỗi lần đi làm và tan làm đều là một khảo nghiệm khó khăn. Tôi đã tặng cô giáo một bông hoa sen thủy tinh có chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, dặn cô ấy treo bông hoa lên xe, để cô có thể được ban phúc lành, và động viên cô ấy vượt qua nỗi sợ hãi.

Sau đó, suốt 7 tháng trôi qua vẫn không thấy cô ấy tới tái khám, nhưng thường xuyên gọi điện kể khổ với tôi. Lần này tôi thấy cô ấy gầy đi nhiều, vừa u sầu vừa hoảng sợ rằng tại sao ngày nào mặt trời cũng mọc đằng Đông, lặn đằng Tây mà không quan tâm đến sự cô đơn của cô ấy?

Cứ thế 4 năm trôi qua, cô ấy không còn đến khám nữa, vì người cha yêu thương cô nhất đã qua đời, cô quá đau buồn đến nỗi không thể ra ngoài, ngày nào cũng uể oải. Bởi vậy, dù bận rộn đến đâu người chồng cũng phải đưa đón vợ yêu đi làm.

Cuối cùng, sau 2 năm dày vò, cô giáo đã thoát khỏi cơn ác mộng mất cha. Nhưng tạo hóa trêu ngươi, người chồng mà cô giáo vô cùng lệ thuộc lại bất ngờ bị nhồi máu cơ tim và rời khỏi thế gian! Lúc này, cô giáo tựa như nến tàn trong gió, mệnh treo sợi tơ, dường như lung lay sắp đổ, làm sao có thể vượt qua quãng đời tàn khốc còn lại?

Vào thời điểm đó, cô giáo đã bước qua tuổi 50, thật không dễ dàng gì để trải qua những nỗi đau và bước vào tuổi nghỉ hưu, nay là lúc có thể chăm sóc bản thân mình một chút. Thế nhưng căn nhà trống trải, nhìn những kỷ vật của người đã khuất khiến tâm trạng của cô càng thêm u uất và hoảng sợ, ngôi trường từng là nơi khiến cô phải trốn tránh, thì nay lại trở thành nơi cô tránh nạn.

Sau khi chồng mất, cô giáo phải một mình lái xe khi ra ngoài, bàn tay hoảng loạn luôn phải ôm ngực, vật lộn từng ngày. Chứng trầm cảm cộng thêm chứng rối loạn hoảng sợ khiến một lần nữa, cô giáo phải nhờ một người bạn đưa cô đi khám.

Cô giáo ngồi xuống ghế, câu đầu tiên của cô ấy là: “Xin bác sĩ xem giúp tôi, tôi còn có thể tiếp tục dạy học không?”. Tôi kiểm tra tình trạng thể trạng của cô ấy, để khích lệ cô ấy, tôi nói chắc nịch: “Cô có thể, cô nhất định có thể làm được. Thể trạng của cô có thể đảm đương công việc giảng dạy, chỉ cần cô mạnh mẽ hơn. Ông Trời đang bảo cô hồi sinh từ cõi chết! Về sau mọi thứ đều phụ thuộc vào chính bản thân cô, cô cần mạnh mẽ lên”. Cô giáo nghe đến đây thì mắt sáng lên, sau khi châm cứu thì mừng rỡ về nhà, quả thật là thoát thai hoán cốt.

Cứ như vậy, sau 11 năm chiến đấu với chứng rối loạn hoảng sợ vì mất đi người thân, từng người yêu thương nhất đều lần lượt rời xa. Người phụ nữ yếu đuối này đã từ trong sinh tử mà tỉnh mộng, chữa lành linh hồn của chính mình.

(Bài viết trích từ cuốn “Bát diện đương phong – Tuyệt xứ phùng sinh” do Nhà xuất bản Bác Đại xuất bản http://broadpressinc.com/)

Câu chuyện Trung y: Hồi sinh từ cõi chết 
Bìa cuốn “Bát diện đương phong”. (Ảnh do Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Lý Quân biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Ôn Tần Dung
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung hiện là Giám đốc Phòng khám Trung y Minh Huệ ở thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong tiếp xúc và điều trị bằng Trung y, đã thực hiện trên 3 triệu mũi kim châm cứu. Bà lĩnh hội sâu sắc sự huyền diệu vô cùng của Trung y. Bà đã tập hợp những kinh nghiệm quý báu từ việc hành nghề y trong nhiều thập niên của mình để viết thành sách. Sau khi được ấn hành, các tác phẩm này rất được đón nhận. Trong đó, bà phân tích từ nông cạn đến thâm sâu bệnh lý, hướng điều trị. Đồng thời bà rất chú trọng và quan tâm đến trạng thái tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân, cố gắng giải khai những khúc mắc tâm lý của họ, vì bà quan niệm rằng “Vạn bệnh do tâm sinh.” Bà cũng là một trong những tác giả chuyên trang Trung y trên ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn