Tìm lại nét hoạt bát trong trẻo cho con

Thuở thiếu thời, những đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên đáng lẽ phải được tung tăng vui đùa, vô lo vô nghĩ. Nhưng chỉ một chút sơ xuất nho nhỏ đã khiến các em không thể như vô vàn trẻ em bình thường khác…

Các bộ phận trong cơ thể đều có dây thần kinh tự chủ, vậy những dây thần kinh nào có thể tự hoạt động sau khi tách khỏi cơ thể một thời gian? Một là tạng Tâm, hay còn gọi là tâm thần. Hai là tạng Vị, hay còn gọi là vị thần. Việc mang thai có thành công hay không, cũng dựa vào việc có “thai âm” hay không, vì thai nhi bắt đầu có nhịp tim khi được 6 tuần, kể từ lúc ấy mẹ sẽ được nhận cuốn “Sổ khám thai định kỳ” để kiểm tra sức khoẻ thai nhi.

Một số trẻ sơ sinh tuy có tạng Tâm, nhưng không may tim gặp một chút khiếm khuyết thì phải làm sao?

Một cặp vợ chồng trẻ đều làm lao động phổ thông, vì áp lực kinh tế nên không dám sinh con. Sau vài năm bạt mạng kiếm tiền, cuối cùng cũng có cuộc sống ổn định thì rất muốn sinh một mụn con. Nhưng nhiều năm trôi qua vẫn chưa có tiến triển gì. Trước sự quan tâm hỏi han của người thân bạn bè, họ đâm ra lo lắng về khả năng sinh sản của mình.

May mắn thay, hai vợ chồng đã thụ thai thành công mà không cần dùng đến thuốc men, khiến ai nấy đều vui mừng. Mẹ bầu dù đã 39 tuổi nhưng cơ thể vẫn rất khoẻ mạnh, làm việc bình thường, chân tay linh hoạt. Cô thậm chí còn có thể uống nước đá như hồi chưa mang thai, thời tiết oi bức như vậy, rồi mồ hôi đổ ra như tấm như vậy, nếu không uống nước đá thì sao có thể chịu nổi?

Sau mười tháng, quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, mẹ bầu dù đã ở tuổi trung tuần, nhưng sinh con lại rất nhẹ nhàng, sinh ra một bé trai vô cùng đáng yêu. Khi con cất tiếng khóc chào đời, trong lòng cha mẹ đều đong đầy hạnh phúc như tìm thấy báu vật.

Lần đầu làm mẹ, cô vừa mừng vừa lo, nhưng niềm vui ấy chẳng kéo dài được bao lâu, thì cha mẹ chợt phát hiện tiểu bảo bối của mình hễ hơi khóc một chút là môi trở nên tím tái, hay nôn trớ, khó bú và gầy gò, mặt mũi có chút nhợt nhạt. Mặc dù yêu thương chăm sóc con trai hết mực, nhưng đến 6 tháng tuổi vẫn không thấy con lớn lên nhiều, cha mẹ vô cùng lo lắng, nên đưa con đi khám bác sĩ.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cậu bé mắc triệu chứng thông liên thất. Cha mẹ nghe được kết quả ấy chẳng khác nào tiếng sấm ngang tai, nghĩ rằng bệnh ấy rất nặng, nên vô cùng bàng hoàng lo lắng. Con tôi sẽ ra sao? Phải chữa trị như thế nào?

Tìm lại nét hoạt bát trong trẻo cho con
cha mẹ chợt phát hiện tiểu bảo bối của mình hễ hơi khóc một chút là môi trở nên tím tái, hay nôn trớ, khó bú và gầy gò, mặt mũi có chút nhợt nhạt. Ảnh minh họa. (Ảnh: Pixabay)

Triệu chứng thông liên thất là gì?

Trong cơ thể con người, hai tâm thất chính là hai ngăn ở phần dưới của tim và chúng được phân cách nhau bởi vách ngăn. Trên vách ngăn giữa hai tâm thất này nếu có một hay nhiều lỗ thủng, thì lỗ thủng ấy gọi là thông liên thất.

Thông liên thất là bệnh lý tim bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 33% các trường hợp trẻ bị tim bẩm sinh. Thống kê cho thấy cứ 300 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị thông liên thất.

Khoảng 50-70% bệnh nhi, lỗ thông liên thất sẽ dần nhỏ lại hoặc đóng hoàn toàn khi trẻ lớn lên từ 6 đến 12 tháng tuổi. Khả năng tự đóng thông liên thất càng ngày càng ít theo độ tuổi.

Cha mẹ trong lòng hoang mang, nghe bác sĩ giải thích cũng không hiểu rõ ràng. Khi nghe thông báo cần phẫu thuật thì hoàn toàn hoảng loạn. Cháu bé mới vài tháng tuổi như vậy, liệu có gặp nguy hiểm gì đến con không?

Bác sĩ cho biết, khi trẻ sinh đủ tháng, nặng 2.5 kg, thì tỷ lệ ca phẫu thuật thành công là 99%. Nhưng nếu không may rơi vào 1% thì họ sao chịu đựng nổi?

Bác sĩ lại nói, thông liên thất của bé nằm dưới van ba lá, là lỗ hổng ngoại vi của màng van, nên cũng có cơ hội tự đóng. Như vậy cha mẹ có thể đợi khi con một tuổi rồi tính tiếp. Thế là, đôi vợ chồng nâng niu chăm sóc đứa trẻ từng chút một, thậm chí vái tứ phương cầu xin Thần Phật và Bồ Tát phù hộ cho con bình an.

Sau biết bao khó khăn, đứa trẻ cuối cùng đã một tuổi, nhưng trong mắt cha mẹ vẫn luôn thấy con mình nhỏ nhắn như vậy, làm sao có thể chịu đựng nổi cơn đau phẫu thuật? Họ lại do dự, hết lần này đến lần khác, mãi đến khi đứa trẻ lên 9. Cha mẹ ngày nào cũng nơm nớp lo sợ rằng con là mệnh hệ gì thì không biết ăn nói thế nào với tổ tiên?

Khi đưa cậu bé đến khám, trong tình trạng: vùng xương ức hơi nhô ra, dễ đổ mồ hôi, thường xuyên toát mồ hôi lạnh, hay mệt mỏi, đi lại nhiều thì thở dốc, môi tím tái. Cậu bé chưa bao giờ biết chạy là gì, huống hồ là những môn thể thao khác. Trong khi bạn bè đồng trang lứa có thể chạy nhảy nô đùa vui vẻ, cậu bé chỉ biết bất lực trơ mắt nhìn…

Khuôn mặt cậu bé tái nhợt không còn chút máu. Nếu không phải đôi mắt còn chuyển động, người khác nhìn vào còn tưởng cương thi, vì ngay cả lông mày của cậu cũng mờ nhạt thưa thớt. Cậu bé rất rụt rè nhút nhát, hỏi cũng không thưa, toàn là mẹ trả lời thay, bước đi nặng nề gắng gượng, học bài cũng không tập trung lâu được. Cậu bé cao 130cm, nặng 30kg, thông liên thất rộng 1cm, phát sinh thêm triệu chứng hở van tim, và còn 11 chiếc răng vẫn chưa mọc.

Dù được bạn bè tin cậy dốc lòng giới thiệu, nhưng cha mẹ vẫn rất hoài nghi: “Trung y có thể thực sự chữa được căn bệnh khó chữa này không?” Nhưng vì không muốn con phải phẫu thuật, nên họ đã quyết định thử điều trị bằng Trung y.

Điều trị bằng châm cứu

Cậu bé rất sợ kim tiêm, nhưng nhờ những lời động viên của mọi người, thì bác sĩ đã có thể châm tại khu khoang ngực tại da đầu vùng trán và huyệt Mi Xung ở lông mày. Trong buổi chẩn đoán thứ hai, châm huyệt Bách Hội để bổ sung dương khí. Buổi thứ ba thì châm huyệt Túc Tam Lý để tăng cường điều hòa tỳ vị. Vì vách ngăn tâm thất chứa các mô cơ, Tỳ giúp duy trì chức năng mô cơ, để khoẻ tỳ thì châm huyệt Tam Âm Giao.

Tim nằm ở phần dương, là thái dương chi dương, để bổ tâm dương, điều tiết chức năng của tim, nên cần châm huyệt Nội Quan. Trong lúc châm kim, nếu cháu bé động đậy thì sẽ đau huyệt Nội Quan. Vậy nên về sau bác sĩ không châm huyệt Nội Quan nữa mà chuyển sang phương pháp xoa bóp. Để bổ sung khí huyết thì châm huyệt Túc Tam Lý và Tam Âm Giao.

Sau đó, vì dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nên chỉ châm cứu da đầu, châm huyệt Bách Hội, vùng ngực và 2 đường bên cạnh trán, thẳng với đồng tử, mỗi tuần châm một lần.

Uống thuốc theo đơn

Đối với những trẻ em chưa từng uống thuốc Trung y, bác sĩ cần chú ý đến vị của thuốc thì trẻ mới chịu uống.

Bài thuốc Linh Quế Thuật Cam Thang giúp dưỡng thần, ấm tâm dương, bổ tỳ ích khí. Chỉ với bốn vị thuốc nhưng lại có thể xua tan bệnh tật, rất công hiệu.

Bài thuốc Tiểu Kiến Trung Thang, giúp xua tan mệt mỏi và suy nhược cơ thể, điều hòa tỳ vị hư hàn, bổ khí huyết. Ngoài ra còn có thể điều trị tiêu hóa kém và chứng cảm mạo do khí hư gây ra. Đây là bài thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh tim và còn có thể dùng như một chất tạo hương vị.

Bài thuốc Chính Cam Thảo Thang, hay còn gọi là Phục Mạch Thang, có thể tư âm dưỡng huyết, ôn dương lợi khí, bồi bổ âm dương. Nó dùng để điều trị tức ngực, chóng mặt, tự đổ mồ hôi, suy nhược cơ thể. Ngoài ra còn có thể chữa cảm lạnh ở hai kinh khí huyết Thái dương và Thiếu âm. Bài thuốc này cũng giúp điều hòa chức năng tim, đặc biệt phù hợp với bệnh sa van hai lá, sa van ba lá, suy van tim, thông liên thất và nhiều bệnh khác. Nó có thể được dùng luân phiên với bài thuốc Linh Quế Thuật Cam Thang.

Sau một tháng, bổ sung thêm Tế Sinh Thận Khí Hoàn để bù đắp khí nguyên âm nguyên dương ở thận, giúp tim thận tương giao, tăng cường sức khoẻ của tim. Đồng thời, nó còn giúp kích thích mọc răng.

Ngoài ra, bổ sung Cốt Toái Bổ, giúp ôn bổ thận dương, tăng cường khả năng cơ xương. Răng cũng là một loại xương, đặc biệt thích hợp cho tình trạng răng lung lay do thận hư.

Những điều cần lưu ý

– Không nên dùng đồ ăn và thức uống lạnh. Không nên uống cà phê, trà, và rượu. Không ăn thực phẩm kích thích. Không nên ăn uống quá no.

– Ăn ít thức ăn có tính hàn. Ăn trái cây đã nấu chín, có thể ăn nho kho, long nhãn, nhưng nên ăn vừa phải. Có thể ăn kèm táo đỏ, hạt sen, củ sen, khoai mỡ, sườn heo.

– Nếu cơ thể bị phù nề do tinh thần căng thẳng, nên uống 2-5cc bơ sữa sau bữa ăn.

– Giữ gìn tâm trạng, không nên kích động quá mức, không xem phim kinh dị hoặc bạo lực.

– Bài tập tim mạch: bấm vào ngón út và ngón giữa, mỗi ngón 9 lần. Tại hai vị trí ngoài cùng của ngón út, gõ vào nhau 36 lần. Vỗ mặt trong khuỷu tay 36 lần. Vỗ vào nách 36 lần.

Duỗi thẳng hai bàn tay trong 9 giây, rồi nắm lại trong 9 giây. Thực hiện liên tục 5 lần.

Bám vào tường, kiễng chân 9 lần, sau đó dần dần tăng lên thành 36 lần.

Ngồi duỗi chân, bàn chân vuông góc với mặt đất, ngón chân đẩy về phía sau, giữ trong 5 giây. Hai chân luân phiên nhau, tổng 5 lần liên tiếp.

– Không vận động quá mức. Khi thể lực kém, tập trung vào các bài tập tốt cho tim mạch, chú trọng tĩnh dưỡng. Phơi nắng vào buổi sáng sớm và chập tối, chú ý cần phơi nắng đến tận phần mắt cá chân.

– Khi thể lực tốt hơn thì có thể từ từ tập các động tác khác, đi bộ 2 phút, nghỉ 5 phút rồi từ từ tăng thời gian đi bộ lên. Có thể lấy tiêu chuẩn đo lường là không thở dốc, môi không tím tái.

– Bốn mùa quanh năm mặc quần áo dài tay, đi tất khi đi ngủ, đội mũ giữ ấm ra ngoài khi trời lạnh.

– Tự xoa bóp các huyệt Nội Quan, Đản Trung, mỗi huyệt 36 lần, ngày xoa bóp 3 lần. Cha mẹ xoa bóp huyệt Tâm Du ở phần lưng cho trẻ.

– Sau mỗi lần đánh răng, xoa bóp nướu 9 lần để kích thích mọc răng.

– Bài tập thở: Vừa ấn huyết Nội Quan hoặc Trung Phủ, vừa hít vào bằng mũi liên tiếp hai lần và thở ra bằng miệng 1 lần. Mỗi phiên 3 lần như vậy, ngày làm 3 lần. Sau đó có thể tăng lên mỗi phiên 9 lần. Điều này giúp tăng lượng oxy trong máu.

Sau nhiều buổi châm cứu, cậu bé bắt đầu thèm ăn, đi lại không còn thở dốc. Sau 8 tháng châm cứu, cậu bé đã cao 140cm, cao thêm 10cm, nặng 38kg, tăng 8kg so với trước đây. Khuôn mặt nhỏ nhắn của cậu cuối cùng đã hết xanh xao, răng nhú lên từng ngày, hết chiếc này đến chiếc khác.

Điều khiến cha mẹ cậu bé vui mừng nhất là: lỗ thông liên thất đã thu nhỏ từ 1cm xuống còn 0.25cm, giảm thiểu đáng kể nguy cơ tim mạch có thể xảy ra. Nhưng do dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp, nên họ buộc phải chấm dứt quá trình điều trị.

Nguồn: “Bát diện đương phong – Tuyệt xứ phùng sinh” (Nhà xuất bản Broad Press Inc)

Tìm lại nét hoạt bát trong trẻo cho con
Trang bìa cuốn “Bát diện đương phong” (Ảnh: Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Lý Quân biên tập

Minh Phương biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Ôn Tần Dung
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung hiện là Giám đốc Phòng khám Trung y Minh Huệ ở thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong tiếp xúc và điều trị bằng Trung y, đã thực hiện trên 3 triệu mũi kim châm cứu. Bà lĩnh hội sâu sắc sự huyền diệu vô cùng của Trung y. Bà đã tập hợp những kinh nghiệm quý báu từ việc hành nghề y trong nhiều thập niên của mình để viết thành sách. Sau khi được ấn hành, các tác phẩm này rất được đón nhận. Trong đó, bà phân tích từ nông cạn đến thâm sâu bệnh lý, hướng điều trị. Đồng thời bà rất chú trọng và quan tâm đến trạng thái tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân, cố gắng giải khai những khúc mắc tâm lý của họ, vì bà quan niệm rằng “Vạn bệnh do tâm sinh.” Bà cũng là một trong những tác giả chuyên trang Trung y trên ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn