4 di chứng nguy hiểm của viêm phổi Trung Cộng

Nhiều người đã xem virus Trung Cộng (virus Corona) như một loại virus ở “cấp hoàn hảo”, phạm vi tấn công hết sức rộng, từ thần kinh não cho đến tất cả các cơ quan nội tạng. Một số người bệnh cho dù đã lành bệnh nhưng vẫn khó mà tránh được việc xuất hiện di chứng

4 di chứng nguy hiểm của viêm phổi Trung Cộng
Người mắc Viêm phổi Trung Cộng (Viêm phổi Vũ Hán) cho dù có hồi phục và xuất viện, nhưng vẫn phải chịu đựng một loạt sự dằn vặt sau di chứng. Hình ảnh bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân. (SRT/AFP qua Getty Images)

Mẹ của Lý Hoa (hoá danh) vốn là bác sỹ ở một bệnh viện cấp cao của Trung Quốc là một ví dụ rất điển hình. Cha mẹ ông cùng mắc viêm phổi Trung Cộng vào cuối tháng 1, phải nằm viện vài tháng. Trong quá trình hồi phục, mẹ của ông gặp nhiều vấn đề sức khỏe, đã mời rất nhiều bác sỹ đến trị liệu nhưng mãi vẫn không có hiệu quả rõ ràng.

1. Chứng chướng bụng kỳ lạ

Trên cơ thể của mẹ bác sỹ Lý Hoa xuất hiện một di chứng kỳ dị. Bà năm nay 65 tuổi, khi mắc phải virus thì có triệu chứng nhẹ, trong thời gian mắc bệnh nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng cứ luôn bị chướng bụng, đi ngoài. Sau khi về nhà vào đầu tháng 4, bà vẫn bị đi ngoài.

Lý Hoa bèn xin bác sỹ tư vấn, sau khi được kê đơn và dùng thuốc một tuần thì mẹ ông không còn đi ngoài nữa, nhưng lại đổi thành chướng bụng, táo bón; sau khi ăn cơm xong là chướng bụng, đi bộ cũng không giảm bớt.

Lý Hoa nói “tôi nghe thấy bụng bà cứ sôi ọc ọc, rồi chướng lên, bà cảm thấy nghẹt rất khó chịu, cho rằng lại là cái bệnh kia rồi, nên rất lo lắng”. Qua vài ngày thì khoang miệng của bà trở nên rất hôi, bựa lưỡi hình thành một tầng dày, không cả dám bỏ khẩu trang ra nữa.

Có người khuyên bà ăn ít và chia làm nhiều bữa, nên một ngày bà ăn 6 bữa, mỗi lần chỉ ăn một chút ít, đồng thời vận động nhiều hơn, nhưng vẫn chướng bụng. Lý Hoa cho mẹ dùng thuốc Đại Hoàng của Trung Y, trợ giúp bài khí. Cho đến đầu tháng 7, thì chứng chướng bụng của bà giảm dần, nhưng vẫn thi thoảng xuất hiện.

Ngoài chứng chướng bụng, mẹ ông còn bị táo bón, lúc bệnh tình nghiêm trọng, thậm chí còn phải dùng glycerin để rửa ruột.

Sau vài tháng dày vò, bà mẹ cao 1m70, nặng 60 kg đã gầy đến mức chỉ còn 45 kg, giống như da bọc xương.

2. Đau đầu

Trong dịch viêm phổi Trung Cộng, việc bệnh nhân bị đau đầu không phải là hiếm gặp. Đầu tháng 3, nhóm của bác sỹ Hồ Ba- chủ nhiệm khoa nội thần kinh, bệnh viện Hiệp Hòa, trực thuộc Đại học Kỹ thuật Hoa Trung, đã tiến hành nghiên cứu về hệ thần kinh của người nằm viện vì mắc viêm phổi Trung Cộng. Kết quả cho thấy trong số 214 người bệnh, thì có hơn 3/10 là có triệu chứng về hệ thần kinh, bao gồm đau đầu, động kinh, khứu giác vị giác yếu đi v.v.

Cha của Lý Hoa bị đau đầu dằn vặt nhiều lần. Khi làm chụp CT ngày 31/1, thì phát hiện viêm phổi. Ngày 2/2 ông phải nằm viện trị liệu, trong thời gian đó ông liên tục kêu đau đầu; cho đến ngày 5/3 đầu đau đến mức muốn đập vào tường, thậm chí không thở được, sau đó ông được đưa vào phòng bệnh nặng. Ngày 8/3 đột nhiên bệnh tình của ông trở nên nguy kịch, hai lá phổi trở thành màu trắng, sau khi sử dụng lượng lớn các loại thuốc như hormone, và axit photphoric, chloroquine v.v trong 2 ngày, thì mới chuyển nguy thành an.

Sau khi về nhà vào ngày 12/4, ông vẫn bị đau đầu, thông thường là đau vào buổi chiều và buổi tối, đau đến mức không dám đi ngủ, “giống như là sắp nổ vậy, từ trong ra ngoài, đau theo trạng thái như phóng xạ, đụng vào da đầu cũng đau”.

3. Tổn thương  tim

Cả cha và mẹ của Lý Hoa đều có chung một trạng thái là dễ đau đầu, đi được vài bậc cầu thang là đã thấy khó thở, thở gấp.

Hạ tuần tháng 6, Lý Hoa đưa mẹ đi làm cộng hưởng từ, phát hiện thấy virus cũng đã tấn công vào tim của bà, cho dù chức năng tim đã hồi phục, nhưng trên hình ảnh thì lớp ngoại tâm mạc , của tim đã bị thâm nhiễm mỡ.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí JAMA Cardiology, ở Vũ Hán, hơn ⅕ số người nhiễm bệnh có tổn thương ở tim, kể cả một số người bệnh không có tiền sử bệnh tim.

Các chuyên gia tim mạch  cho rằng,  tình huống dưới đây có thể dẫn đến tổn thương ở tim: thiếu oxy, tim không đủ khả năng bơm máu đi; virus xâm nhập vào tế bào cơ tim, nhưng trong một số trường hợp quá trình cơ thể đang cố gắng tiêu diệt virus thì dẫn đến đáp ứng miễn dịch quá mức, gây tổn thương cơ tim.

4. Thính giác, khứu giác và vị giác suy yếu

Sau khi đưa mẹ về nhà, Lý Hoa phát hiện thấy chức năng các giác quan của bà đều bị giảm sút. 

Ông nói, trước đây mẹ tôi nghe được rõ ràng, nhưng giờ phải nói đến mấy câu bà mới nghe thấy, phải nói rất to, nghe được rồi cũng không hiểu rõ là ý gì. Một việc rất đơn giản mà nói cả nửa ngày rồi bà vẫn hỏi: “Con nói gì thế”.

Ngoài ra, có lúc tay bà run lẩy bẩy, có lúc miệng co rút một cách vô thức, giống như di chứng sau khi tắc nghẽn mạch máu não. Có lúc thì lại cặm cụi trong nhà bếp, tự nói một mình, nói đủ các thứ, tiếng nói rất to, giống như đang nói với người khác vậy, chuyện này chưa từng có trước đây.

Cũng có trường hợp hồi phục từ bệnh viêm phổi Vũ Hán nhưng bị mất cảm giác đối với nhiệt độ, uống nước không biết nóng, khiến cho niêm mạc miệng bị bỏng rộp cả lên. Nhiều người thì mất đi  khứu giác và vị giác.

Thanh Tâm biên dịch

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn