Bản tin đặc biệt

Liên Hiệp Quốc cho rằng băng tan ở Bắc Cực là dấu hiệu chính của biến đổi khí hậu — thế nhưng, băng lại không tan

Các nhà khoa học nói rằng chính sách khí hậu dựa trên một mối quan hệ giả định giữa CO2 và mức băng ở Bắc Cực là vấn đề cần phải bàn.

Theo báo cáo đánh giá mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc (LHQ), đây là tin xấu đối với gấu Bắc Cực.

Do lượng phát thải khí carbon dioxide (CO2) và các loại khí nhà kính khác đang gia tăng, nên việc lập mô hình và các mô phỏng dự đoán rằng Bắc Cực sẽ không có băng trong suốt tháng Chín đến năm 2050.

“Chúng tôi dự đoán một Bắc Cực không có băng vào tháng Chín theo tất cả các tình huống được xem xét,” một báo cáo khoa học nhấn mạnh những phát hiện của IPCC nêu rõ. “Những kết quả này nhấn mạnh những tác động sâu sắc của lượng phát thải khí nhà kính đối với Bắc Cực.”

Một dự đoán tương tự đã được đưa ra hồi năm 2013, nhưng vào thời điểm đó, dự đoán cho rằng sẽ không có băng vào khoảng năm 2033.

“Tất cả các mô hình khí hậu đang dự đoán một mùa hè không có băng trong vòng khoảng 20 năm tới hoặc hơn nữa,” ông Ron Kwok, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cho biết vào tháng 07/2013. “Điều đó không còn quá xa nữa.”

Tuy nhiên, một báo cáo mới của ông Allan Astrup Jensen, giám đốc nghiên cứu kiêm Giám đốc điều hành tại Viện Tính bền vững của Sản phẩm và Hóa học và Độc học Môi trường Bắc Âu có trụ sở tại Đan Mạch, cho thấy rằng từ tháng 09/2007 đến tháng 09/2023, sự suy giảm băng ở biển Bắc Cực là gần như bằng 0.

“Dữ kiện cho thấy rằng phạm vi băng ở Biển Bắc Cực được đo bằng vệ tinh kể từ năm 1978 thể hiện sự thay đổi hàng năm, và đã giảm đáng kể từ năm 1997 đến năm 2007. Tuy nhiên, trước khoảng thời gian đó, từ năm 1978 đến năm 1996, xu hướng giảm là rất nhỏ, và trong 17 năm qua, từ 2007 đến 2023, xu hướng giảm cũng gần như bằng 0,” bản báo này cáo nêu rõ.

Vì vậy, không có dấu hiệu cho thấy chúng ta nên kỳ vọng rằng băng mùa hè ở Biển Bắc Cực sẽ biến mất hoàn toàn trong một hoặc hai thập niên nữa như dự đoán.”

Ông Jensen nói với The Epoch Times rằng IPCC và các tổ chức khác “loại trừ khả năng phạm vi băng ở biển này có thể mở rộng trong tương lai và thậm chí đạt các mức từ trước năm 1996.”

“Đó là bởi vì họ tin rằng nguyên nhân dẫn đến phạm vi băng ở vùng biển này là sự ấm lên được dự đoán do nồng độ CO2 tăng lên trong tầng đối lưu,” ông nói.

Ông Frank Geisel, một kỹ sư về đại dương kiêm kiến trúc sư hải quân, từng kiểm tra độ dày của băng ở Bắc Cực và Nam Cực cùng với Lực lượng Tuần duyên trong vài chuyến thám hiểm vào những năm 1980.

Ông cho biết việc đo phạm vi và độ dày băng ở biển là vấn đề cần bàn rồi sau đó kết luận rằng khí CO2 dẫn đến một sự suy giảm và cần được giảm thiểu.

“Chúng ta không thể chỉ ra lệnh và nói: ‘Nếu chúng ta làm điều này, thì điều này sẽ xảy ra,’ ông Geisel nói với The Epoch Times. “Chà, có lẽ là vậy. Nhưng có lẽ là không phải vậy.”

Than phế thải được đổ xuống gần một nhà máy thép trái phép ở Nội Mông, Trung Quốc, vào ngày 03/11/2016. IPCC cho biết phát thải khí nhà kính sẽ khiến Bắc Cực có mùa hè không có băng vào năm khoảng 2050. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Than phế thải được đổ xuống gần một nhà máy thép trái phép ở Nội Mông, Trung Quốc, vào ngày 03/11/2016. IPCC cho biết phát thải khí nhà kính sẽ khiến Bắc Cực có mùa hè không có băng vào năm khoảng 2050. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

CO2 và băng ở biển

Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) sử dụng dữ liệu từ Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Quốc gia (NSIDC) để ghi lại các mức băng tối thiểu hàng năm ở biển Bắc Cực vào tháng Chín, vào cuối mùa tan chảy vào mùa hè. Phép đo này dựa trên phạm vi băng ở biển, tức là số dặm vuông băng bao phủ Bắc Băng Dương trong một thời điểm dự kiến.

Theo The Nature Conservancy, tháng 09/1979, NOAA báo cáo rằng băng ở biển Bắc Cực tối thiểu hàng năm là 2.72 triệu dặm vuông (7.04 triệu km2). Đồng thời, nồng độ CO2 là 337.1 phần triệu (ppm).

Gần 20 năm sau, vào năm 1996, nồng độ CO2 đã tăng lên 362.58 ppm, và lượng băng tối thiểu hàng năm ở biển Bắc Cực vào tháng Chín đã tăng lên 2.93 triệu dặm vuông (7.58 triệu km2).

Sau năm 1996, phạm vi băng ở vùng biển này giảm cho đến năm 2007, với mức giảm đáng kể nhất xảy ra từ năm 2006 đến năm 2007 — từ 2.26 triệu dặm vuông (5.85 triệu km2) trong năm 2006 xuống còn 1.65 triệu dặm vuông (4.27 triệu km2) trong năm 2007. Nồng độ CO2 là 383.37 ppm.

Sau khi kết quả của năm 2007 được công bố, Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng Bắc Cực có thể “sắp” xảy ra một sự thay đổi căn bản, và hình ảnh những chú gấu Bắc Cực chết đói mắc kẹt trên những phiến băng trôi nổi đã trở nên phổ biến.

Liên Hiệp Quốc cho rằng băng tan ở Bắc Cực là dấu hiệu chính của biến đổi khí hậu — thế nhưng, băng lại không tan

Một phần do môi trường sống bị suy giảm, nên vào ngày 15/05/2008, gấu Bắc cực được đưa vào danh sách “bị đe dọa” theo Đạo luật về Các loài Có nguy cơ Tuyệt chủng.

Tuy nhiên, số ghi phạm vi băng ở vùng biển này vào tháng Chín của năm 2008 và của năm 2009 đã tăng lên, và mặc dù đạt mức thấp kỷ lục trong năm 2012, nhưng từ 2007 đến 2023 sự suy giảm lượng băng ở vùng biển này là gần bằng 0.

Gấu Bắc Cực được đưa vào danh sách “bị đe dọa” theo Đạo luật về Các loài Có nguy cơ Tuyệt chủng vào tháng 05/2008, sau khi diện tích băng ở biển Bắc Cực giảm đáng kể. (Ảnh: Ekaterina Anisimova/AFP qua Getty Images)
Gấu Bắc Cực được đưa vào danh sách “bị đe dọa” theo Đạo luật về Các loài Có nguy cơ Tuyệt chủng vào tháng 05/2008, sau khi diện tích băng ở biển Bắc Cực giảm đáng kể. (Ảnh: Ekaterina Anisimova/AFP qua Getty Images)

Tháng 09/2023 — trong điều mà bà Kapnick thuộc cơ quan NOAA gọi là “cho đến nay” là năm ấm nhất trong kỷ lục khí hậu 174 năm của NOAA — băng ở biển Bắc Cực tối thiểu hàng năm là 1.69 triệu dặm vuông (4.37 triệu km2), tăng khoảng 40,000 dặm vuông (103,599.52 km2) so với năm 2007. CO2 là 421.55 ppm trong năm 2023.

Ông Jensen cho biết cách đây một vài năm, ông bắt đầu tạo và đăng các đồ thị và biểu đồ bằng dữ liệu của NSIDC để cung cấp cho mọi người những hình dung trực quan đơn giản.

“Tôi đã gửi cho NSIDC biểu đồ đầu tiên của mình nhưng không nhận được phúc đáp nào từ tổ chức đó. Điều đó khiến tôi ngạc nhiên. Tôi cũng ngạc nhiên khi khó thuyết phục nhiều người, trong đó có các khoa học gia và thậm chí cả bằng hữu, rằng băng ở vùng biển đó không thay đổi kể từ năm 2007, mặc dù tôi sử dụng cùng một dữ liệu chính thức mà IPCC sử dụng,” ông Jensen cho hay.

“Họ bị tẩy não bởi nhiều bản tin gieo rắc hoang mang sợ hãi nói về sự sụt giảm băng ở biển Bắc Cực, và [bởi] họ có sự tôn trọng rất lớn đối với tổ chức IPCC của Liên Hiệp Quốc.”

Ông Geisel cho biết ông lo ngại một số khoa học gia và nhà hoạch định chính sách đang sử dụng “một phân tích chi tiết rất chính xác, gần như vi mô về một tình huống rất, rất vĩ mô.”

“Chúng tôi đang xem xét các quá trình thay đổi qua nhiều thập niên, và chúng tôi đang cố gắng hiểu cách mà chúng ta sẽ ứng phó trong năm nay,” ông Geisel nói:

Ông Frank Geisel, một kỹ sư về đại dương kiêm kiến trúc sư hải quân, kiểm tra băng biển ở Biển Bering. (Ảnh được đăng dưới sự phép của ông Frank Geisel)
Ông Frank Geisel, một kỹ sư về đại dương kiêm kiến trúc sư hải quân, kiểm tra băng biển ở Biển Bering. (Ảnh được đăng dưới sự phép của ông Frank Geisel)

“Nếu quý vị nghiên cứu các hệ thống thời tiết ở vùng cao Bắc Cực, thì sẽ thấy có một hệ thống áp suất cao khủng khiếp được các nhà nghiên cứu thời tiết biết rõ nằm trên đỉnh Cực. … Và hệ thống này thay đổi, và ai cũng biết rằng hệ thống này thay đổi vị trí và do đó thay đổi các kiểu thời tiết theo tần suất mỗi thập niên — chúng tôi đang nói đến 10, 12 năm.”

“Đó thực sự là những quá trình rộng lớn, dài hạn mà tất cả công nghệ của chúng ta không thể hiểu hết được.”

Ông Geisel đã tạo sự so sánh cho các nhà khoa học nào nghiên cứu kỹ lưỡng các cơn bão thông qua hình ảnh vệ tinh hay vẫn không thể hiểu đầy đủ cách thức mà những cơn bão này sẽ hoạt động trong tương lai gần.

“Chúng tôi có tất cả hình ảnh này, và chúng tôi có thể lập mô hình [những cơn bão] rất cẩn thận, và các cơn bão này có thể được lập mô hình ở quy mô khoảng 100m,” ông cho biết.

“Tuy nhiên, việc làm suy yếu cơn bão khi nó đang tiến vào bờ là không được thực hiện trên cơ sở 100m mà phải là trên cơ sở 100 dặm. Khi một cơn bão đổ bộ vào bờ biển Florida, thống đốc sẽ nói: ‘Mọi người hãy ra ngoài!’ Vì vậy, các giải pháp của những phép đo này không nhất thiết đồng nghĩa với làm suy yếu hoặc thậm chí biết được hậu quả.”

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy bão Dorian đang di chuyển về phía bờ biển Florida ở Đại Tây Dương vào ngày 01/09/2019. (Ảnh: NOAA qua Getty Images)
Một hình ảnh vệ tinh cho thấy bão Dorian đang di chuyển về phía bờ biển Florida ở Đại Tây Dương vào ngày 01/09/2019. (Ảnh: NOAA qua Getty Images)

Nghi vấn về dữ liệu

NSIDC thực hiện các phép đo vệ tinh về băng biển và ghi lại nơi có nồng độ băng ít nhất là 15% để hiểu phạm vi băng biển. Sau đó, NOAA sử dụng các phép đo tháng Chín để vẽ biểu đồ phạm vi băng biển theo thời gian.

Liên Hiệp Quốc cho rằng băng tan ở Bắc Cực là dấu hiệu chính của biến đổi khí hậu — thế nhưng, băng lại không tan

Tuy nhiên, tỷ lệ sai sót là đáng kể.

“Trong mùa hè tan chảy và đóng băng vào mùa thu, phạm vi băng có thể bị đánh giá không đúng với khoảng 1 triệu dặm vuông (2.58 triệu km2); trong thời gian giữa và cuối mùa đông trước khi băng bắt đầu tan, sai số sẽ nằm ở mức thấp nhất trong các ước tính,” NSIDC cho biết.

Theo NSIDC, dữ liệu về vùng băng biển có thể sai lệch tới 1 triệu dặm vuông (2.58 triệu km2) khi đo vào tháng Chín, so với tháng Ba, vốn có sai số nhỏ hơn.

Khi được vẽ trên biểu đồ, sự suy giảm phạm vi băng biển từ năm 1979 đến năm 2023 sử dụng con số chính xác hơn của tháng Ba cho thấy mức độ giảm một nửa ở mức 15,000 dặm vuông (38,849.82 km2) so với mức độ giảm của tháng Chín ở mức 30,000 dặm vuông (77,699.64 km2).

Ông Jensen cho biết các mô hình khí hậu chỉ đúng như dữ liệu được đưa vào.

“Sự sụt giảm mạnh về phạm vi băng biển ở Bắc Cực trước năm 2007, khi giải Nobel được trao cho IPCC và ông Al Gore, được cho là sẽ tiếp tục kéo dài mãi mãi. Trong bối cảnh đó, những dự đoán đã đúng,” ông nói.

“Tuy nhiên, khi thấy rõ rằng sự suy giảm đã dừng lại, thì lẽ ra họ nên dừng những dự đoán như vậy.”

Dữ liệu của NSIDC thể hiện các xu hướng phạm vi băng biển với lớp phủ CO2. (Ảnh: The Epoch Times)
Dữ liệu của NSIDC thể hiện các xu hướng phạm vi băng biển với lớp phủ CO2. (Ảnh: The Epoch Times)

“Tuy nhiên, điều đó là khó khăn về mặt chính trị đối với họ vì việc đó sẽ khiến toàn bộ vấn đề biến đổi khí hậu do CO2 bị nghi ngờ bởi vì sự suy giảm băng ở biển Bắc Cực từng là lý lẽ chính cho giả thuyết về CO2.”

Ngoài ra, hình ảnh vệ tinh về phạm vi băng biển không bắt đầu từ năm 1979, mặc dù hầu hết các biểu đồ đều sử dụng hình ảnh này làm điểm bắt đầu.

Sử dụng hình ảnh từ các vệ tinh cũ của mình, NASA đã ráp lại những ước tính về phạm vi băng biển từ hồi những năm 1960.

Ông Jensen nêu ra rằng mặc dù các hình ảnh vệ tinh từ những năm 1960 không chính xác như các mô hình ngày nay, nhưng vẫn đưa ra một bức tranh toàn cảnh vốn không phù hợp với những tuyên bố về phạm vi băng biển liên tục giảm của NOAA.

“Phạm vi này có thể thấp hơn trong một số năm trước năm 1978. Vì vậy, các mức của giai đoạn 1978–1996 có thể là giai đoạn tối đa. Mức tối đa như vậy có thể xuất hiện trở lại trong tương lai nếu CO2 không phải là nguyên nhân của phạm vi băng biển ở Bắc Cực,” ông Jensen nói.

Dữ liệu NSIDC thể hiện các đường xu hướng của các phép đo được thực hiện vào tháng Ba so với tháng Chín. (Ảnh: The Epoch Times)
Dữ liệu NSIDC thể hiện các đường xu hướng của các phép đo được thực hiện vào tháng Ba so với tháng Chín. (Ảnh: The Epoch Times)

Trong một báo cáo lưu trữ từ đầu những năm 1990, IPCC tuyên bố: “Kể từ khoảng năm 1976, phạm vi băng biển ở Bắc Bán cầu đã thay đổi theo một mức khí hậu không đổi nhưng vào năm 1972-1975, phạm vi băng biển ít hơn đáng kể.”

“Kể từ khoảng năm 1981, ở Nam Bán cầu, phạm vi băng biển cũng thay đổi ở mức không đổi. Từ năm 1973 đến năm 1980, có những khoảng thời gian vài năm mà phạm vi băng biển ở Nam Bán cầu lớn hơn hoặc ít hơn đáng kể so với mức điển hình trong những năm 1980.”

Ông Jensen cho biết “có vẻ rõ ràng” rằng những thay đổi ở băng biển Nam Cực chủ yếu là do El Nino và La Nina.

“Có lẽ nào dòng hải lưu Gulf Stream từ Đại Tây Dương và các dòng hải lưu khác ở Thái Bình Dương là nguồn tạo băng biển chính của Bắc Cực? Cần nghiên cứu thêm,” ông nói.

Phúc đáp của NSIDC

Khi được yêu cầu bình luận về báo cáo của ông Jensen, nhà khoa học nghiên cứu cao cấp của NSIDC Walt Meier cho biết báo cáo này “không có gì mới và không có phát hiện khoa học quan trọng nào” và năm bắt đầu được sử dụng cho báo cáo này “là mức tối thiểu thấp kỷ lục.”

Một hình ảnh mô tả bằng đồ họa về sự thay đổi phạm vi băng ở biển Bắc Cực từ tháng 09/1984 đến tháng 09/2016. (Ảnh: NASA)
Một hình ảnh mô tả bằng đồ họa về sự thay đổi phạm vi băng ở biển Bắc Cực từ tháng 09/1984 đến tháng 09/2016. (Ảnh: NASA)

“Việc sử dụng năm 2007 làm điểm khởi đầu là việc chọn một năm bắt đầu giảm đến mức tối thiểu xu hướng này và không cung cấp một thước đo thay đổi hữu ích về mặt khoa học nào. Xu hướng chung kể từ khi bắt đầu dữ liệu vệ tinh nhất quán và liên tục của chúng tôi trong năm 1979 cho thấy xu hướng giảm mạnh trong 45 năm qua,” ông Meier nói với The Epoch Times qua thư điện tử.

“17 năm từ năm 2007 đến năm 2023 là 17 năm thấp kỷ lục. Phân tích loại băng và độ dày băng cho thấy độ dày giảm đáng kể với sự biến mất gần như hoàn toàn của lớp băng lâu đời nhất và dày nhất ở Bắc Cực. Môi trường băng biển Bắc Cực về căn bản đã thay đổi so với những năm 1970 và 1980.”

Ông Meier cho biết báo cáo NSIDC chỉ bao gồm dữ liệu từ những hình ảnh vệ tinh từ năm 1979, “vì đây là ghi chép dài hạn có chất lượng cao nhất. Việc thêm dữ liệu trước đó có thể cung cấp thêm bối cảnh nhưng không làm thay đổi các kết luận vốn sử dụng dữ liệu bắt đầu từ năm 1979.”

Một chiếc thuyền lướt qua lớp băng đang tan ở bờ biển phía tây của Greenland vào ngày 28/08/2008. Nhìn chung, xu hướng dữ liệu 45 năm của NSIDC cho thấy phạm vi băng biển ở Bắc Cực vẫn tương đối ổn định, với phần lớn sự suy giảm xảy ra từ năm 1997 đến năm 2007. (Ảnh: Steen Ulrik Johannessen/AFP qua Getty Images)
Một chiếc thuyền lướt qua lớp băng đang tan ở bờ biển phía tây của Greenland vào ngày 28/08/2008. Nhìn chung, xu hướng dữ liệu 45 năm của NSIDC cho thấy phạm vi băng biển ở Bắc Cực vẫn tương đối ổn định, với phần lớn sự suy giảm xảy ra từ năm 1997 đến năm 2007. (Ảnh: Steen Ulrik Johannessen/AFP qua Getty Images)

Khi được hỏi tại sao chúng ta không thấy xu hướng phạm vi băng biển giảm tương xứng với mức tăng CO2 — nếu CO2 là nguyên nhân chính khiến băng biển suy giảm — ông Meier cho biết: “Lượng phát thải khí nhà kính ảnh hưởng đến băng biển, và khí hậu nói chung, là một ‘phương pháp lừa dối’ lâu dài.

“Luôn luôn có sự thay đổi về khí hậu, vì vậy chúng tôi cho rằng sẽ có những thăng trầm. Nhiệt độ toàn cầu không tăng đều đặn hàng năm — các yếu tố khác, chẳng hạn như El Nino hay La Nina — cũng đóng một vai trò. Nhưng mỗi năm khí nhà kính lại bổ sung thêm một chút ‘nguyên do.’”

Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của NSIDC, ở mức tăng hàng tháng cao thứ ba trong 45 năm, hồi tháng 12/2023, băng biển Bắc Cực đã tăng thêm 4.63 triệu dặm vuông (12 triệu km2).

Bản báo cáo nêu rõ rằng phạm vi băng biển tăng trung bình 33,700 dặm vuông (87,282.59 km2) mỗi ngày, “nhanh hơn rõ rệt so với mức trung bình 24,700 dặm vuông (63,972.70 km2) mỗi ngày từ năm 1981 đến năm 2010.”

Cẩm An biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times