7 mẹo để giữ hương vị thịt tươi ngon không biến chất
Thịt bạn mua về nhà một lần rất khó ăn hết, mà trực tiếp bảo quản trong tủ lạnh và làm đông lạnh, nhưng lần sau ăn có thể thịt không còn tươi nữa, thậm chí miếng thịt cũng bị khô và có mùi. Chúng ta nên bảo quản thịt như thế nào, để tránh chúng bị biến chất lại vẫn giữ được hương vị tươi ngon của thịt?
So với trước đây, các chức năng của tủ lạnh hiện đại đang thay đổi theo từng ngày. Các nhà sản xuất lớn đã liên tiếp phát triển các sản phẩm với các chức năng khác nhau, và người tiêu dùng có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. Nói chung, khi nhiệt độ cao hơn 4 ℃, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi, vì vậy thịt nên được giữ ở 0 ∼ 3 ℃.
Phương pháp làm lạnh và cấp đông để giữ nguyên vẹn độ ngon của thịt
1. Lau khô máu trên thịt
– Tình huống áp dụng: cấp đông, bảo quản lạnh
– Nếu máu vẫn còn trên bề mặt của thịt, nó sẽ dễ dàng bị đóng băng sau khi đông lạnh, và thịt sẽ bốc ra mùi lạ bất kể được làm lạnh hay đông lạnh. Vì vậy, cần ấn nhẹ thịt bằng khăn giấy để thấm bớt máu trước khi cho vào tủ lạnh.
2. Cần đóng gói thịt thật kín
– Tình huống áp dụng: đông lạnh, bảo quản lạnh
– Khi thịt tiếp xúc với không khí dễ bị oxy hóa và sinh sôi vi khuẩn. Hạn sử dụng của thịt bò chỉ từ 3 đến 5 ngày, thịt lợn từ 2 đến 3 ngày, thịt gà chỉ để được 1 ngày, nếu là thịt xay thì tốt nhất nên ăn ngay trong ngày. Nếu bạn muốn tránh sự sinh sôi của vi khuẩn, bạn có thể đóng gói chúng kín lại rồi đem đi đông lạnh, nhưng các mô tế bào dễ bị phá hủy ở nhiệt độ thấp, và việc đóng băng cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị.
3. Phân chia liều lượng trước cho mỗi lần sử dụng
– Tình huống áp dụng: đông lạnh.
– Cắt thịt thành từng miếng nhỏ, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, chia nhỏ thành từng phần mỗi lần dùng và cho vào túi zipper để vào ngăn đá tủ lạnh. Đối với thịt xay hoặc lát thịt dễ chia, bạn cũng nên xếp chúng thành từng lát rồi đông lạnh. Các loại thịt đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói hoặc xúc xích cũng có thể được bảo quản trong tủ đông.
4. Trước tiên ướp thịt với gia vị
– Tình huống áp dụng: đông lạnh, bảo quản lạnh
– Ướp thịt với các loại gia vị như xì dầu nước tương, rượu gạo mirin hoặc rượu gạo rồi cho vào tủ lạnh tiếp tục bảo quản, nó không những giúp thuận tiện bảo quản, còn ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn và kéo dài thời gian sử dụng. Thịt đã ướp cũng thích hợp để bảo quản trong ngăn đông đá, ví dụ như thịt xay có thời hạn sử dụng ngắn có thể ướp chúng sau đó đem bảo quản đông lạnh. Các loại thịt gà có độ ẩm nhiều nước hơn, trước tiên có thể đem chúng đi hấp, rồi đông lạnh, hoặc có thể bảo quản chung với canh gà.
5. Đặt lên đĩa kim loại để làm đông nhanh
– Tình huống áp dụng: đông lạnh.
Nếu tủ lạnh lúc nào cũng mở ra đóng vào, thì nhiệt độ tủ lạnh sẽ lúc cao lúc thấp, khiến cho thịt càng nhanh biến chất. Nên trải thẳng thịt trên mặt bàn sau đó bọc chúng trong màng bọc thực phẩm, rồi đặt chúng trên đĩa bằng kim loại có độ dẫn nhiệt tốt để giữ nguyên hương vị của thịt. Đợi đến khi thịt đông lại, sau đó có thể bỏ vào túi zipper khóa kéo và phong kín không khí bên trong túi.
6. Rã đông thịt trong ngăn lạnh của tủ lạnh
– Tình huống áp dụng: đông lạnh.
– Nếu đem thịt rã đông trong nhiệt độ phòng sẽ làm mất độ ẩm của thịt và hương vị cũng giảm, điều này làm chất dinh dưỡng trong thịt bị giảm đáng kể, hương vị cũng bị giảm theo. Vì vậy chúng ta nên rã đông thịt bằng cách bỏ chúng vào ngăn lạnh trong tủ lạnh, hoặc đặt chúng vào nơi có nhiệt độ hơi thấp trong ngăn lạnh để thịt rã đông một nửa. Nếu bạn sử dụng lò vi sóng, có thể dùng cùng một lò vi sóng để rã đông một nửa, không cần phải rã đông chúng hoàn toàn.
7. Dùng hết trong vòng một tháng
– Tình huống áp dụng: đông lạnh.
– Sau khi các loại thịt được xử lý, hãy nhớ đánh dấu ngày đông lạnh chúng.Thịt sống chỉ thích hợp để đông lạnh từ 2 đến 3 tuần; thịt đã nấu chín nên ăn trong vòng 3 đến 4 tuần đông lạnh để tránh chúng mất đi hương vị. Một khi thịt bị oxy hóa hoặc lượng nước trong thịt bốc hơi, mùi vị thịt sẽ kém đi, vì vậy cần phải đặc biệt chú ý.
Trích từ “Bách khoa toàn thư về thực phẩm cải thiện sức khoẻ thân thể đến từ NHK Nhật Bản” của tạp chí văn hoá Phương Chu xuất bản.