Bản tin đặc biệt

Ẩn đằng sau các chính sách khí hậu là dữ liệu từ các trạm nhiệt độ không còn tồn tại

Hàng trăm trạm khí hậu ‘ma’ không còn hoạt động; thay vào đó nhiệt độ ghi nhận từ các trạm xung quanh được gán cho những trạm ma này.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) dự đoán trong tháng Bảy, tháng Tám, và tháng Chín sẽ nóng hơn bình thường. Và đối với những người xem nhiệt độ ấm hơn là chuyện mơ hồ, thì đó là một nguyên nhân đáng lo ngại.

“Trái đất đang phát đi một lời kêu gọi đầy tuyệt vọng,” Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói hôm 19/03. “Báo cáo Tình trạng Khí hậu Toàn cầu mới nhất cho thấy một hành tinh đang ở bên bờ vực thẳm.”

“Ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch đang khiến khí hậu trở nên hỗn loạn. Còi báo động đang vang lên trên tất cả các chỉ số chính: Năm ngoái chứng kiến sức nóng kỷ lục, mực nước biển kỷ lục, và nhiệt độ bề mặt đại dương kỷ lục. … Một số kỷ lục không chỉ đứng đầu bảng xếp hạng mà còn phá vỡ bảng xếp hạng.”

Trong bài diễn văn Thông điệp Liên bang năm 2023, Tổng thống Joe Biden gọi tình trạng khí hậu này là “một mối đe dọa hiện hữu.” Ông nói: “Hãy đối mặt với thực tế. Cuộc khủng hoảng khí hậu không quan tâm liệu quý vị đang ở tiểu bang đỏ hay xanh.”

Trong bài diễn văn năm 2024, ông nói: “Tôi không nghĩ có ai trong số quý vị cho rằng không còn một khủng hoảng khí hậu nào nữa. Ít nhất, tôi hy vọng quý vị không nghĩ vậy.”

Khi truy vấn nhiệt độ trong quá khứ để so sánh với hiện tại, và, quan trọng hơn, là cung cấp thông tin về chính sách khí hậu trong tương lai, các quan chức như ông Guterres và Tổng thống Biden một phần dựa vào số liệu nhiệt độ từ Mạng lưới Khí hậu Lịch sử Hoa Kỳ (USHCN).

Mạng lưới này được thành lập để cung cấp “số ghi khí hậu trong lịch sử chính xác, không thiên vị, cập nhật dành cho Hoa Kỳ,” NOAA tuyên bố, và mạng lưới này đã ghi lại hơn 100 năm nhiệt độ tối đa và tối thiểu hàng ngày từ các trạm trên khắp Hoa Kỳ.

Theo các chuyên gia, vấn đề là ngày càng nhiều trạm của USHCN không còn tồn tại nữa.

Ẩn đằng sau các chính sách khí hậu là dữ liệu từ các trạm nhiệt độ không còn tồn tại

Trung tá John Shewchuk, một nhà khí tượng học tư vấn được chứng nhận cho biết, “Về mặt thực tế, các trạm này đã không còn nữa — nhưng vẫn báo cáo dữ liệu — giống như một phép thuật vậy.”

“NOAA ngụy tạo dữ liệu nhiệt độ cho hơn 30% trong số 1,218 trạm báo cáo vốn không còn tồn tại của USHCN.”

Ông gọi đó là những trạm “ma.”

Ông Shewchuck cho biết các trạm USCN đạt tối đa 1,218 trạm vào năm 1957, nhưng sau năm 1990, số lượng trạm hoạt động bắt đầu giảm do thiết bị cũ kỹ và nhân sự về hưu.

NOAA vẫn ghi lại dữ liệu từ các trạm ma này bằng cách lấy số đo nhiệt độ từ các trạm xung quanh, và ghi lại mức trung bình của các trạm này gán cho trạm ma, theo sau là chữ “E,” tức là ước tính.

Tổng thống Joe Biden, cùng với các quan chức cơ quan, nói trong cuộc họp về tình trạng nắng nóng khắc nghiệt, tại Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 27/07/2023. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP qua Getty Images)
Tổng thống Joe Biden, cùng với các quan chức cơ quan, nói trong cuộc họp về tình trạng nắng nóng khắc nghiệt, tại Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 27/07/2023. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP qua Getty Images)

Ông Anthony Watts, nhà khí tượng học và thành viên cấp cao về môi trường và khí hậu tại Viện Heartland, cho biết việc đưa thêm dữ liệu trạm ma có nghĩa là “các báo cáo hàng tháng và hàng năm của NOAA không phản ánh đúng thực tế.”

“Nếu loại quy trình này được sử dụng tại tòa án thì bằng chứng sẽ được xem là bị ô nhiễm.”

Dữ liệu quan trọng

Bản ghi dữ liệu USCN hoàn thiện của NOAA có sẵn trên trang web của họ, khiến dữ liệu này trở thành một công cụ quan trọng để các nhà khoa học kiểm tra xu hướng nhiệt độ kể từ trước Cách mạng Công nghiệp.

Ẩn đằng sau các chính sách khí hậu là dữ liệu từ các trạm nhiệt độ không còn tồn tại

Ông Jamal Munshi, giáo sư danh dự tại Đại học Tiểu bang Sonoma của California, đã viết trong một bài báo năm 2017 rằng vì nhiều trạm ở USHCN và dữ liệu của các trạm này nguyên có từ những năm 1800 nên dữ liệu này đã “được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hiện tượng ấm lên toàn cầu.”

“Nỗi sợ hãi về sự ấm lên toàn cầu do con người gây ra đã tạo ra mối quan tâm lớn đến các xu hướng nhiệt độ đến mức ngay cả những thay đổi nhỏ trong số ghi nhiệt độ cũng được xem xét kỹ lưỡng, và những tác động gây tranh cãi về ảnh hưởng của dữ liệu đó đối với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, và mực nước biển dâng cao được cân nhắc so với chi phí giảm thiểu lượng phát thải như một cách để kiểm duyệt những thay đổi này,” ông Munshi viết.

“Chính sách năng lượng và phát triển trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi những đánh giá này.”

Ông Shewchuk cho biết dữ liệu USCN là dữ liệu nhiệt độ theo lịch sử trong dài hạn duy nhất mà Hoa Kỳ có được.

“Trong những ngày ‘khủng hoảng khí hậu’ rõ ràng này, quý vị sẽ nghĩ rằng việc duy trì các trạm báo cáo nhiệt độ thực tế sẽ là ưu tiên hàng đầu — nhưng thay vào đó, họ lại tạo ra dữ liệu cho hàng trăm trạm vốn không tồn tại. Đây là một cách kỳ lạ để theo dõi khí hậu được cho là một mối đe dọa hiện hữu,” ông nói.

Một thành viên của nhóm thời tiết phá dỡ một trạm thời tiết trên đầu một chiếc xe tải radar đang được trưng bày trong ngày giáo dục của NOAA để tìm hiểu về lốc xoáy, ở Memphis vào ngày 08/02/2023. (Ảnh: Seth Herald/AFP qua Getty Images)
Một thành viên của nhóm thời tiết phá dỡ một trạm thời tiết trên đầu một chiếc xe tải radar đang được trưng bày trong ngày giáo dục của NOAA để tìm hiểu về lốc xoáy, ở Memphis vào ngày 08/02/2023. (Ảnh: Seth Herald/AFP qua Getty Images)

“Dữ liệu được quan sát là có thật. Dữ liệu bị thay đổi và ngụy tạo là không có thật. Thế thôi.”

Trang web này, noaacrappy, liệt kê tất cả các trạm ma, hay còn được gọi là “thây ma,” cùng với vị trí, thời gian đóng cửa, và sau đó liên kết đến các số ghi nhiệt độ của NOAA.

Điều đáng chú ý là bản đồ này cho thấy, không phải tất cả các trạm được sử dụng để tự ý thêm dữ liệu nhiệt độ đều ở gần trạm đã đóng cửa. Do đó, theo giả thuyết, có thể vì các trạm của Thành phố Oklahoma đều là “thây ma”, nên dữ liệu được thêm vào đến từ những nơi rất xa như Gainesville, Texas, cách đó hơn 136 dặm, và Enid, Oklahoma, cách đó hơn 100 dặm.

Ẩn đằng sau các chính sách khí hậu là dữ liệu từ các trạm nhiệt độ không còn tồn tại

Ông Shewchuk nói: “Vì nhiều lý do khác nhau, NOAA cảm thấy cần phải thay đổi dữ liệu này thay vì khắc phục các trục trặc trên thiết bị mà họ cho là đang tồn tại.”

“Việc sửa chữa các trạm báo cáo nhiệt độ không phải là khoa học hỏa tiễn. Nếu chúng ta có thể lên không gian để sửa kính viễn vọng Hubble thì chắc chắn chúng ta có thể xuống trái đất để sửa một vài chiếc nhiệt kế.”

Việc NOAA sử dụng các trạm nhiệt độ ma không phải là hiện tượng mới đây. Vào năm 2014, ông Watts đã nêu vấn đề về các trạm ma và dữ liệu xấu với nhà khoa học trưởng của NOAA tại Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia, ông Tom Peterson, và nhà khí hậu học tiểu bang Texas, ông John Nielsen-Gammon, người đã xác nhận rằng có một vấn đề.

“Anh Anthony – Tôi vừa kiểm tra tất cả các trạm USHCN của Texas. Có đến 13 trạm chỉ ước tính thay vì có dữ liệu đúng một cách rõ ràng,” ông Nielsen-Gammon viết trong thư điện tử gửi ông Watts, theo một báo cáo trên trang web của ông.

“Đó là một lỗi, một lỗi khá lớn. Và khi anh Zeke [Hausfather] thực hiện một phân tích sơ lược vào tối thứ Năm, anh ấy phát hiện ra rằng lỗi này có tính hệ thống đối với toàn bộ dữ liệu thu thập được, và có đến 10% các trạm chỉ đưa ra dữ liệu ‘ước tính’ kéo dài hơn một thế kỷ.

Vào thời điểm đó, ông Watts đã báo cáo trên trang web về khí hậu của mình, “Watts Up With That,” rằng NOAA đang xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và mong họ sẽ sớm đưa ra bản sửa lỗi.

Việc sửa lỗi đó không bao giờ thành hiện thực. “Họ vẫn đang làm điều đó, và thậm chí còn tệ hơn,” ông nói.

Trang web của NOAA nêu rõ Chương trình Quan sát viên Hợp tác của NOAA, gồm các trạm USHCN, là một mạng lưới quan sát thời tiết hàng ngày được thực hiện bởi hơn 8,500 tình nguyện viên.

Ông Watts cho biết quy trình dành cho tình nguyện viên “đòi hỏi nhiều lao động.”

(Từ trái sang) Ông Philippe Papin, chuyên gia về bão tại Trung tâm Bão Quốc gia và ông Richard Pasch, chuyên gia cấp cao về bão, tiến hành theo dõi thời tiết bất ổn ở phía đông Vịnh Mexico ở Miami vào ngày 31/05/2023. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)
(Từ trái sang) Ông Philippe Papin, chuyên gia về bão tại Trung tâm Bão Quốc gia và ông Richard Pasch, chuyên gia cấp cao về bão, tiến hành theo dõi thời tiết bất ổn ở phía đông Vịnh Mexico ở Miami vào ngày 31/05/2023. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)

“Công việc này yêu cầu mọi người ghi lại nhiệt độ cao và thấp, lượng mưa, nhiệt độ tại thời điểm quan sát, và thực hiện vào một thời điểm rất cụ thể, hàng ngày. Và dữ liệu này sau đó phải được lưu trữ và gửi đến Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia ở Nashville, hiện được gọi là Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia,” ông cho biết.

“Một số vẫn được lưu trữ trên giấy, một số vẫn được thực hiện bằng cách lưu trữ trên điện thoại. Công việc này đòi hỏi rất nhiều sự cống hiến và nỗ lực từ phía người quan sát. Đó là một công việc không có lợi lộc gì. Và do đó, những người quan sát đã biến mất. Rất nhiều người trong số họ đã rời đi bởi kiệt sức cho đến chết. Rồi sau đó sẽ không ai đảm nhận công việc đó nữa.”

Ẩn đằng sau các chính sách khí hậu là dữ liệu từ các trạm nhiệt độ không còn tồn tại

Ông Watts giải thích rằng khi điều đó xảy ra, thay vì trừ ra các trạm không người vận hành khỏi tổng số trạm USHCN, thì NOAA lại tạo ra một vài trạm từ các trạm xung quanh.

“Thế rồi, chúng tôi kết thúc với mới dữ liệu này mà về cơ bản là một mớ hỗn độn, và không có thật trong hầu hết các trường hợp,” ông Watts nói.

Ông Shewchuk cho biết với tư cách là nhà khí tượng học tư vấn pháp y, ông đã đưa ra các báo cáo của nhân chứng chuyên môn cho các vụ án pháp lý.

“Tôi chỉ sử dụng các quan sát dữ liệu thời tiết nguyên bản chính thức ‘được chứng nhận của NOAA,” ông nói. “Nếu tôi sử dụng dữ liệu ‘đã bị thay đổi’ hoặc ‘ngụy tạo,’ thì tôi sẽ bị đưa ra tòa.”

Biện minh của NOAA

Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia của NOAA đã xác nhận với The Epoch Times rằng họ sử dụng dữ liệu trạm “ma.”

Để giải thích, họ cho biết: “NOAA cung cấp các ước tính về các giá trị nhiệt độ hàng tháng bị thiếu trong bộ dữ liệu USHCN phiên bản 2.5. Phương pháp ước tính các giá trị còn thiếu được mô tả trong tài liệu tổng quan USHCN phiên bản 2, và các giá trị được ước tính sẽ được ghi chú bằng một cờ cảnh báo cụ thể như được mô tả trong báo cáo của USHCN.

Sinh viên Đại học Illinois mang theo một trạm thời tiết có tên StickNet, thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, và gió trong ngày giáo dục của NOAA để tìm hiểu về lốc xoáy ở Memphis vào ngày 08/02/2023. (Ảnh: Seth Herald/AFP qua Getty Images)
Sinh viên Đại học Illinois mang theo một trạm thời tiết có tên StickNet, thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, và gió trong ngày giáo dục của NOAA để tìm hiểu về lốc xoáy ở Memphis vào ngày 08/02/2023. (Ảnh: Seth Herald/AFP qua Getty Images)

“Cờ này được sử dụng để phân biệt các giá trị quan sát được với các giá trị ước tính. Thuộc tính cung cấp các giá trị ước tính để tạo ra các khoảng thời gian ghi chép thống nhất cho các trạm nhiệt độ hàng tháng này có phần độc đáo đối với dữ liệu hàng tháng của USHCN, vốn đã cung cấp các ước tính trong nhiều thập niên.”

“Mặc dù những ước tính này được cung cấp dưới dạng dịch vụ cho những người dùng có thể hưởng lợi từ tính đầy đủ của dữ liệu do USHCN cung cấp, nhưng bản thân NOAA không trực tiếp sử dụng các ước tính cho các trạm đã đóng cửa (hoặc trong giai đoạn đầu trước khi số ghi được quan sát bắt đầu) trong các hoạt động giám sát khí hậu của chính mình.”

Ông Shewchuk không tin vào phúc đáp của NOAA.

“Đó là một trò chơi sinh tồn,” ông nói. “Dữ liệu ‘USHCN’ hiện được bao gồm trong nhiều bộ dữ liệu lớn hơn với nhiều tên gọi khác nhau, vì vậy giờ đây một số người có thể chính thức tuyên bố rằng ‘USHCN’ không được sử dụng như một tổ chức duy nhất.

“Tuy nhiên, tất cả dữ liệu USCN thực sự được sử dụng cho tất cả các nghiên cứu lịch sử trong khí hậu vì dữ liệu USCN là dữ liệu duy nhất có niên đại hơn 100 năm. Nếu không có dữ liệu trong lịch sử này, thì chúng ta sẽ mù quáng về biến đổi khí hậu.”

Ông nói thêm: “Nếu NOAA không sử dụng dữ liệu USHCN thì tại sao họ lại sử dụng tiền thuế của chúng ta để cập nhật các tệp dữ liệu USHCN hàng ngày? Tại sao họ lại sử dụng tiền thuế của chúng ta để định kỳ quay lại và thay đổi lại dữ liệu nhiệt độ đã thay đổi trước đó?”

Vấn đề nghiêm trọng hơn

Theo ông Watts, các trạm ma có vấn đề nhưng chỉ là một phần của vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều.

Ẩn đằng sau các chính sách khí hậu là dữ liệu từ các trạm nhiệt độ không còn tồn tại

Ông giải thích rằng một số tổ chức khác nhau — chẳng hạn như Copernicus của Ủy ban Âu Châu, Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard (GISS) của NASA, Nhiệt độ Bề mặt Trái đất của Berkeley (BEST), và NOAA — phát hành dữ liệu khí hậu hàng tháng và hàng năm và tự quảng cáo là có “dữ liệu độc lập.”

“Đó là một lời dối trá,” ông Watts nói về tuyên bố dữ liệu độc lập này.

“Bộ dữ liệu USHCN và bộ dữ liệu phân chia khí hậu nClimDiv [mới] [sử dụng cùng một trạm và có cùng một vấn đề] đến từ [Chương trình] Quan sát viên Hợp tác ở Hoa Kỳ.

Các nhà hoạt động từ nhóm khí hậu Thứ Sáu vì Tương lai hô khẩu hiệu và tuần hành trong cuộc đình công vì khí hậu toàn cầu ở New York vào ngày 03/03/2023. (Ảnh: Ed Jones/AFP qua Getty Images)
Các nhà hoạt động từ nhóm khí hậu Thứ Sáu vì Tương lai hô khẩu hiệu và tuần hành trong cuộc đình công vì khí hậu toàn cầu ở New York vào ngày 03/03/2023. (Ảnh: Ed Jones/AFP qua Getty Images)

“Tương tự như vậy, trong phần còn lại của thế giới, có một [Chương trình] Quan sát viên Hợp tác cũng gặp phải những vấn đề tương tự về sự tiêu hao nhân lực và kém năng lực. Và chương trình đó được gọi là GHCN, Mạng lưới Khí hậu Lịch sử Toàn cầu.

“Tất cả các tổ chức khác nhau ngoài kia, như NOAA, GISS, BEST, tất cả các tổ chức mà tôi đã liệt kê, đều sử dụng cùng một dữ liệu từ GHCN. Và tất cả họ đều áp dụng bộ điều chỉnh ‘khẩu vị đặc biệt’ của riêng mình để tạo ra những gì họ tin là đúng.

“Gần giống như mỗi tổ chức này đang tạo ra phiên bản thực sự của Chúa. Quý vị biết đấy, điều này giống như một tôn giáo. Họ đang sử dụng các kỹ thuật toán học và thống kê khác nhau để tạo ra phiên bản thực tế về khí hậu của họ.

“Và tất cả đều quay trở lại cùng một bộ dữ liệu của trạm ma ban đầu, có vị trí kém, được bảo trì kém trên khắp thế giới. USCN và GHCN cùng đại loại như vậy. Vì vậy, không hề có bộ dữ liệu nhiệt độ độc lập. Thực sự là không có thật khi có người tuyên bố điều này.”

Ông Shewchuk cho biết hiện tượng trái đất ấm lên kể từ những năm 1800 ít hơn nhiều so với báo cáo, nhưng ngay cả khi không phải như vậy thì nhiệt độ ấm hơn là do tự nhiên — không phải do con người tạo ra — và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.

“Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn băng tan sau Thời kỳ Tiểu Băng Hà vì chu kỳ mặt trời Bray và Eddy vẫn đang trong giai đoạn ấm lên,” ông nói. “[Carbon dioxide] là một loại khí nhà kính, nhưng sự góp phần của nó vào sự ấm lên ngày nay là không đáng kể. Bất cứ khi nào ai đó hỏi tôi lượng CO2 ‘nhân tạo’ đang làm nhiệt độ Trái đất tăng lên bao nhiêu, tôi sẽ trả lời: ‘Việc lông mi mới mọc có làm tăng cân của quý vị không?’

“Không có tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Trên thực tế, mọi thước đo về thời tiết khắc nghiệt đều đang giảm dần — kể cả lốc xoáy và bão. Hơn nữa, hiện tượng ấm lên toàn cầu (ít nhất là hiện tượng này rất ít) và lượng CO2 ngày càng tăng đều có lợi cho sự sống trên Trái đất. Lịch sử cho chúng ta thấy rõ ràng rằng sự sống phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ ấm áp (như Thời kỳ Ấm áp thời Trung cổ) và suy yếu trong thời kỳ mát mẻ (như Thời kỳ Tiểu Băng Hà).

Ông chỉ ra rằng ngay cả NOAA và NASA cũng báo cáo rằng lượng CO2 tăng lên đã “làm xanh hành tinh” và tăng cường sự phát triển của thực vật, mà điều này mang lại lợi ích cho việc sản xuất lương thực.

“Chúng ta nên tôn vinh CO2 — chứ đừng xem nó như ác quỷ.”

Nhóm biên dịch tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times