Chính phủ là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu 

Không có nông gia thì không có lương thực. Có vẻ như là một điều hiển nhiên, phải vậy không? Tuy nhiên, điều này không đúng với đối với nhiều chính phủ nào trên thế giới đang thực hiện các chính sách chuyên chế dưới chiêu bài “cắt giảm lượng phát thải.” Thực tế khắc nghiệt của những chính sách này là đã buộc các nông gia phải rời bỏ ngành nông nghiệp. Chúng tôi thấy điều này qua sự ứng phó của chính phủ trước đại dịch COVID-19, điều này cho chúng ta thấy thực tế nghiệt ngã là chuỗi cung ứng thực phẩm của chúng ta yếu kém đến mức nào. Đại dịch cũng cho thấy một số chính phủ dễ dàng sẵn sàng sử dụng các chính sách độc đoán để khẳng định quyền kiểm soát người dân của họ. Nhiều quốc gia đã sử dụng quyền hạn khẩn cấp được gia hạn của mình để đưa ra các chính sách về biến đổi khí hậu khắc nghiệt nhằm vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm lượng phát thải để họ có thể đạt được mục tiêu không khí thải. Nhiều chính sách trong số này đã gây ra hậu quả thảm khốc ở một số quốc gia. Những quốc gia khác đang đe dọa phá hủy hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm hiện có mà hàng triệu người dựa vào để tồn tại. Và những nông gia cùng nhìn nhận những chính sách này dường như không chỉ nhằm mục đích cắt giảm phát thải — trên thực tế, họ cho rằng một số người xem đó là một trò chơi quyền lực được che đậy để giành quyền kiểm soát đất nông nghiệp. Anh Roman Balmakov, người dẫn chương trình Facts Matter trên Epoch TV, sẽ cùng trò chuyện với chúng ta. Anh ấy đã đi khắp thế giới để nói chuyện trực tiếp với nông gia ở một số quốc gia để ghi hình cho bộ phim tài liệu “Không có nông gia, Không có lương thực.”