Đơn giản hoá căn nhà: một thử thách lấy cảm hứng từ chủ nghĩa tối giản
Chuyên gia thiết kế nội thất Joseph Pubillones chia sẻ vài mẹo giúp bạn sắp xếp căn nhà lấy cảm hứng từ chủ nghĩa tối giản, không chỉ là đồ đạc mà còn là phong cách sống
Trong 10 năm qua, mỗi năm khi bước sang một năm mới, tôi cố gắng sắp xếp lại để cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Ồ, không phải tôi đang nói đến cân nặng hay quyết tâm của năm mới mà thường bị lãng quên chỉ sau một vài ngày đâu nhé.
Tôi đang cố đưa ra lời khuyên và hướng dẫn để làm không gian xung quanh bạn sáng sủa hơn, như vậy các hoạt động hoặc nỗ lực mới có thể được thực hiện mà không bị rối loạn. Đây là cách mà chúng ta gọi là “đơn giản hoá ngôi nhà.”
Tôi từng nghĩ là tôi sẽ không bao giờ theo đuổi chủ nghĩa tối giản bởi vì tôi làm trong lãnh vực thiết kế nội thất.
Mẹ của tôi, người ham mê shopping, nói rằng: “Shopping là liệu pháp trị liệu của mẹ. Mẹ có rất nhiều nhà trị liệu (nhân viên bán hàng) ở khắp thành phố, và mỗi người sẽ cho mẹ một niềm an ủi hoặc lời khuyên tốt nhất.”
Tôi nghĩ có nhiều người sẽ nghĩ theo hướng như vậy, chỉ là họ không nói đó là một phương pháp điều trị tâm lý mà thôi.
Cho đến cuối đời, số đồ mẹ tôi mua có thể nhét kín đầy vào hai cái nhà kho, khiến tôi phải mất đến hơn 3 năm để bán hoặc vứt đi từng món.
Ở đó thứ gì cũng có – áo quần, đồ gia dụng, đồ trang sức, và thậm chí một số đồ đạc mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc để ý trong nhà của bà. Một số thứ chưa bao giờ dùng đến hoặc chỉ dùng một lần và cất đi để dùng cho dịp khác.
Một số người mua hàng vì nhu cầu cá nhân, trong khi những người khác thích mua với lý do như trong phim “Hàng xóm tôi là đặc vụ.” Khi có nhu cầu, chúng ta mua để bắt kịp xu hướng cộng đồng hoặc do để ý đến cái nhìn của người khác. Thời gian qua đi, và chúng ta bị mắc kẹt và hạn chế bởi những thứ mà chúng ta tự cho là cần phải có và đạt được trong cuộc sống.
Hai tác giả Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus trong chương trình “Chủ nghĩa tối giản” của Netflix: “Không bao giờ biết đủ” giải thích rằng: Nhu cầu của chúng ta được đáp ứng hay không là có quan hệ với những người xung quanh chúng ta. Chúng ta lựa chọn quần áo, xe hơi và thậm chí cả đồ nội thất cũng dựa theo những người xung quanh. Cùng với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông, bây giờ chúng ta thường so sánh cuộc sống của mình với những người khác và liên tục cảm thấy mình phải bắt kịp.
Hầu hết các căn phòng đều có một vài nơi để đựng những vật dụng sau khi rửa dọn. Giải pháp dễ nhất, tuy không được tốt nhất là vứt bớt đồ đi. Cho mọi thứ vào các ngăn kéo và tủ bếp thì cũng tạm ổn trong một khoảng thời gian, nhưng không nên để quá lâu.
Nếu thấy bất kỳ một vật dụng nào quá hạn sử dụng hoặc dùng hơn 6 tháng, hãy thử nghĩ xem, “Mình có dùng tới cái này trong 2 tuần tới không?” Nếu câu trả lời là có, thì giữ lại, còn nếu bạn không rõ hoặc còn lâu mới dùng thứ đồ đó thì nên vứt nó đi.
Bây giờ, đến lượt chúng ta thử lấy cảm hứng từ “chủ nghĩa tối giản” và thử bỏ đi một đồ dùng khỏi cuộc sống chúng ta trong 30 ngày. Trong trường hợp của tôi thì sẽ bỏ đi một đồ dùng bắt đầu từ ngày 15/01/ 2021. Những đồ dùng này được liệt kê trong eBay với tên gọi “Đồ cổ cổ điển trên tàu điện ngầm” dành cho những người tò mò muốn theo dõi trong thử thách 30 ngày / 30 món này.
Chúc may mắn, và tạm biệt!
Joseph Pubillones là chủ sở hữu nội thất Joseph Pubillones, từng đoạt giải thưởng thiết kế nội thất tại Palm Beach, Fla. Để tìm hiểu thêm về Joseph Pubillones, hoặc các thông tin của các nhà văn và họa sĩ hoạt hình Creators Syndicate khác, hãy truy cập trang web Creators Syndicate tại Creators.com. Bản quyền 2020 Creators.com
Kiên Tín biên dịch
Qúy vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: