Loạt Chương trình Đặc Biệt – Phần 4 | Kinh Doanh Bất Hợp Pháp Của Trung Quốc

Chính sách đã làm suy yếu ngành công nghiệp Mỹ trong cuộc chiến với Trung Quốc.

Trong phần tiếp theo này của loạt bài đặc biệt và độc quyền với ông Michael Sekora, nhà sáng lập và giám đốc dự án Socrates thuộc Tòa Bạch Ốc thời Tổng thống Reagan, chúng ta sẽ đi sâu vào cuộc tranh luận xoay quanh chính sách công nghiệp. Liệu Hoa Kỳ có cần một chính sách công nghiệp? Liệu Hoa Kỳ có vi phạm các nguyên tắc dân chủ nền tảng không? Hay nó phụ thuộc vào cách Hoa Kỳ định nghĩa về chính sách công nghiệp? Khi nói đến cuộc tranh luận về chính sách công nghiệp, Ông Sekora nhận xét có hai yếu tố: Cách chúng ta định nghĩa chính sách công nghiệp và định nghĩa dựa trên quan điểm tài chính.

"Cuộc tranh luận thường diễn ra như thế này: chúng ta cần chính sách công nghiệp vì những nước như Trung Quốc hoạt động như một tổng thể còn chúng ta chỉ là một nhóm người hoạt động độc lập, và không có cách nào mà Trung Quốc - với quy mô của họ như vậy, hoạt động như một tập thể chặt chẽ, không có cách nào để chúng ta có thể cạnh tranh với họ” ông nói.

Ông nói thêm: "Trong trường hợp của Trung Quốc, thì đó là chiến lược công nghệ quốc gia. Đó là chính sách công nghiệp của họ. Những thứ xung quanh chiến lược đó - kinh tế, nhân lực, mọi thứ khác, là những bề nổi mà người Mỹ có thể nhìn thấy - như chúng ta đã nói về chúng trước đây. Nhưng nhân tố cốt lõi, quyết định, đó là chiến lược công nghệ quốc gia. Nó quyết định các công nghệ họ thu thập được trên toàn cầu, cách họ sử dụng chúng."

Về cách giải quyết vấn đề này, ông Sekora cho biết: "Đầu tiên, chúng ta phải xác định đúng, đó là một loạt các phương pháp mà ta có thể tạo ra một mạng lưới nhằm đưa cả quốc gia hoạt động một cách thống nhất. Và thứ hai, kế hoạch đó phải khởi đi từ góc độ công nghệ, chứ không phải từ góc độ tài chính, bởi vì tài chính không tạo ra lợi thế cạnh tranh. Công nghệ mới tạo ra lợi thế cạnh tranh và sau đó nó ảnh hưởng lại đến tài chính."

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=4eYDw...