4 loại thể trạng không nên uống quá nhiều cà phê
Một số người vẫn quen uống cà phê như nước lọc, uống nhiều ly cà phê lớn trong một ngày. Nếu hấp thụ chất caffeine trong cà phê quá nhiều sẽ có tác dụng ngược và gây hại cho cơ thể. Cũng có những người có thể chất không thích hợp để uống cà phê thường xuyên.
Uống quá nhiều cà phê có thể làm tổn thương thận và gây mệt mỏi
“Thưa bác sỹ, tôi thường uống ba ly lớn cà phê mỗi ngày. Đã uống như vậy được hai hoặc ba năm rồi”, một bệnh nhân mệt mỏi mãn tính kéo dài nói với bác sỹ Thái Nhân Dư – phó giám đốc Phòng khám Trung y. Sau khi xem mạch, Thái Nhân Dư nhận thấy khí thận của bệnh nhân rất yếu. Mặc dù người bệnh này đều ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, chất lượng giấc ngủ cũng rất tốt, cũng không mắc bệnh đặc thù gì, nhưng bởi vì do uống quá nhiều cà phê trong một thời gian dài như vậy, không những tinh thần không cảm thấy hưng phấn, ngược lại càng uống càng mệt.
Tại sao uống cà phê lại có thể giúp tinh thần hưng phấn? Thái Nhân Dư chỉ rõ, bản thân caffeine không cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể mà là bằng cách tự hấp thụ năng lượng trong cơ thể để đạt được hiệu quả não bộ sảng khoái tỉnh táo và tăng cường sinh lực. Cô giải thích rằng, caffeine trước tiên sẽ rút năng lượng của lá lách, dạ dày, tim và phổi, khiến các triệu chứng như tim đập nhanh xuất hiện khi uống cà phê. Khi năng lượng của tim, phổi, lá lách, và dạ dày không đủ, nó bắt đầu rút ra tinh chất năng lượng dự phòng – thận tinh.
Năng lượng dự phòng là chỉ năng lượng dự trữ mà cơ thể chỉ sử dụng khi bị bệnh mãn tính, bệnh nặng hoặc sức khỏe rất yếu. Một khi tinh chất năng lượng dự phòng này của thận trở thành một “cỗ máy rút năng lượng”, thì sẽ dẫn đến hội chứng mệt mỏi tuyến thượng thận, sẽ xuất hiện các triệu chứng như: ngủ nhiều tiếng vẫn mệt, cảm xúc tâm trạng chán nản, trầm cảm, đau nhức cơ bắp, toàn thân vô lực, mất cân bằng đường tiêu hoá v.v…
Thái Nhân Dư cho biết: “Tinh chất của thận là nền tảng cơ bản của sinh mệnh chúng ta, một khi thiếu hụt tinh chất của thận, thể trạng cơ thể sẽ như ngọn nến lay lắt trước gió”. Người bệnh cần nghỉ ngơi điều dưỡng một thời gian dài, để tinh khí của thận dần hồi phục, cô nhấn mạnh lúc này tránh tiếp tục uống cà phê để tiêu hao năng lượng cơ thể.
Tác dụng phụ của việc uống quá nhiều caffeine
Nhiều năm trước, trên tạp chí khoa học “Hóa học Thần kinh” (Journal of Neurochemistry), một bài nghiên cứu về sự kích thích tâm lý của caffeine đã chỉ rõ, caffeine có thể ngăn chặn tác động của adenosine (một chất hóa học trong não gây mệt mỏi) và làm tăng tiết adrenaline (nội tiết tuyến thượng thận) vốn đóng vai trò rất quan trọng trong phản ứng chiến đấu hoặc phản ứng chạy trốn của cơ thể. Nhưng nếu gia tăng liều lượng caffeine nhiều hơn, thì ngược lại sẽ dẫn đến thần kinh căng thẳng, hồi hộp lo lắng.
Một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí Tiết niệu” năm 2012 cho biết đã nghiên cứu khoảng 65,176 phụ nữ trong độ tuổi từ 37 đến 79 để tìm hiểu mối quan hệ giữa lượng caffeine và chứng tiểu không tự chủ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ tiêu thụ hơn 450 mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ tiểu không kiểm soát tăng 25% so với những người tiêu thụ ít hơn 150 mg caffeine mỗi ngày.
Caffeine kích thích thần kinh giao cảm, tăng huyết áp, tăng cường co bóp cơ tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Caffeine cũng có thể kích thích nhu động ruột. Uống điều độ sẽ giúp nhuận tràng, nhưng uống quá nhiều hoặc thậm chí một lượng lớn cà phê đá lạnh cũng dễ gây tiêu chảy.
Ngoài ra, quá nhiều caffeine còn có các tác dụng phụ như mất ngủ, mộng mị, loét dạ dày, đau dạ dày, tăng tiết, co cứng cơ, đau đầu, v.v…
4 thể trạng không nên uống nhiều cà phê
Theo Trung Y, người thuộc 4 loại thể trạng dưới đây hoặc tình huống cơ thể không thích hợp để uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống một tách nhỏ hương vị rang nhẹ:
- Thể trạng cơ thể khô nóng: Thường bị khô miệng, đi phân khô, dễ nổi nóng cáu gắt v.v…
- Thể trạng cơ thể nóng ẩm: Đi phân thường ướt và dính, nước tiểu ngắn màu đỏ, da mặt đỏ, sưng tấy và nổi mụn.
- Thể chất cơ thể âm hư: Dễ có các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, tay chân nóng.
- Bị hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Thái Nhân Dư chỉ rõ, hầu hết Trung Y đều phân loại cà phê có tính chất “ấm khô”, vì vậy, uống quá nhiều cà phê chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa, càng uống nhiều thì cảm giác nóng càng nặng. Người có thể chất cơ thể âm hư nếu uống quá nhiều cà phê thì sẽ tiêu hao một phần âm, làm trầm trọng thêm tình trạng âm hư hỏa vượng của cơ thể.
Đối với những người có thể trạng không thích hợp uống quá nhiều caffeine, nhưng cũng không phải là hoàn toàn cấm dùng, chỉ cần chú ý đến số lượng và chất lượng uống. Thái Nhân Dư gợi ý 4 điều sau:
- Chọn cà phê rang nhẹ;
- Rút ngắn thời gian chiết xuất;
- Không uống mỗi ngày, cứ hai hoặc ba ngày uống một ly, và giới hạn lượng caffeine của bạn ở mức 50-100 mg, khoảng một ly “nhỏ kiểu Mỹ” hoặc “một ly trung Latte”
- Ăn ít đồ nóng, chẳng hạn như đồ nướng, đồ chiên, đồ cay, bánh bích quy, v.v.
Hàm lượng caffeine càng cao thì tách cà phê càng khô nóng. Cà phê rang đậm và cà phê có thời gian chiết xuất lâu sẽ có nhiều chất caffeine hơn.
Từ góc độ sức khỏe, giáo sư có uy tín ngoại khoa của Trường Y khoa Đại học Quốc gia Đài Loan, Trương Kim Kiên cũng cho rằng, uống cà phê rang nhẹ sẽ tốt hơn vì axit chlorogenic chống oxy hóa trong hạt cà phê sẽ giảm theo nhiệt độ rang. Phòng khám Maiyo tại Mỹ chỉ ra rằng việc giảm lượng caffeine đột ngột có thể gây ra các triệu chứng cai nghiện, chẳng hạn như đau đầu, mệt mỏi, cáu kỉnh và khó tập trung vào công việc. Chỉ là những triệu chứng này thông thường sẽ giảm nhẹ và thuyên giảm sau vài ngày.
Đối với những người uống cà phê đậm, trước tiên nên giảm từ từ lượng caffeine. Vào những ngày không uống cà phê, bạn có thể uống trà lúa mạch và các đồ uống khác có hương vị cà phê.
Cuối cùng, nếu cơ thể bạn có bất kỳ tình huống nào như sau, thì dù khó chịu đến đâu bạn cũng phải ngừng uống cà phê: