• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ năm, 03/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Ẩm thực Địa Trung Hải bắt nguồn từ ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại?

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 29/10/2022
bigger smaller Báo lỗi

TRẦN ĐÌNH

Ngày nay, ẩm thực Địa Trung Hải được xem là một trong những ẩm thực truyền thống lành mạnh nhất, có tác dụng chống viêm, bảo vệ tim mạch và duy trì cân nặng.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu các tài liệu, tranh gốm, tranh tường, cũng như các bằng chứng khảo cổ học và phân tích cặn thức ăn trong các bình đựng thức ăn của người Hy Lạp cổ đại, chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại cách đây hàng nghìn năm khá giống với ẩm thực Địa Trung Hải ngày nay. Thậm chí nó có thể được xem là nguồn gốc của ẩm thực Địa Trung Hải.

Người Hy Lạp xa xưa có phong cách ẩm thực hết sức phong phú đa dạng, được đánh giá cao về mỹ đức ăn uống – “điều độ”. Ngoài ra chúng ta còn có thể hình dung cách họ vận dụng ẩm thực, từ đó thể hiện thái độ sống và thái độ ca ngợi các vị Thần linh của họ.

Mật ong

Từ xưa đến nay, mật ong luôn là một thực phẩm quan trọng trong cả các nền văn minh cổ đại. Đó cũng là chất tạo ngọt quan trọng nhất trước khi có cây mía. Ngoài việc sử dụng trực tiếp mật ong, người Hy Lạp cổ đại theo truyền thống sử dụng nó để điều trị loét dạ dày, ho, viêm họng, và các bệnh về tai. Hương vị ngọt ngào và những lợi ích sức khỏe của mật ong đã khiến triết học gia Pythagoras gọi nó là “inh dược trường thọ”, còn người Hy Lạp gọi nó là “thức ăn của các vị Thần”.

Ẩm thực Địa Trung Hải bắt nguồn từ ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại?
Người Hy Lạp cổ đại gọi mật ong là “thức ăn của các vị Thần”, ngoài làm thức ăn, nó còn có thể chữa bệnh.  (Ảnh: Shutterstock)

Ở Hy Lạp cổ đại, các gia đình quý tộc đều thuê những người nuôi ong chuyên nghiệp để chăm sóc tổ ong và sản xuất mật ong. Trong các tác phẩm khảo cứu tự nhiên của Aristotle có nhiều mô tả phong phú về loài ong mật.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tập san Y học Quốc tế về Phân tử (International Journal of Molecular Medicine), đỉnh Olympus là điểm gặp gỡ của hệ thực vật Địa Trung Hải và Trung Âu, nên đây là nơi sinh sống của nhiều loài và có thảm thực vật rất đa dạng. Mật ong được sản xuất ở đây có khả năng kháng khuẩn cao và có thể dùng như một loại thuốc thay thế.

Rượu nho

Rượu nho là thức uống phổ biến nhất ở Địa Trung Hải cổ đại. Trong thần thoại Hy Lạp, Dionysus đã phát minh ra rượu nho và sau trở thành Thần rượu. 

Ẩm thực Địa Trung Hải bắt nguồn từ ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại?
Chiếc bình để hòa rượu trong yến tiệc của người Hy Lạp. Trên chiếc bình vẽ Nữ Thần chiến thắng Nike đang đội vương miện cho chàng hiệp sĩ trẻ tuổi ở bên phải. Chiếc bình có từ năm 420 TCN, hiện trưng bày ở Louvre. (Ảnh: Tài sản công)
Ad

Rượu nho rất quan trọng trong ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại, và được người dân sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, uống rượu trực tiếp được xem là một hành vi mọi rợ, nên họ hòa nước với rượu rồi mới uống. Điều này thể hiện đầy đủ tinh thần “điều độ” trong nền văn minh Hy Lạp.

Rượu cũng đóng vai trò quan trọng trong các giao thiệp xã hội. Sau bữa yến tiệc chính, giới quý tộc Hy Lạp sẽ tổ chức những buổi thảo luận mà triết học là chủ đề trọng yếu. Tại đó, người chủ tiệc sẽ quyết định độ mạnh của rượu tùy vào mức độ nghiêm túc của cuộc họp. Rượu nho được đựng trong một chiếc bình miệng rộng amphora, được gọi là “Krater” và người hầu sẽ đi rót rượu đến từng quan khách. Nếu bữa tiệc được diễn ra tại một gia đình giàu có thì sẽ có thêm phần biểu diễn của vũ công, diễn viên nhào lộn và nhạc công.

Theo chính khách Eubulus người Athen ghi chép lại, để duy trì mỹ đức “điều độ”, người Hy Lạp sẽ uống ba bát rượu trong bữa tiệc. Bát thứ nhất giúp họ khỏe mạnh, bát thứ hai giúp họ có được tình yêu và hạnh phúc, bát thứ ba giúp họ có giấc ngủ ngon.

Ẩm thực Địa Trung Hải bắt nguồn từ ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại?
Bình gốm Kylix, có hình dạng giống như một chiếc đĩa tròn. Trên thân bình mô tả Thần rượu Dionysus biến rất cả những tên cướp biển muốn bắt cóc ông thành cá heo. Chiếc bình có vào năm 530 TCN, hiện trưng bày ở Rijksmuseum, Munich. (Ảnh: Tài sản công)

Người Hy Lạp cổ đại có kỹ thuật sản xuất rượu tuyệt vời. Họ đã phát hiện ra rằng các loại đất, khí hậu và loại nho khác nhau sẽ tạo ra các loại rượu khác nhau. Rượu nho cũng lan rộng đến nhiều nơi khi Hy Lạp thành lập thuộc địa trên khắp Địa Trung Hải. Năm 1983, một con tàu đắm của Hy Lạp được phát hiện ở ngoài khơi miền nam nước Pháp, trong đó người ta tìm thấy gần 10,000 chiếc bình amphora, tổng dung tích khoảng 79,000 gallon rượu (1 gallon = khoảng 3.78 lít). Các học giả ước tính rằng người Hy Lạp cổ đại thời đó đã vận chuyển gần 10 triệu lít rượu đến Gaul và những nơi khác mỗi năm; đây là một mặt hàng thương mại quan trọng.

Sản phẩm thịt

Theo các tác phẩm cổ điển Hy Lạp nổi tiếng của Homer mô tả, các anh hùng Hy Lạp có vẻ như thường ăn những miếng thịt cừu nướng hoặc thịt heo quay lớn. Tuy nhiên, vào thời Hy Lạp cổ đại, mọi người không thể ăn thịt thường xuyên hàng ngày; tất cả các loại thịt chỉ được dùng trong các lễ hội hoặc những ngày cụ thể.

Trên bàn ăn của người Hy Lạp cổ đại, cá và hải sản là những loại thức ăn chứa protein phổ biến hơn. Điều này là do hầu hết các thành phố của Hy Lạp đều nằm gần biển, vì vậy các sản phẩm từ cá như cá ngừ vây vàng (yellowfin tuna), cá trích (Sprat), cá vược (sea bass) và cá mú (grouper) thường được làm thành cá muối. Trong số đó, cá trích là loại cá rẻ tiền, dễ đánh bắt vào thời cổ đại. Ngoài ra, người Hy Lạp cổ đại cũng tiêu thụ các loại hải sản ngon như mực, bạch tuộc, mực nang (cuttlefish), và tôm, v.v.

Ẩm thực Địa Trung Hải bắt nguồn từ ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại?
Đối với người Hy Lạp cổ đại, thịt là thức ăn trong các lễ hội và những dịp đặc biệt, điều này cũng giống với ẩm thực Địa Trung Hải ngày nay. Hình ảnh bình rượu mô tả hai người đàn ông chuẩn bị làm thịt con heo rừng (năm 510 TCN– 500 TCN), hiện ở Louvre, Pháp. (Ảnh: Tài sản công)

Mặc dù vào thời điểm đó, người ta thường ăn thịt heo rừng, thịt nai, thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm,v.v. nhưng hầu hết thịt rất khó kiếm và đắt giá ngoại trừ thịt heo. Trong thời đại của nhà soạn hài kịch Aristophanes, mua một con heo sữa chỉ cần bỏ ra ba drachmas (đơn vị tiền tệ của Hy Lạp), tương đương với ba ngày công của một người đi làm. Người dân ở bất kỳ địa vị nào cũng đều dùng thịt heo làm xúc xích để sử dụng hàng ngày.

Bánh mì

Người Hy Lạp cổ đại chủ yếu ăn hai bữa một ngày, bữa sáng và bữa tối;  còn bữa trưa chỉ là một bữa ăn nhẹ đơn giản. Đối với họ, bánh mì là nguồn cung cấp năng lượng cho cả ngày.

Ẩm thực Địa Trung Hải bắt nguồn từ ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại?
Đối với người Hy Lạp cổ đại, bánh mì là nguồn cung cấp năng lượng cho cả ngày. Hình ảnh một người phụ nữ đang nhào bánh mì (500 TCN – 475 TCN), hiện trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Athens. (Ảnh: Tài sản công)

Người Hy Lạp cổ đại thường dùng bánh mì lúa mạch nhúng rượu vào bữa sáng, ăn kèm một ít trái sung hoặc ô liu. Những người giàu có thì thường ăn bánh kếp (pancake) làm từ bột mì, dầu ô liu, mật ong và bơ. Ăn tối là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ở Hy Lạp, khi đó bàn ăn sẽ bày tất cả các loại thịt, đậu, pho mát, trái cây, rau và bánh mì.

Người Hy Lạp cổ đại cũng đã phát minh ra cối xay Olynthus để xay bột, giúp cải thiện hiệu quả việc xay xát. Theo ghi chép của nhà viết kịch nổi tiếng Lynceus of Samos, các tiệm bánh chuyên nghiệp xuất hiện ở Athens vào khoảng năm 400 TCN. Vào thời điểm đó, có hàng chục loại bánh mì khác nhau ở Hy Lạp, các thành phố sẽ cạnh tranh với nhau và rất tự hào vì có những người thợ làm bánh giỏi nhất. Ngoài bánh mì, người dân thời đó còn tiêu thụ các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu gà, và đậu fava để bổ sung chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của họ.

Người Hy Lạp thời đó tin rằng Nữ Thần nông nghiệp Demeter cai quản về lương thực, sự sống, và tình mẫu tử, Thần ban sự sống cho Trái Đất, dạy con người cách trồng trọt, và cũng là biểu tượng của pháp luật và công lý. Vào thời điểm đó, các lễ hội tôn vinh Thần thường được tổ chức trên khắp Hy Lạp. Khi ấy mọi người sẽ dâng bò đực, bò cái, heo, trái cây, tổ ong, cây ăn quả, v.v. cho Nữ Thần Demeter để cảm tạ về sự thịnh vượng được ban trên vùng đất này.

Rau quả

Vào thời Hy Lạp cổ đại, rau tươi không hề rẻ, và hầu hết những người nghèo chỉ có thể ăn rau khô hoặc quả sồi. Các loại rau phổ biến lúc bấy giờ chủ yếu là củ cải, rau diếp (romaine), cải xoong (cress) và rau xà lách (arugula).

Ad

Rau cũng được chế biến theo nhiều cách, có thể ăn trực tiếp, nấu chín, hầm, hoặc giã nhỏ, v.v. Khi nấu rau, người dân thường sử dụng những gia vị như dầu ô liu, giấm, rau thơm và nước sốt làm từ cá. Vào thời đó, có rất nhiều loại rau thơm phổ biến, chủ yếu là rau mùi (coriander), thì là (dill), bạc hà (mint), oregano (rau kinh giới), saffron (nhụy hoa nghệ tây) và cỏ xạ hương (thyme).

Trái cây

Trái cây đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực của Hy Lạp cổ đại. Họ thường phổ biến sử dụng những loại trái cây như ô liu, sung, nho, mận, táo và đu đủ.

Ẩm thực Địa Trung Hải bắt nguồn từ ẩm thực của người Hy Lạp cổ đại?
Trái sung có giá trị dinh dưỡng cực cao, là một thức quả tráng miệng quan trọng của người Hy Lạp cổ đại. (Ảnh: Fotolia)

Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, ô liu là một trong những cây trồng chính ở Hy Lạp. Người Hy Lạp có xu hướng trồng ngũ cốc trong các thung lũng, ô liu và nho trên các sườn đồi. Ô liu ngâm muối là một món khai vị quan trọng vào thời điểm đó, còn dầu ô liu thường được sử dụng trong hầu hết các món ăn. Cho đến ngày nay, dầu ô liu vẫn là loại dầu tiêu biểu nhất ở vùng Địa Trung Hải.

Vào đầu thế kỷ thứ 3, nhà sử học Athenaeus đã mô tả một món tráng miệng làm từ trái sung và đậu rồng trong cuốn sách Deipnosophistae (Tạm dịch: Sự khôn ngoan trong bữa tiệc). Ngoài dùng để ăn tráng miệng, sung khô còn được dùng làm món khai vị hoặc điểm tâm trong các tiệc rượu.

Ad

Minh Phương biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin