• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 11/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Am Tiên du ký

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 20/3/2021
bigger smaller Báo lỗi

Cái tên Am Tiên đã gợi đủ tính tò-mò và rủ-quyến tôi, ngay từ khi tôi mới bước chân tới làng Cổ-định (cách Thanh-hoá 26 cây số).

Rủi khi tôi đến đây nhằm những ngày mưa, mưa ròng rã hơn một tháng giời.

Mãi đến nay, trời nắng đã mười hôm, đường xá khô ráo, nên mới đi được.

Am Tiên cách Cổ-định chừng năm cây số. Phải trèo qua ba quả núi. Mấy người bạn và tôi bắt đầu ra đi từ 8 giờ sáng. Chúng tôi đi theo sườn núi Nưa, tên dần mãi, qua ngọn núi này qua ngọn núi khác. Đường đi vằn-vèo, lởm-chởm những đá. Lau, sậy, nứa, giang mọc bum tùm. Những giọt sương còn đọng trên cành lá dần dần làm ướt hết quần áo, chúng tôi vừa đi vừa phát những cành nứa mọc ngang đường để lách lấy lối đi. Qua đỉnh núi thứ nhất, sang đến ngọn thứ hai, chúng tôi phải men theo kẽ núi mà nước mưa, từ đời ấy sang đời khác, chẩy đã thành vệt. Đường đi dốc ngược lên tận đầu non, thật là treo leo nguy-hiểm. Một đôi khi có từng phiến đá to tướng chắn ngang đường, chúng tôi phải cúi khom người, đi bằng cả hai chân, hai tay. Trăm thức cỏ bùm tum, nhiều chỗ che kín cả lối đi, nhiều chỗ cao quá đầu bọc kín lấy chúng tôi. Khi ở dưới sườn non, trời nóng, chúng tôi đã phải cởi áo ngoài ; nhưng lên đến đây, gió thổi mát rượi, lại thấy làng lạnh. Nhìn xuống chân núi, ruộng nương như bàn cờ. Làng mạc xa xa điểm thành những chấm đen, giữa những thửa ruộng vàng hoe chín trông về phía bên này núi, là địa hạt châu Như-xuân, chỉ thấy bát ngát rừng núi. Xa xa đã thấy ẩn hiện Am Tiên.

Đường từ đây dễ đi, vì ở bên trên ngọn đồi bằng phẳng, chỉ toàn có cỏ tranh.

Quang cảnh Am Tiên

Am Tiên ở trên một ngọn đồi bằng phẳng, rộng có lẽ ngàn mẫu. Toàn một giống cỏ tranh mọc ngang đầu. Ngọn đồi này cao hơn 500 thước tây. Đứng trên có thể nhìn thấy bão biển Sầm-sơn với những hàng phi-lao vút lên chân trời, và Thanh hoá với những vết tường vôi trắng xoá. Khí-hậu mát quá, nhất là về mùa hè.

Am Tiên, trước đây mấy ngàn năm, có lẽ là một thắng cảnh to tát lắm ! Dưới những nhát “búa của thời gian”, Am Tiên bây giờ chỉ còn là một nơi hoang tàn, hiu quạnh, để hàng năm nắng giõi với trăng soi. Bây giờ chỉ còn đôi chút vết-tích sót lại.  Hay nói cho đúng, Am Tiên bây giờ tức là một cái lều tranh, mà một người dân ở vùng này mới dựng lên để ghi lại cái dấu vết của ngàn xưa.

Trong Am, chúng tôi thấy một toà sen bằng đá, chạm-trổ rất tinh-vi, xung quanh tòa sen chỉ còn những miếng đá vuông kê cột nhà, cái còn nguyên, cái sứt vỡ. Trước của Am, cách xa độ ba bốn bước một con rùa đá đội bia đã xứt cả đầu đuôi và một mảnh khánh đá. Chúng tôi lấy miếng gỗ gõ gõ vào thấy kêu như tiếng chuông.

Ad

Những đồ bằng đá này đã mòn, đã giám cả, dưới những giốt mưa nặng-nề rơi lên trên, từ đời này qua đời khác, mặt đá đã lỗ trỗ, xờ ram-ráp như những viên đá kỳ.

Xung quanh chỗ Am, còn có vết-tích một bức lũy đất, bề ngang có lẽ đến một thước. Bức luỹ này đã đổ nát cả, chỗ còn cao độ vài chục phân tây, chỗ đã phẳng lì với mặt đất thì cỏ mọc xanh rì chùm kín.

Cứ lấy bề ngang luỹ mà xét, chắc luỹ chu-vi rộng lắm thì phải.

Cách chỗ Am vào độ vài chục thước tây có cái ao nhỏ độ nửa sào. Trên bờ có mấy cây tam-thất, không biết sống từ đời nào, mà bây giờ cặn-cỗi, chỉ cao độ hai ba thước. Thân cây xù-xì, mốc-thếch, chứng tỏ rằng cây đã chịu bao hồi phong vũ tang-thương. Xung-quanh bờ ao, vài ba nơi còn những bậc đá. Người bạn chúng tôi, là thổ-dân ở đây, bảo rằng ở dưới ao có than, cát, đá, sỏi. Anh đoán có lẽ các cụ ngày xưa đã biết cách lọc nước theo khoa-học chăng ?

Cách ao độ vào trăm thước, có một khoảng đất phẳng rộng độ vài mẫu. Thổ-dân cho là di-tích một cái chợ. Chỗ này bây giờ gọi là chợ Bụa. Chợ bây giờ có lẽ bốn mùa có lẽ chỉ có trăng soi và gió lộng, hay nắng giãi với mưa tuôn.

Chúng tôi lẳng-lặng cùng nhau đi trên những dấu-vết ngàn xưa. Không biết từ mấy ngàn năm, mấy trăm năm về trước, chỗ này đã có một thời oanh-liệt. Biết đâu trong lòng trái đồi này còn ngậm bao dấu-vết của tiền-nhân ? Mà biết đến đời nào mới lại có người moi ra ánh sáng ? Hay theo những cuộc phế, hưng, tang, hải, lớp người đã sống ở đây từ mấy mươi thế-kỷ trước cứ bị quên dần trong bóng-tối của thời-gian cũng như những vết-tích họ để lại bị chôn vùi trong thâm-tâm trái đất !

Chúng tôi đi, lòng buồn rười rượi, sống lại với cả một lớp người xưa mà nay không còn một chút vang bóng !

Chút ít lịch sử   

Theo như khẩu-truyền ở đây, thì Am Tiên là một nơi trụ-trì của một vị ẩn-sĩ hiệu là Na-Tiều (1) Vì dãy núi Nưa, tên chữ là Na-sơn, nên cụ lấy hiệu là Na-Tiều, nghĩa là người đốn củi ở núi Na. Dân ở đây thường gọi cụ là cụ Tu-Nưa.

Cụ sống vào đời nhà Hồ. Thấy cha con Hồ-Quý-Ly làm những việc thoán-nghịch, bạo-ngược, cụ không thèm ra làm quan, nên lên ẩn ở dãy Na-sơn. Cụ sống một mình ở trên này, bạn bầu cùng hươu, nai, sống bằng hoa, quả, măng tre, măng nứa.

Thỉnh-thoảng cụ cũng gánh củi xuống chợ Nưa bán. Nhưng cụ không bán lấy tiền, chỉ đổi lấy rượu. Cụ uống thật say, rồi vừa nghêu-ngao hát vừa lững-thững ra về.

Hồ-Hán-Thương nghe tiếng cụ, sai sứ-giả đến triệu cụ ra làm quan. Khi sứ-giả lên đến nơi, cụ mắng sứ-giả đủ điều rồi đuổi ra khỏi Am không thèm tiếp.

Sứ-giả về tâu Hồ-Hán-Thương. Hán-Thương lại sai sứ-giả lên dụ lần nữa. Sứ đến lần này thì cụ đã mây ngàn hạc hội, chỉ còn thấy ở vách Am có đề hai câu thơ (2).

Ad

Hồ-Hán-Thương giận lắm, sai người lên đốt Am. Tục truyền khi đốt Am có một con hạc trắng bay ở đống lửa ra.

Từ đấy, không ai thấy bóng cụ Na-Tiều ở đâu nữa !

Có một điều chúng tôi lấy làm lạ, là cụ Na-Tiều bấy giờ đi lại ở những ngọn núi này không sợ hùm, beo hay sao ? Vì theo lời các vị cố-đạo nói, thì cách đây hơn trăm năm, ngay ở chỗ Thao-mà làng Cổ-định bây giờ, hùm, voi còn về đẻ.

Dù sao, một mình cụ không có thể lập nên Am Tiên được.

Ad

Vậy ai là người đã lập lên Am Tiên? Về hồi nào ? Cách đây bao nhiêu thế-kỷ ? Xin hỏi các bậc cao-minh.

Chiều đã bảng-lảng, chúng tôi bùi ngùi ra về, cùng nhau ngâm mấy vần thơ  của Huy-Cận :

Đồn xa quằn quại bóng cờ,

Phất-phơ buồn tự thời xưa thổi về,

Ngàn năm sực tỉnh, lê – thê

Trên thành son nhạt. Chiều tê cúi đầu…

Bờ tre rung động trống chầu,

Tưởng chừng còn vọng trên lầu ải-quan.

HOÀNG MINH  

Cổ-định ngày 16-11-41

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)  

1 .T.S – Theo chỗ chúng tôi biết, thì vị Na-sơn ẩn sĩ này tên là Trần Tu. Bấy giờ vào đời nhà Hồ (1400-1407), Trần không chịu xuất chính, ở ẩn tại Na-sơn, Thanh-Hoá. Chính cụ Mai-sơn có bài thơ đầu đề là “Vọng Na-sơn, ức Trần ẩn-sĩ di sự, ngầu thành”, tức là chỉ về vị Na-Tiều này đấy.

2. L.T.S – Hai câu thơ ấy như vầy : “Kỳ-la hải khẩu, ngâm hồn đoạn ! Cao vọng sơn-biên, khách tứ sầu !” Nghĩa là : Đến cửa biển Kỳ-la thì hồn thơ đứt ! Lòng khách trạch buồn khi cao trông lên bên núi ! Về sau, nhà Hồ thua quân Minh, chạy đến cửa biển Kỳ-la thì bị bắt. (Bấy giờ các phụ-lão ở vùng này không muốn tiếp nhận cha con họ Hồ, nên nói trật ra là Cơ-la để mong họ Hồ cho tên ấy là điền xấu mà chạy đi chỗ khác chăng ?)      

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin