• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 09/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Ấn Độ: Nông dân biểu tình, ô nhiễm không khí và khủng hoảng sức khỏe là di sản của chủ nghĩa xã hội

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 04/01/2021
bigger smaller Báo lỗi

Hàng nghìn nông dân biểu tình phản đối ở New Delhi và phong tỏa các con đường trong thành phố để phản đối một dự luật về cải thiện chất lượng không khí do có quy định liên quan đến việc xử phạt đốt rơm rạ – vốn được xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở khu vực Thủ đô của Ấn Độ. 

Trong khi đó, theo một nhà phân tích, các cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề ô nhiễm gây ra do việc đốt lượng lớn rơm rạ ở tiểu bang Punjab thuộc phía bắc Ấn Độ, và về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng là hệ quả của các chính sách nông nghiệp thời xã hội chủ nghĩa của Ấn Độ.

Ông Abhijit Iyer-Mitra – viện sĩ cao cấp của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột ở New Delhi, đồng thời là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Trung tâm Stimson ở Hoa Thịnh Đốn – nói với The Epoch Times rằng thị trường được nhà nước hậu thuẫn (thị trường bao cấp) là một đặc trưng của Cách mạng Xanh ở Ấn Độ, được hỗ trợ bởi các chính sách xã hội chủ nghĩa vào những năm 1970, đã biến nước này từ một xã hội thiếu hụt lương thực và phụ thuộc vào viện trợ quốc tế, thành một quốc gia dư thừa lúa mì và gạo, hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản trợ cấp [chính phủ] và các thị trường tập trung.

Theo ông Iyer-Mitra, chính phủ của Thủ tướng Modi hiện đang cố gắng mở cửa thị trường và đề xuất “hai hệ thống song song” cho phép cả thị trường tập trung và thị trường tự do cùng tồn tại. Ông cho rằng những yêu cầu của người biểu tình không tập trung vào giải pháp, vì họ “muốn làm cho việc giải quyết vấn đề trở nên bất khả thi.”  Mặt khác, chính phủ lại không thể đưa ra các giải pháp sáng tạo.

Vậy tại sao nông dân lại yêu cầu bãi bỏ một đạo luật về cải thiện chất lượng không khí?

“Vào những năm 70, chủ nghĩa xã hội theo chính sách kế hoạch tập trung, có nghĩa là, ‘Hãy trồng lúa gạo ở đây, nơi theo truyền thống là trồng lúa mì’ mà không cần suy nghĩ xem tại sao [người ta] chỉ trồng lúa mì mà không trồng lúa gạo [ở nơi đó]. Và cũng giống như tất cả các [nền kinh tế] kế hoạch tập trung khác, điều này đã dẫn đến những sai lầm và thảm họa sinh thái như đốt rơm rạ,” ông Iyer-Mitra cho biết.

“Quý vị có thể tìm thấy đầy đủ ví dụ về điều này ở Liên Xô và Trung Quốc”.

“Bây giờ như quý vị thấy đấy, vấn đề này đã trở nên trầm trọng hơn,và câu trả lời cho những điều này chỉ là những sửa chữa nhỏ trên nền tảng hoạt động không hiệu quả. Vì dựa theo phương châm ‘kế hoạch tập trung’, họ đã tạo ra một vấn đề mang tính vĩ mô. Bây giờ, họ tìm cách sửa chữa sự việc mang tính vĩ mô đó bằng một kế hoạch vi mô.”

Ad

“Ngoài ra, chủ nghĩa xã hội đã tạo ra tình trạng lệ thuộc và mọi người không muốn thoát ra,” ông nói.

Ấn Độ: Nông dân biểu tình, ô nhiễm không khí và khủng hoảng sức khỏe là di sản của chủ nghĩa xã hội
Nông dân ngồi trong xe đầu kéo của họ dọc theo con đường cao tốc bị chặn trong một cuộc biểu tình phản đối những cải cách nông nghiệp gần đây của chính phủ trung ương tại biên giới tiểu bang Delhi-Uttar Pradesh ở Ghazipur, Ấn Độ, hôm 18/12/2020. (Ảnh Money Sharma/AFP/Getty Images)

Cách mạng Xanh và ô nhiễm không khí

Trong những năm 1970, các chính sách xã hội chủ nghĩa của Ấn Độ đã dẫn đến các thị trường nông sản tập trung. Do được trợ cấp, các nông dân bắt đầu sản xuất dư thừa gạo và lúa mì trong cuộc Cách mạng Xanh. Nông dân bắt đầu trồng nhiều vụ mùa hàng năm, và ngày càng phụ thuộc vào nguồn phân bón bao cấp.

Nông dân ở tiểu bang Punjab trồng xen vụ lúa gió mùa và để lại rơm rạ sau khi gạo được thu hoạch, sau đó trồng tiếp lúa mì vụ đông. Các kế hoạch của chính phủ đã giúp [cho họ] tăng năng suất mùa vụ. Điều đó cũng dẫn đến việc nông dân phải đốt gốc rạ để nhanh chóng chuẩn bị đồng ruộng cho vụ lúa mì tiếp theo, ông Iyer-Mitra giải thích.

Ông nói: “Vì vậy, vào khoảng những năm 80, họ chuyển sang một vụ lúa rất bất thường, rơi vào chính giữa các đợt gió mùa thổi từ phía Nam và từ phía Bắc.”

“Hậu quả là nó đã tạo ra một vùng không khí luẩn quẩn trì trệ, khiến cho không khí ô nhiễm sẽ không thể đi đâu cả, nó sẽ không bị đẩy ra biển do các cơn mưa gió mùa, hoặc các vật chất [ô nhiễm] dạng hạt sẽ không bị trôi xuống theo mưa. Vì vậy, không có mưa, không có gió; nó tạo thành một vùng bẫy ô nhiễm.”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annales Geophysicae năm 2010 này cho biết: “Tiểu bang Punjab nằm giữa biên giới của Ấn Độ và Pakistan và thường được gọi là ‘vựa lúa’ của Ấn Độ vì sản xuất 2/3 sản lượng lương thực của cả nước. Một đám mây khói khổng lồ bao trùm tiểu bang Punjab, Ấn Độ, trong khoảng thời gian từ tháng 10–11, khi nông dân đốt những gốc lúa sau vụ thu hoạch. Quy mô diện tích trồng lúa cũng khiến cho việc đốt gốc rạ trở thành một vấn đề nghiêm trọng do có đến hơn 17 triệu tấn gốc rạ bị đốt mỗi năm.”

Một thập kỷ sau đó, việc đốt gốc rạ vẫn tiếp diễn. Ông Iyer-Mitra cho biết đám khói từ việc đốt rơm rạ này trải rộng trên toàn bộ vùng đồng bằng Ấn–Hằng, cũng là khu vực đông dân cư nhất ở Ấn Độ. Ông cho biết ông đã chứng kiến đám khói lan đến tận những vùng xa xôi như thành phố Nagpur, cách thủ đô Delhi 672 dặm (khoảng 1081 km).

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Environmental Advances số tháng 12 cho biết, các vấn đề sức khỏe do ô nhiễm từ việc đốt rơm rạ gây ra bao gồm từ “kích ứng da và mắt đến các bệnh thần kinh, tim mạch và hô hấp nghiêm trọng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn kinh niên (COPD), viêm phế quản, suy giảm dung tích phổi, khí phế thũng, ung thư, v.v.” Ô nhiễm cũng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn do phơi nhiễm kéo dài.

Chất lượng không khí đã khiến nhiều người hơn phải di chuyển chỗ ở, đặc biệt là trong các đợt khói mù dày đặc, và gây ảnh hưởng đến ngành du lịch ở thành phố Delhi, vốn đã giảm 25–30% trong năm 2018 [do ô nhiễm không khí], theo nghiên cứu của Environmental Advances.

Ấn Độ: Nông dân biểu tình, ô nhiễm không khí và khủng hoảng sức khỏe là di sản của chủ nghĩa xã hội
Cảnh khói mù bao phủ thủ đô New Delhi nhìn từ trên chuyến bay hôm 29/11/2020. (Ảnh Venus Upadhayaya / Epoch Times)

Đạo luật quản trị chất lượng không khí

Hôm 24/10, Tổng thống Ấn Độ Ramnath Kovind đã thông báo cho Ủy ban Quản Trị Chất lượng Không khí của Khu vực Thủ đô Quốc gia và các khu vực lân cận về một sắc lệnh về ô nhiễm không khí và chỉ đạo chính quyền các tiểu bang khởi kiện hình sự những người đốt rơm rạ – có thể bao gồm mức phạt 135,445 USD và mức án tù 5 năm.

Trong số ba tiểu bang thuộc Khu vực Thủ đô Quốc gia, Uttar Pradesh và Haryana hoan nghênh quyết định thành lập một Ủy ban Quản Trị Chất lượng Không khí, trong khi các quan chức tiểu bang Punjab và các cơ quan nông nghiệp gọi biện pháp này là “chống lại nông dân”, nhật báo Ấn Độ Hindustan Times đưa tin.

“Chính phủ trung ương đã không bồi thường cho nông dân để giải quyết gốc rạ theo phán quyết của Tòa án Tối cao. Giờ đây, sắc lệnh mới lại được ban hành để áp bức những người nông dân vốn đã kém may mắn,” ông Balbir Singh Rajewal, chủ tịch một nhánh của Liên minh Bharatiya Kisan (Liên minh Nông dân Ấn Độ) và một cựu thành viên của Rajya Sabha (Thượng viện trong Quốc hội Ấn Độ) cho hay.

Ad

“Không có cơ sở hạ tầng nào chứa được 16 triệu tấn gốc rạ, gần như tương đương với sản lượng lúa của cả một vụ mùa.”

Ông Iyer-Mitra cho rằng Ấn Độ vẫn dùng quản lý vi mô [kiểm soát mọi thứ] ở quốc giá này.

Ông nói: “Chính sách quản lý vi mô không giống với thực thi pháp luật.”

“Đó là chủ nghĩa xã hội, cộng với yếu tố [đây lại là] một quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Một quốc gia thuộc thế giới thứ ba về cơ bản là một hệ thống yếu kém trong đó pháp luật không được thực thi, vấn nạn tham nhũng tràn lan, và nguồn nhân lực thấp.”

Ad

“Nhất là bất cứ điều gì tốt đẹp từng tồn tại đều bị chủ nghĩa xã hội phá hủy. Khi người Anh để lại tòa án và hệ thống giáo dục, tuy không nhiều về số lượng nhưng những hệ thống đó nổi trội về chất lượng và chúng vận hành đặc biệt tốt. Rồi Tu chính án Thứ nhất ra đời, và nó hủy bỏ quyền sở hữu tài sản và tất cả những thứ đó.”

“Thời điểm quý vị phá hủy tư hữu, nó diễn ra giống như cách mà Zimbabwe đã làm với tất cả các vụ tịch thu đất đai hoặc tất cả những gì mà Liên Xô đã làm.”

“Đáng buồn thay, mọi thứ đều là sai lầm, và các vấn đề sẽ chỉ trở nên trầm trọng hơn cho dù chúng ta có muốn hay không.”

Venus Upadhayaya
Nguyệt Minh biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin