• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ tư, 02/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Ấn Độ và Trung Quốc ‘khẩu chiến’ về một ngôi làng Trung Quốc trên đất Ấn Độ

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 30/01/2021
bigger smaller Báo lỗi

Ấn Độ và Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chính thức sau khi có những báo cáo về một ngôi làng Trung Quốc trên đất Ấn Độ ở tiểu bang Arunachal Pradesh. Trong khi chính phủ Ấn Độ nói rằng họ đang theo dõi toàn bộ việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc diễn ra ở vùng biên giới tranh chấp, thì Trung Cộng lại biện hộ cho việc xây dựng của mình bằng cách nói rằng họ “chưa bao giờ công nhận” Arunachal Pradesh là một phần của Ấn Độ.

Theo công ty hình ảnh Planet Labs có trụ sở tại Hoa Kỳ thì người Trung Quốc đã xây dựng một ngôi làng gồm 101 ngôi nhà dọc theo sông Tsari Chu ở tiểu bang biên giới này. Đến tháng 11/2020, việc xây dựng ngôi làng đã hoàn thành được 2.5 dặm bên trong lãnh thổ Ấn Độ, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc đang vướng vào tình trạng bế tắc quân sự căng thẳng tại vùng phía bắc xa xôi, khu vực Himalaya của Ladakh. Hôm 18/01, Đài truyền hình New Delhi (NDTV) đưa tin rằng việc xây dựng này là một vấn đề được Ấn Độ hết sức quan tâm.

Hôm 18/01, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong một thông cáo truyền thông rằng chính phủ Ấn Độ đã biết về việc người Trung Quốc đang thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới.

“Chúng tôi đã thấy các báo cáo gần đây về việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng dọc các khu vực biên giới với Ấn Độ. Trung Quốc đã thực hiện hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng như vậy trong vài năm qua,” Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thừa nhận việc xây dựng này trong một tuyên bố hôm 21/01, nhưng cho biết họ không công nhận Arunachal Pradesh là một phần của Ấn Độ.

Xướng ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo rằng, “Vị trí của Trung Quốc nằm ở khu vực phía đông của đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hay khu vực Zangnan (vùng phía nam của Tây Tạng của Trung Quốc), là nhất quán và rõ ràng. Chúng tôi chưa bao giờ công nhận cái gọi là Arunachal Pradesh vốn được thành lập bất hợp pháp trên lãnh thổ Trung Quốc.”

Trong khi nhiều cuộc đụng độ giữa Quân đội Ấn Độ và Quân đội Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc ở thung lũng sông Tsari Chu đã diễn ra kể từ năm 1959, có những khu vực là một phần trên bản đồ chính thức của Ấn Độ, nhưng lại nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Một cựu binh sĩ Ấn Độ, Thiếu tướng đã nghỉ hưu G.G. Diwedi, người cũng từng phục vụ tại khu vực này nói với The Epoch Times qua điện thoại rằng việc Trung Quốc xây dựng 101 ngôi nhà là không đúng vì nó đang nằm trên một khu vực tranh chấp, và theo các quy tắc quốc tế thì không thể xây dựng ở đó. Ông cho biết Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều thỏa thuận khác nhau để điều chỉnh hành vi ứng xử tại biên giới tranh chấp này.

Ad

“Vấn đề cơ bản là trong vùng lãnh thổ tranh chấp, chúng ta không thực hiện bất kỳ công trình xây dựng lâu dài nào. Mặc dù chúng ta có thể tuần tra vì nhận thức của chúng ta [về biên giới] là khác nhau nhưng chúng ta không thực hiện bất kỳ công việc xây dựng nào,” ông Diwedi nói.

Ấn Độ và Trung Quốc ‘khẩu chiến’ về một ngôi làng Trung Quốc trên đất Ấn Độ
Một người biểu tình bị cảnh sát Ấn Độ giữ lại trong một cuộc biểu tình phản đối tuyên bố của Trung Quốc về sáu quận của tiểu bang Arunachal Pradesh, ở New Delhi vào ngày 25/4/2017. (Ảnh: Chandan Khanna/AFP qua Getty Images)

Một cựu binh sĩ Ấn Độ khác, Trung tướng đã nghỉ hưu Kamal Davar, từng phục vụ tại khu vực này trong suốt đời binh nghiệp của ông và là người xây dựng Cơ quan Tình báo Quốc phòng của Ấn Độ nói với The Epoch Times qua điện thoại rằng người Trung Quốc không làm bất cứ điều gì ngẫu nhiên, và mọi thứ đối với họ là một chiến lược trường kỳ.

“Vào cuối năm 2005, Đại sứ Trung Quốc cho biết toàn bộ Arunachal thuộc về Trung Quốc. Làm sao mà quý vị lại nói điều đó? Quý vị đang thống trị thế giới sao? Hay quý vị đang mắc phải hội chứng ‘quốc gia trung tâm’ phi lý trí đó. Vấn đề của người Trung Quốc là ở chỗ họ cho họ là bá chủ thế giới,” ông Davar nói.

Theo Đài truyền hình New Delhi (NDTV), tin tức về việc xây dựng 101 ngôi nhà xuất hiện sau khi có các báo cáo khác gần đây về việc Trung Quốc thu xếp cho các thành viên Trung Cộng – là người Hán và người Tây Tạng – định cư ở biên giới dọc theo Ấn Độ để xúc tiến kế hoạch bành trướng lãnh thổ trong khu vực này.

“Giống như việc sử dụng các ngư dân ở Biển Đông, Trung Quốc đã dùng các nguồn lực dân sự là những người chăn gia súc và các động vật ăn cỏ làm đội quân tiên phong để xâm nhập vào các khu vực Himalaya do Ấn Độ cai quản,” Tiến sĩ Brahma Chellaney, một nhà phân tích địa chính trị và là một nhà văn hợp tác nổi tiếng, nói với NDTV.

Ông Davar nói, “Phương thức hoạt động của họ bao gồm các biện pháp bí mật sử dụng người Tây Tạng và dân du mục có vẻ như vô hại ở các khu vực gần biên giới Ấn Độ, những người mà sau đó được sử dụng để đi lang thang qua LAC (Ranh giới Kiểm soát Thực tế) nhằm thu thập thông tin,” ông Davar cho biết.

Lịch sử biên giới phức tạp 

Trao đổi với The Epoch Times qua điện thoại, ông Ninong Ering – cựu bộ trưởng liên bang của chính phủ Ấn Độ và hiện là một nhà lập pháp trong hội đồng lập pháp dân cử của tiểu bang Arunachal Pradesh – nói rằng tiểu bang của ông luôn là mục tiêu của người Trung Quốc vì họ coi đây là một phần của miền nam Tây Tạng.

Arunachal Pradesh là nơi có Tu viện Tawang lịch sử, tu viện Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ và lớn thứ hai sau Cung điện Potala ở Lhasa. Tu viện này thuộc trường phái Gelug của Phật giáo Kim Cương thừa [Mật tông] và khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn thoát sang Ấn Độ vào tháng 03/1959, Ngài đã ở trong tu viện Tawang một tháng trước khi gặp gỡ chính phủ Ấn Độ.

Arunachal Pradesh có đường biên giới dài 684 dặm với Trung Quốc và chỉ có 20–25 đồn quân sự dọc theo chiều dài biên giới này.

Ông Ering cho biết Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới đường xá ở phía bên kia biên giới. Ông đưa ra ví dụ về thị trấn xa xôi nhất ở Arunachal Pradesh được gọi là Anini, cách đồn quân sự Ấn Độ gần nhất 20 dặm và cách LAC 62 dặm (100km), khu vực vốn không có người.

“Bây giờ, khi có khoảng trống 100km, người Trung Quốc đã xây dựng đường xá, bởi vì quý vị có thể thấy qua Google là chúng đâm thẳng vào thung lũng Dibang. Đó sẽ là một mối đe dọa rất nghiêm trọng cho tất cả chúng ta, cho đến khi và trừ khi chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng,” ông Ering cho biết.

Ông bày tỏ hy vọng rằng Tổng thống mới đắc cử, Joe Biden sẽ ủng hộ Ấn Độ. “Chúng ta hãy hy vọng rằng Tổng thống Hoa Kỳ cũng sẽ quan tâm đến những gì Trung Quốc đang làm với Ấn Độ,” ông nói.

Ấn Độ và Trung Quốc ‘khẩu chiến’ về một ngôi làng Trung Quốc trên đất Ấn Độ
Binh lính Quân đội Ấn Độ đứng gác tại đèo Bumla tại biên giới Ấn Độ–Trung Quốc ở Arunachal Pradesh vào ngày 21/10/2012. Theo các báo cáo từ phương tiện truyền thông Ấn Độ, Trung Quốc đã xây dựng được 101 căn nhà, 2.5 dặm bên trong lãnh thổ Ấn Độ tại một khu vực ở phía trong Arunachal Pradesh. (Ảnh: Biju Boro/AFP qua Getty Images)

Các cuộc biểu tình phản đối ngôi làng mới

Ad

Sau khi các hãng thông tấn đưa tin về ngôi làng mới của người Trung Quốc ở Arunachal Pradesh, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra ở quận Thượng Subansiri, nơi đã diễn ra việc xây dựng ở vùng biên giới xa xôi này.

Ông Ering cho biết: “Bharat Mata ki Jai (Mẹ Ấn Độ muôn năm) và JaiHind (Vinh quang cho Ấn Độ) luôn ở đó trong cửa miệng của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn theo chủ nghĩa dân tộc”. Ông cũng đã viết thư cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về con đường Trung Quốc bên trong lãnh thổ Ấn Độ, tại vùng lãnh thổ không có người giữa thung lũng Debang và LAC.

Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) do Trung Cộng hậu thuẫn, gọi đó là một “sự cường điệu của truyền thông Ấn Độ” và dẫn lời một chuyên gia Trung Quốc cho biết truyền thông Ấn Độ đang làm điều đó để tạo ra sự phản cảm đối với Trung Quốc ở đất nước này, trong khi việc xây dựng bên trong cái mà họ gọi là “Nam Tây Tạng” là để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng biên giới.

Ông Qian Feng, giám đốc bộ phận nghiên cứu của Viện Chiến lược Quốc gia tại Đại học Thanh Hoa, nói với Global Times rằng, “Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa phân định đường biên giới của khu vực này. Vì vậy, họ không thể cáo buộc Trung Quốc xây dựng một ngôi làng ở bên phía Ấn Độ.”

Ad

Venus Upadhayaya
Cẩm An biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin