• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 20/06/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Ăn lẩu sao để không tăng cân?

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 24/02/2024
bigger smaller Báo lỗi

Tiến sĩ Hồ Nãi Văn 

Lẩu rất được ưa chuộng vào mùa đông. Tuy nhiên, lẩu có lượng calorie rất cao và có thể gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của bạn. Bài viết này chia sẻ một số mẹo ăn lẩu để bạn có thể ăn uống đủ dưỡng chất, tốt cho sức khỏe mà không bị tăng cân.

Món lẩu có lịch sử lâu đời bắt nguồn từ nền văn minh Trung Hoa cổ xưa. Vào những ngày Đông lạnh giá, món lẩu có thể giúp chống lạnh, làm ấm dạ dày và bổ dưỡng.

Nguồn gốc của nồi lẩu 

Có nhiều loại nồi lẩu hiện đại, như các loại nồi làm bằng đá, gốm, đồng, và inox. Hương vị mà mỗi loại nồi đem lại thậm chí còn phong phú và đa dạng hơn. Hãy cùng khám phá nguồn gốc xa xưa của món lẩu truyền thống.

‘Đỉnh’ có từ thời nhà Thương và nhà Chu – Theo dân gian, món lẩu có nguồn gốc từ triều đại nhà Thương và nhà Chu. Vào thời điểm đó, “đỉnh” là một loại vạc Trung Hoa được dùng đặc biệt để tế lễ và ăn mừng. Đó là một loại nồi đựng thức ăn được những người cao quý nhất sử dụng, do đó có câu nói “”Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia” (tạm dịch: cửa nhà giăng đầy mặt đất, đó là những nhà giàu sang rung chuông bày vạc khi ăn). Thức ăn được cho vào một “đỉnh” cỡ lớn và được chia cho mọi người sau khi nấu. Đây có lẽ là nguồn gốc của món lẩu.

‘Món lẩu Shabu-Shabu’ của triều đại nhà Tần và nhà Hán – Có ghi chép về cách “tạc gà” và “tạc heo” trong “Khiển sách” của Mã Vương Đôi Hán mộ. “Tạc” ở đây có nghĩa là trần thịt trong nước sôi. Đây có thể là nguồn gốc của món “lẩu shabu-shabu”.

‘Nồi nấu bằng củi’ của thời Đông Hán – đã được nhà sử học Trung Hoa Tư Mã Thiên ghi lại trong cuốn “Sử Ký” rằng vào thời xa xưa khi binh lính dùng bữa thì mỗi người sẽ ăn trong một nồi. Những người lính này ăn tất cả các thức ăn có trong nồi, được nấu bằng củi.

‘Nồi Uyên ương’ có từ thời nhà Ngụy – “Ngũ thục phủ” (Nồi năm ngăn) xuất hiện trong thời Tam quốc. Một nồi đồng được chia thành năm ngăn, mỗi ngăn đựng một loại nước lẩu có hương vị khác nhau để nấu các món ăn khác nhau, giống như loại nồi Uyên ương (nồi lẩu thập cẩm) hiện nay.

Ad

‘Nồi đồng’ từ thời Nam Bắc triều – Ở thời Bắc và Nam triều, nồi lẩu đồng xuất hiện. Người ta cho rằng những nồi lẩu thời này có miệng nồi rộng, đáy rộng, thành mỏng và nhẹ nên nấu rất nhanh.

Nhà Tống phát minh ra ‘nước chấm Lẩu’ – Quyển “Sơn Gia Thanh Cung” của nhà Tống ghi lại chi tiết cách luộc thịt với nước dùng và cách ăn lẩu.

Các hoàng đế đời nhà Thanh thích món lẩu – Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh rất thích món lẩu và đã từng tổ chức tiệc lẩu với 530 người tại Cung điện Càn Thanh để chiêu đãi hoàng gia. Sau này, khi Hoàng đế Gia Khánh lên ngôi, ông từng tổ chức “Tiệc dành cho người cao niên” trong đó dùng 1,550 chiếc nồi lẩu làm bằng bạc, thiếc, và đồng.

Sau đây là 6 bí quyết giúp bạn yên tâm ăn lẩu mà không lo tăng cân

1. Chọn nồi

Khi làm món nấu lẩu, việc chọn nồi và nước dùng rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến mùi vị cũng như giá trị calorie và dinh dưỡng. Nên dùng nồi hầm hoặc nồi chống dính để giữ hương vị của nguyên liệu và duy trì nhiệt độ của nước lẩu mà không cần tăng nhiệt hoặc thêm quá nhiều chất béo.

2. Chọn nước lẩu

Việc lựa chọn nước lẩu thường dựa trên sở thích cá nhân và thể trạng. Có nhiều loại nước lẩu khác nhau với các vị khác nhau như cay, nhạt và chay. Nước lẩu cay có thể làm ấm người nhưng không phù hợp với người có dạ dày nhạy cảm hoặc bị bệnh tim mạch. Nước lẩu nhạt (không nhiều dầu mỡ hoặc hương vị quá mạnh) có thể giúp sảng khoái nhưng hãy cẩn thận về lượng sodium nạp vào. Nước lẩu chay tốt cho sức khỏe nhưng những người ăn chay nên chú ý bổ sung vitamin B12.

Ăn lẩu sao để không tăng cân?
(Ảnh: Shutterstock)

3. Thứ tự ăn lẩu

Khi ăn lẩu, nên chú ý đến thứ tự ăn các nguyên liệu khác nhau. Nguyên tắc chung là nên ăn những nguyên liệu ít béo trước, sau đó mới ăn những nguyên liệu nhiều béo. Điều này có thể làm giảm lượng chất béo hấp thụ, đồng thời ngăn nước lẩu trở nên quá béo ngậy.

Ăn rau trước

Nên ăn các loại rau như rau củ, nấm, củ trước. Những thành phần này rất dồi dào chất xơ và vitamin, có thể làm tăng cảm giác no, thúc đẩy tiêu hóa, cung cấp nước và chất dinh dưỡng.

Tiếp theo uống canh

Nếu muốn uống nước lẩu thì tốt nhất là uống sau khi nhúng rau vì lúc này nước lẩu còn loãng và không nhiễm mỡ.

Ăn protein và tinh bột sau cùng

Những thực phẩm có nhiều protein và tinh bột như thịt, mì có hàm lượng calorie cao, ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì nên tốt hơn là nên ăn sau những món ăn nhẹ hơn. Nếu muốn kiểm soát cân nặng thì đừng uống quá nhiều nước lẩu sau khi protein và tinh bột đã được nấu chín vì lúc này nước lẩu đã trở nên béo và đặc, hàm lượng chất béo và muối tăng lên. Đặc biệt người bị bệnh gout và chức năng thận kém không nên uống nước lẩu lúc này.

4. Lựa chọn nước xốt

Nước xốt và các món ăn kèm cũng không thể thiếu cho một bữa lẩu trọn vẹn. Nước xốt có thể tăng thêm hương vị cho món ăn, còn món ăn kèm có thể cân bằng tính chất và mùi vị của món ăn. Nhưng nước xốt và món ăn kèm cũng nên được lựa chọn cẩn thận để tránh dư thừa chất béo và sodium.

Nên chọn các loại nước xốt tự làm như tiêu băm, sốt thịt heo nướng, nước xốt thịt nướng, v.v. Những loại nước xốt này có thể được chế biến theo sở thích cá nhân, đồng thời cũng có thể kiểm soát được hàm lượng chất béo và sodium. Nếu muốn làm nước xốt thịt nướng, bạn có thể chọn chế phẩm chay để giảm lượng mỡ động vật ăn vào. Nếu muốn dùng trứng sống, nên chú ý đến độ tươi của trứng để tránh nhiễm khuẩn salmonella.

5. Kết hợp các món ăn kèm

Ad

Khi chọn món ăn kèm, có thể chọn dứa sấy, dưa chuột muối, kim chi, v.v. Những món ăn kèm này giúp tiêu hóa, đồng thời cung cấp enzyme và men vi sinh, nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải vì những món ăn kèm này cũng chứa natri và đường.

6. Xoa bóp huyệt trước và sau bữa ăn

Nếu muốn kiềm chế cảm giác thèm ăn quá mức trước khi ăn lẩu, có thể ấn vào huyệt Đói trên tai. Nếu cảm thấy khó chịu như đầy hơi hoặc khó tiêu sau khi ăn lẩu, có thể ấn vào huyệt Nội quan (PC-6) trên tay.

Hunger acupoint: Huyệt đói: kiểm soát cảm giác thèm ăn

Ăn lẩu sao để không tăng cân?
Vị trí của huyệt Đói. (Ảnh: Epoch Times)

Huyệt đói nằm ở điểm giữa phía trước gờ bình tai. Nhấn vào huyệt đói có thể kiểm soát sự thèm ăn và giảm lượng thức ăn ăn vào. Nếu muốn giảm cân hoặc tránh ăn quá nhiều, có thể dùng ngón tay ấn vào huyệt này trên tai trước khi ăn 15 phút trong 30 giây cho đến khi cảm thấy hơi đau.

Ad

Huyệt Nội quan: giảm bớt cảm giác khó chịu

Ăn lẩu sao để không tăng cân?
Huyệt Nội Quan (Ảnh: The Epoch Times)

Huyệt Nội quan (PC-6) nằm ở mặt trong của cổ tay, rộng 5 cm hoặc khoảng 3 đốt ngón tay, phía trên giữa lòng bàn tay và nếp gấp cổ tay, giữa hai gân cổ tay. Nếu cảm thấy đầy hơi hoặc đau sau bữa ăn, có thể dùng ngón cái xoa bóp huyệt Nội quan trên cả hai cổ tay trong 1 phút hoặc cho đến khi cảm thấy đỡ hơn.

Khánh Nam biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin