• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 11/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Angelica Kauffmann: Nữ họa sĩ trong thế giới của các học giả

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 14/01/2024
bigger smaller Báo lỗi

Da Yan

Cuộc đời và sự nghiệp của bà Angelica Kauffmann là điều phi thường đối với một nữ họa sĩ ở thế kỷ 18. Sinh ra ở Thụy Sĩ và là con của một họa sĩ nghèo, nhưng bà Angelica đã được học giáo dục phổ thông vì là con một trong gia đình. Bà đã bộc lộ tài năng gây ấn tượng trong vẽ chân dung và hát opera khi ở tuổi thiếu nữ. Bà sớm thông thạo tiếng Đức, Pháp, Ý, và Anh, đặt nền tảng cho những thành công quốc tế sau này khi là họa sĩ Tân cổ điển hàng đầu, cũng như là một phụ nữ nổi bật ở xã hội chủ lưu Âu Châu.

Thuở thiếu thời, bà Kauffmann đi theo cha trong nhiều chuyến công tác, từ Thụy Sĩ đến Áo và Ý. Ở độ tuổi 12, bà đã được biết đến như một họa sĩ vẽ chân dung. Các quý tộc và giám mục ngồi làm mẫu cho bà; và vào năm 15 tuổi, bà đã phụ giúp cha vẽ bích họa ở một nhà thờ tại Vorarlberg, nước Áo.

Cuối cùng, cả gia đình chuyển đến Ý, nơi bà Kauffmann cống hiến hết mình cho việc học tập nghệ thuật – nghiên cứu tác phẩm của các bậc thầy trong những bộ sưu tập nổi tiếng ở tất cả các trung tâm lớn từ Milan, Florence, và Rome đến Naples, Bologna, và Venice. 

Chân dung tự họa, giữa năm 1770–1775, của họa sĩ Angelica Kauffmann. Sơn dầu trên vải canvas. Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia, London. (Ảnh: PD-US)
Chân dung tự họa, giữa năm 1770–1775, của họa sĩ Angelica Kauffmann. Sơn dầu trên vải canvas. Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia, London. (Ảnh: PD-US)

Những bức chân dung ở Thành phố Vĩnh cửu

Trong khi ở Ý, giai đoạn ở Rome từ năm 1763–1765 là khoảng thời gian có tác động sâu sắc nhất đến sự nghiệp bà Kauffmann. Về mặt nghệ thuật, bà được tiếp cận một số bộ sưu tập điêu khắc cổ và tranh vẽ thời Phục Hưng xuất sắc nhất. Bà cũng xây dựng các mối quan hệ xã hội quan trọng với giới trí thức Đức và quý tộc Anh, những người đã đến thành phố Vĩnh cửu (Rome) trong chuyến Grand Tour. Bà đã sao chép các tác phẩm và vẽ nhiều bức chân dung cho họ – những người vừa là khách hàng vừa là bạn bè của bà.

Một trong những người mẫu của bà là bác sĩ người Mỹ John Morgan. Ông tốt nghiệp Đại học Pennsylvania, sau đó thành lập trường y khoa đầu tiên ở Mỹ quốc thuộc địa. Sau khi phục vụ trong chiến tranh Pháp và thổ dân Mỹ, ông Morgan theo học y khoa tại Đại học Edinburgh, rồi đến Ý vào năm 1764 cùng Công tước xứ York.

Tác phẩm “Dr. John Morgan” (Bác sĩ John Morgan) của họa sĩ Angelica Kauffmann. vẽ năm 1764. Sơn dầu trên vải canvas; kích thước 56.75 inch x 42.63 inch (~144cm x 108cm). Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia, Viện Smithsonian, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm “Dr. John Morgan” (Bác sĩ John Morgan) của họa sĩ Angelica Kauffmann. vẽ năm 1764. Sơn dầu trên vải canvas; kích thước 56.75 inch x 42.63 inch (~144cm x 108cm). Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia, Viện Smithsonian, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Trong bức chân dung này, bà Kauffmann khắc họa ông là một bác sĩ trẻ tuổi đầy khát vọng, có cử chỉ hướng về bức thư gửi cho một quý tộc. Cuốn sổ tay nằm mở ra trang tựa đề có tên ông và một con dấu kiểu cổ điển, bao xung quanh là các từ “Primus ego in patriam” – câu thơ mở đầu trích từ tác phẩm “Georgics” bản tiếng Latinh của thi hào Virgil nói rằng, “Nếu còn sống, Tôi sẽ là người đầu tiên, đưa Nàng thơ về đất nước mình.”

Cùng năm đó, bà Angelica gặp và vẽ chân dung ông Johann Joachim Winckelmann – một học giả uyên bác người Đức nghiên cứu cổ vật thời Hy Lạp – La Mã và là người tiên phong khởi xướng chủ nghĩa Tân cổ điển trong nghệ thuật. Ông đến Ý từ năm 1755, ngay sau khi xuất bản một quyển sách có tầm ảnh hưởng lớn, trong đó nhận xét lý tưởng thẩm mỹ cổ điển là “sự đơn giản cao quý và sự hùng tráng trầm lặng”.

Ad

Quyển sách này đã giúp ông Winckelmann nổi tiếng và sau đó được dịch sang tiếng Pháp và Anh. Ở Rome, nhờ sự am tường về nghệ thuật cổ đại, ông được Giáo hoàng Clement XIII bổ nhiệm vào vị trí “Thống đốc di tích” cho Thư viện Vatican vào năm 1763. Một năm sau đó, ông đã xuất bản tập sách đồ sộ “Lịch Sử Nghệ Thuật Cổ Đại” (The History of Art in Antiquity) – một mô tả mang tính đột phá về sự phát triển của nghệ thuật và văn hóa Hy Lạp cổ đại. 

Họa sĩ Kauffmann đã vẽ chân dung ông Winckelmann trong quãng thời gian ông chuyên chú vào hoạt động học thuật này. Với chiếc bút lông trong tay, ông làm việc cật lực tại bàn, tạm dừng trong khoảnh khắc suy tư sâu lắng cùng bản thảo che khuất một nửa bức phù điêu bộ ba nữ thần Grace bằng thạch cao. Bên cạnh tranh sơn dầu, bà còn tạo một bức chân dung tương tự dưới dạng bản khắc acid, lan rộng bản in chân dung của vị học giả lỗi lạc này.

Tác phẩm “Portrait of Johann Joachim Winckelmann” (Chân dung ngài Johann Joachim Winckelmann) của họa sĩ Angelica Kauffmann, vẽ năm 1764. Sơn dầu trên vải canvas; kích thước: 38.1 inch x 27.9 inch (~97cm x 70.9cm). Bảo tàng Kunsthaus Zürich, Thụy Sĩ. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm “Portrait of Johann Joachim Winckelmann” (Chân dung ngài Johann Joachim Winckelmann) của họa sĩ Angelica Kauffmann, vẽ năm 1764. Sơn dầu trên vải canvas; kích thước: 38.1 inch x 27.9 inch (~97cm x 70.9cm). Bảo tàng Kunsthaus Zürich, Thụy Sĩ. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Trong lá thư gửi đến một người bạn, ông Winckelmann nhận xét về khả năng ngôn ngữ gây ấn tượng của bà Kauffmann và nhắc đến độ nổi tiếng vượt trội của bà ở Rome, đặc biệt là đối với những vị khách Anh quốc. “Có lẽ cô ấy có một phong cách nghệ thuật hoàn mỹ,” ông viết, “và trong ca hát, cô ấy có thể sánh với những nghệ sĩ lão luyện nhất của chúng ta.” Ngoài [các hoạt động] bảo trợ nghệ thuật, rất có thể bà đã gặp gỡ vị học giả này tại những sự kiện xã hội – nơi bà tiếp đãi quan khách bằng chất giọng cuốn hút của mình.

Mối quen biết với ông Winckelmann và các bạn của ông đã giúp bà Kauffmann hướng đến nét thẩm mỹ cổ điển trong nghệ thuật của mình: dòng tranh lịch sử. Là thể loại hội họa cao nhã và cầu kỳ nhất, tranh lịch sử đòi hỏi kỹ năng về bố cục và kiến thức văn học cao hơn. Miêu tả hành vi con người trong tranh tường thuật, lịch sử là chỉ dấu cho tài năng và tinh anh nghệ thuật tuyệt đỉnh. 

Giữa năm 1766 và 1781, họa sĩ Kauffmann chuyển đến London và khẳng định danh tiếng bản thân như là một nghệ sĩ hàng đầu, nhận những đơn đặt hàng uy tín. Bà cũng trở thành đồng sáng lập Học viện Nghệ thuật Hoàng gia và thường tổ chức triển lãm ở đó.

Tuy nhiên, thị hiếu thẩm mỹ của những nhà bảo trợ Anh phần lớn đã thay đổi sang tranh chân dung và phong cảnh, khiến cho bà Kauffmann ít có cơ hội theo đuổi các chủ đề lịch sử và thần thoại mà mình muốn. Cuối cùng, họa sĩ Kauffmann trở về Rome và mở một xưởng vẽ. Nhờ lượng khách hàng quốc tế của mình, nơi đây đã trở thành chỗ tụ họp của giới tinh hoa trí thức Âu Châu trong quãng đời còn lại của bà.

Mạng lưới giới tinh hoa quốc tế

Năm 1782, khi đang xây dựng một thư viện đồ sộ trong cung điện gia đình, ông Onorato Caetani đặt hàng hai bức tranh sơn dầu từ họa sĩ Kauffmann, mỗi bức mô tả cảnh tượng trong cuốn tiểu thuyết giáo khoa của Pháp “Những Cuộc Phiêu Lưu Của Chàng Telemachus, Con Trai Của Vua Ulysses” (The Adventures of Telemachus, son of Ulysses).

Cuốn tiểu thuyết cổ điển này do gia sư của cháu trai ông viết dưới triều đại vua Louis XIV, lấy bối cảnh từ cốt truyện “Odyssey” của thi hào Homer, và kể lại những cuộc phiêu lưu học tập của con trai vị anh hùng này. Tuy nhiên cùng với nội dung phản đối chiến tranh, thói xa xỉ, và lời tuyên bố về tình anh em của con người, phần phê bình chính trị của cuốn tiểu thuyết này về sự cai trị của Vua Mặt trời cũng nhận được sự ủng hộ giữa những nhà tư tưởng Khai Sáng, từ Jean-Jacques Rousseau, Johann Gottfried Herder, và Thomas Jefferson cho đến các hội học giả ở Rome mà trong đó ông Caetani là người lãnh đạo.

(Trên) Tác phẩm “Telemachus and the Nymphs of Calypso” (Chàng Telemachus và các nữ thần của thần Calypso) của họa sĩ Angelica Kauffmann vẽ năm 1782. Sơn dầu trên vải canvas; kích thước: 32.5 inch x 44.25 inch (~83cm x 114cm). (Dưới) Tác phẩm “The Sorrow of Telemachus” (Nỗi buồn của chàng Telemachus) của họa sĩ Angelica Kauffmann vẽ năm 1783. Sơn dầu trên vải canvas; 32.75 inch x 45 inch (~83cm x 114cm). Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Thành phố New York. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
(Trên) Tác phẩm “Telemachus and the Nymphs of Calypso” (Chàng Telemachus và các nữ thần của thần Calypso) của họa sĩ Angelica Kauffmann vẽ năm 1782. Sơn dầu trên vải canvas; kích thước: 32.5 inch x 44.25 inch (~83cm x 114cm). (Dưới) Tác phẩm “The Sorrow of Telemachus” (Nỗi buồn của chàng Telemachus) của họa sĩ Angelica Kauffmann vẽ năm 1783. Sơn dầu trên vải canvas; 32.75 inch x 45 inch (~83cm x 114cm). Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Thành phố New York. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Họa sĩ Kauffmann đã vẽ hai cảnh trong đó chàng Telemachus và người hướng dẫn Athena, cải trang thành lão Mentor, dạt vào bờ biển của thần Calypso – nơi chàng Telemachus kể về chuyến đi tìm người cha Odysseus của mình. Trong một lần, nhân vật chính được các nữ thần tiếp đãi trong khi thần Calypso dẫn lão Mentor rời đi. Trong lần khác, thần Calypso bảo các nữ thần của nàng ngừng hát bài ca ngợi vua Odysseus vì con trai ông đang phải chịu đựng nỗi đau buồn. Những tập này bắt đầu lời kể của chàng Telemachus về các vị vua nổi tiếng và vùng đất xa xôi. Đối với người xem đã quen thuộc với câu chuyện này, các cảnh này gợi lại những cuộc thảo luận vào thời kỳ Khai Sáng về giáo dục và hệ thống chính trị hiện hành trong giới trí thức ở thế kỷ 18.

Trong hai thập niên tiếp theo, danh tiếng và uy tín của bà Kauffmann vẫn thuộc hàng họa sĩ hàng đầu ở Rome, trung tâm mạng lưới sôi động của giới chủ lưu quốc tế. Khi ngài Johann Wolfgang von Goethe đến Rome từ năm 1786 đến 1788, hai người đã trở thành bạn bè thân thiết; bà trân trọng thi từ của ông và ông yêu mến hội họa của bà. Trong thời gian này, bà Kauffmann đã vẽ một bức chân dung, vài bản phác thảo, và hình minh họa cho các vở kịch và tác phẩm của ông.

Trong “Hành trình đến Ý” của mình, ông Goethe thường viết về bà như một nghệ sĩ tài năng, chăm chỉ, và là một người phụ nữ có lòng thấu cảm. “Angelica luôn tốt bụng và hay giúp đỡ,” ông đề cập trong một lá thư, “và tôi mang ơn cô ấy rất nhiều. Chúng tôi dành mỗi Chủ Nhật bên nhau và tôi luôn đến thăm cô ấy vào một buổi tối trong tuần. Tôi chỉ đơn giản là không hiểu là vì sao cô ấy có thể làm việc chăm chỉ như vậy, ấy vậy mà cô ấy luôn nghĩ mình chẳng làm được gì cả.”

Vào ngày 05/11/1807, họa sĩ Angelica qua đời ở tuổi 66, để lại một công trình nghệ thuật đồ sộ gồm hơn 800 tác phẩm, một bộ sưu tập nghệ thuật và sách phong phú, cùng một khối tài sản lớn. Đám tang của bà, do điêu khắc gia Tân cổ điển vĩ đại Antonio Canova chủ trì, là nghi lễ tráng lệ nhất kể từ đám tang của danh họa Raphael – sự kiện được dùng làm hình mẫu cho sự kiện này. Hai bức tranh của bà được trưng trong đám rước, và một tượng bán thân được đặt trong điện Pantheon cùng với tượng của Raphael. Mối liên hệ với người  được xem là danh họa kiệt xuất nhất thời Phục Hưng này đã nói lên sự ái mộ của người đương thời đối với bà, cũng như di sản trường tồn của một nữ họa sĩ vĩ đại trong thế giới của những người đàn ông vĩ đại.

Ad

Anh Da Yan là nghiên cứu sinh tiến sĩ về lịch sử nghệ thuật Âu Châu. Lớn lên ở Thượng Hải, anh sống và làm việc ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.

Thiên Ân biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin