Ảnh hưởng văn chương Pháp đến văn chương Việt Nam
Một người dù bi-quan đến đâu cũng phải công nhận rằng trong khoảng vài mươi năm nay văn-chương Việt nam ta đã tiến một cách mau chóng lạ thường.
Như vậy là vì văn-chương ta sau khi gây được một cái nền hoàn toàn á-đông đã được chịu một cách sâu xa cái ảnh hưởng của văn chương tây-phương, đúng hơn, văn chương Pháp.
Nay ta thử soát lại xem văn chương ta đã thâu nhận được của văn chương Pháp những gì.
?
Nhìn lại văn học ta về đầu thế kỷ hai mươi, ta có một viễn cảnh rất buồn rầu. Trong rừng cây cối, qua mấy nghìn năm, không còn đủ sinh-tố để sống. Nho học già cỗi, văn chương ta cũng theo nho học mà tàn.
Tuy vậy, về phương diện tinh thần và thể cách, văn chương ta còn in dấu vết rất rõ rệt của cái văn đã tàn ấy.
?
Cũng như văn tàu, cái tinh thần đặc-dị của văn ta là cái tinh thần chính thống. Đối với quốc-gia, ta chỉ thấy văn gia biểu lộ cái lòng trung quân, ca tụng một cách trực tiếp hay gián tiếp những hành động, những chiến-công của nhà vua; một việc chính của nhà văn. Đối với gia-đình, tình thân gia-tộc rất mạnh, người ta trước hết sống cho vua, sau đến gia đình, cuối cùng đến mình.
Vì vậy trong văn-chương ít trữ tình. Nói đến tình-cảm, đến những sự yêu đương của mình làm sao, giữa một nơi mà chính cái thân mình cũng không đáng kể.
Một con đường văn-chương đã vạch sẵn.
Cái kết quả tự nhiên là cái thành kiến nô lệ. Các văn gia thi-sĩ người nọ bắt chước người kia. Trải bao năm người ta vẫn theo nhau vịnh sông, núi, thằng bồ nhìn, chị hằng nga, chén rượu, thu, đông…
Ta cũng như phần nhiều người á-đông viết văn theo sức cảm thụ của mình, cảm giác phát-động đến đâu, ta viết theo đến đấy. Thành ra không có sự dàn xếp theo lý luận,
Một điều đáng chú ý là nhà văn ít khi nhận đến những cái tỉ-mỉ.
Nhìn đối tượng bao giờ cũng nhìn một cách tổng-hợp. Tả cảnh rừng, núi, cỏ cây, hoa lá, nhà, rợ, chú tiều, lòng nhớ nước mà chỉ phải dùng có năm mươi sáu tiếng. Một bài thơ có khác nào một bức tranh thủy mạc, với vài nét phác mà có đủ cả ánh sáng cây nước v.v… Cái dở của những vần thơ ấy thường là sự luộm thuộm trong, đặt câu. ý-tưởng và lời lẽ không được minh bạch và chính xác.
Những thể loại cũng không được chia một cách rõ rệt, thì cách – trừ một thể văn thơ phỏng theo đường luật không kề – không nhất định.
Ta có thể kết luận là văn-chương ta thiếu tinh thần khúc triết.
?
Tinh thần đại-đồng thì hoàn toàn thiếu hẳn. Văn ta, theo quan niệm xưa, hình như chỉ là một thứ dành riêng cho bực thượng lưu trong xã hội; bực ấy làm văn, tả nguyện vọng của mình và đề riêng mình hiểu.
Khi nào nhà văn ta nghĩ đến những hạng ở lớp dưới xã hội thì lại cốt để ẩn trong ấy một cái gì của mình. Tôi muốn nói đến lối thờ thần khí.
Khi nói đến mình thì dụt dè chỉ dám chọn riêng những tình cảm được người ta đã nói đến nhiều rời. Vì vậy thiếu sự thành thực.
Một văn chương với những đặc điểm kể trên phải là một thử văn-chương dùng riêng làm phương tiện tiêu khiển; thơ phú soạn ra chỉ để ngâm nga khi trà dư tửu hậu. Và bao nhiêu người đáng lẽ phải gánh vác lấy cái nhiệm vụ “hướng dẫn quốc dân” phải đứng ra đề chịu cái tiếng là một bọn ngồi không ăn dưng.
?
Ngày nay khác hẳn. Bắt đầu với Tản Đà, qua Song-an, đến những nhà văn tân-học, cái trữ tình miên man giãi trên văn chương. Người ta khóc than vì những nỗi đau thương, người ta lý tưởng những mối tình đã mất. Quốc-gia, gần hơn nữa, gia đình đối với một vài người, không còn là gì nữa. Người ta phải sống cuộc đời riêng của người ta trước đã.
Ngày nay sau những sự sụp đổ ghê gớm ở thế giới, người ta đang bắt đầu trở lại sống cho gia-đình và tổ quốc. Văn chương ta có lẽ lại đi ngược lại con đường mình đang đi nghĩa là tự cái cá-nhân ích kỷ đến chỗ gia đình và xã hội.
Về phương diện nghệ thuật ta có thề quả quyết nói rằng ta đã đem về cho văn chương ta những phương pháp diễn tả khoa học hon.
Không còn cái lối nhìn đối tượng bằng con mắt bao quát đề tả một cách lờ mờ một cái gì mà mình có thể tả một cách tỉ mỉ.
Dưới ảnh hưởng của văn Pháp, ta đã thêm được lối văn tả chân. Nhiều đoạn văn, nhiều quyển tiểu thuyết của ta ngày nay nếu được dịch ra Pháp văn chắc cũng không kém gì văn tây mấy, mà lại có nhiều chỗ tương tự với văn chương Pháp.
Bắt chước nhà văn Âu-châu, ta đã bỏ hàng ngũ của ta, đi sâu vào xã hội để quan sát. Ta đi làm quen với mọi lớp người của xã hội, nghĩ với họ
Ngày nay ta có thể chỉ bất cứ một người việt-nam nào mà nói: “ Ô sao ảnh vô lý thể ! anh tưởng tôi không phải là anh !”.
Nếu có một điểm nhỏ đáng tiếc là trước kia ta đã bắt chước Tàu nhiều quá, hình như ngày nay ta lại bắt chước Tây nhiều quá. Có những người từ cách nghĩ cho đến cách dàn xếp ý tưởng nhất nhất cái gì cũng theo Tây cả. Thành ra ta có một thứ văn học nghe rất ngây ngô. Chúng tôi nói đến là nói vậy. Cái điều “quá” ấy rồi một ngày gần đây sẽ mất hẳn.
Sẽ còn lại cho ta cái gì, một nền văn chương không Tàu như trước không tây như một số nhà văn bây giờ. Nghĩa là một nền văn chương đã nảy nở dưới sự dung hòa của hai ảnh hưởng văn chương Trung hoa và ảnh hưởng văn chương Pháp. Và chúng ta có thể chờ rất nhiều ở nền văn chương ấy.
LÊ THANH