• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 11/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Bàn thêm về lai lịch “Kim Vân Kiều”

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 18/12/2020
bigger smaller Báo lỗi

Cách đây hơn 3 tháng, tôi có viết trong báo Bạn Đường (số 3 ngày 16.3-41) một bài đề là Lai lịch sách Kiều, kết luận rằng Nguyễn Du viết quyển Đoạn trường tân thanh chỉ là dịch thành vận văn một quyển tiểu thuyết Tàu của Thanh Tâm tài nhân biên soạn. Trong Tri Tân số 4, ông Dương Quảng Hàm viết một bài khảo cứu về “Nguồn gốc truyện Kiều” cũng kết luận như vậy.

Trước kia tôi đã phải dài lời biện bạch để chứng minh rằng sách Kim Vân Kiều truyện là sách của người Tàu mà tác giả chỉ để hiệu là Thanh Tâm tài nhân. Trong số Tri Tân trước, ông Dương Quảng Hàm lại cũng viện đủ chứng cớ để biện hộ cho ý kiến ấy.

Nay tôi xin dẫn thêm một chứng cớ nữa, có thể xem là chắc chắn vững vàng hơn hết và tưởng có thể tự đủ được, chẳng cần gì phải phân giải nhiều lời. Trong bài “Lai lịch sách Kiều”  tôi có phụ chú một câu “Sách này (Kim Vân Kiều truyện) hiện nay hiếm lắm, chính ở Trung Hoa, trong các hiệu sách ngày nay cũng không thấy bán nữa, nên ta mới phải mất công mà biện bạch về nó”. Khi viết câu ấy tôi chưa được đọc hai quyển Văn học sử của Trung Quốc đều có nói đến tên sách ấy là:

1 Quyển Trung Quốc văn học sử đại cương trong “Đông nam đại học tùng thư” của Cố Thực biên soạn, do nhà Thương vụ ấn thư quán ở Thượng Hải xuất bản 1926.

2 Quyền Tân biên Trung Quốc văn học sử của Đàm Chính Bích soạn, do nhà Quang minh thư cục Thượng Hải xuất bản trong năm 1935. 

Quyển trên chương 13, về Thanh đại văn học, tiết 7 về Truyền kỳ tiểu thuyết, trang 237 có câu: “ thuật ở trước đều là những bộ trường-thiên-tiểu-thuyết lớn, ngoài ra còn có các quyển Nữ Tiên ngoại sử, Bình Sơn Lãnh Yến, Kim Vân Kiều truyện…” Ở đây ta chỉ mới biết Kim Vân Kiều truyện là sách Tàu chứ chưa biết tác giả là ai.

Quyển sau nói rõ hơn, ở thiên 6, về Minh Thanh văn học, chương 1 về Tiểu thuyết, tiết 6 về Tài tử giai nhân có câu “Ngoài ra chỉ biết trước tác hoặc san hành ở khoảng Minh Thanh thì có các sách: Kim Vân Kiều Truyện, 24 hồi, đề là Thanh Tâm tài nhân biên, kể chuyện ly hợp của Thúy Kiều cùng người yêu là Kim Trọng”.

Trong bài “Lai Lịch Truyện Kiều”, tôi có tỏ ý hoài nghi đối với những lời phê bình mà bản in cho là của Kim Thánh Thán, thì sách Kim Vân Kiều truyện là một tiểu thuyết tầm thường không lẽ nào dẫn khởi được mối cảm ứng của một nhà phê bình khó tính nhưng họ Kim. Nay thấy trong hai quyền Trung Quốc văn học sử trên,về các sách Thủy Hử truyện và Tam quốc chí diễn nghĩa đều có nói đến Kim Thánh Thán phê bình mà về Kim Vân Kiều truyện lại không nhắc đến Thánh Thán thì mới hoài nghi của tôi càng thêm mạnh nữa.

Ad

Nhân tiện, tôi xin đăng lại bài “Lai lịch sách Kiều” để góp thêm ý kiến cùng bạn đọc của tạp chí Tri Tân:

Lai lịch sách Kim Vân Kiều

Khi nhỏ tôi từng nghe ở xung quanh người ta bàn về truyện Thúy Kiều rằng: “Nguyễn Du tuy dịch một quyển tiểu thuyết Tàu thành truyện ấy, nhưng trong tiểu thuyết Tàu thì đến chỗ Thúy Kiều tự trầm ở sông Tiền Đường là hết. Nguyễn Du thấy sự tích như thế quá thảm quá “sái” nên đã thêm vào đoạn tái ngộ Kim Trọng để thành một truyện “có hậu”.

Ý kiến ấy chỉ bằng cứ vào truyền thuyết, nhưng đã được phổ cập trong nước rất rộng, cơ hồ, trừ một số ít người đọc là có chủ kiến, phần nhiều người đọc truyện Kiều đều tưởng như vậy cả. 

Có lẽ vì hình ảnh hưởng vô hình của truyền thuyết ấy mà Phạm Thượng Chi tiên sinh, trong một bài nghiên cứu viết khi còn trẻ đã nói rằng Nguyễn Du viết sách Đoạn Trường Tân Thanh là dựa vào một truyện ngắn chép sự tích Vương Thúy Kiều của Dư Hoài, tự Đạm Tâm, ở tập sách Ngu sơ tân trí.

Chuyện ấy chỉ có mấy trang. Theo đó thì Vương Thúy Kiều là người có thực. Nàng quê ở Lâm Chi, bị bán cho bọn con hát từ thuở nhỏ, thường bị gọi là Kiều nhi, người xinh đẹp, khiếu thông minh, hát hay, giỏi đàn sáo, nhưng tính tình nhã đạm, không khéo thuật tiếp khách, nên thường bị đánh. Sau đó người tên là La Long Vân mua Kiều nhi rồi đem cho bạn mình là tay tướng cướp Từ Hải làm con hầu. Được ít lâu Từ Hải bỏ đi, rủ bọn nụy nô vào cướp đất Giang Nam, nhân thế mà bắt được mấy người con hát, trong ấy có Thúy Kiều. Từ Hải lấy Thúy Kiều làm vợ, rất thương yêu, thường cho dự bàn vào việc quân cơ. Chính Kiều đã gây nên cuộc thất bại cho Từ Hải sau này, vì nàng muốn về quê nên xui Hải hàng với Hồ Tôn Hiến. Hải bị Tôn Hiến lừa, bị giết, còn Kiều thì bị ép hầu rượu Tôn Hiến rồi lại bị ép gả cho tù trưởng Vĩnh Thuận. Kiều không chịu được xấu hổ, tự trầm ở sông Tiền đường.

Dư Hoài thấy Thúy Kiều là một người “thân hèn nghề mọn” mà đã khuyên được anh tướng giặc Từ Hải đầu hàng, rồi sau khi Từ Hải bị họa, lại biết tự tử để khỏi phải mang tiếng “giết chồng rồi lại lấy chồng”. Nhà văn sĩ Trung hoa đương thời “thương cái chí của nàng, nên góp nhặt chép lấy hành sự làm một truyện”. Đó là một việc ta vẫn thường thấy trong văn giới.

Nhưng Nguyễn Du là người Việt Nam, mà lại là hậu sinh cách ba trăm năm, không có lẽ đối với người con hát vào Vương kia lại cũng có cảm tình đằm thắm tươi tắn như Dư Hoài, cho nên ta không thể tin được rằng ông đã bằng cứ vào truyện ấy mà dệt thêu kết cấu làm chuyện Đoạn trường tân thành.

Theo tôi, thì Nguyễn Du sở dĩ chú ý đến Thúy Kiều, thương xót, than khóc, ngâm vịnh Thúy Kiều là bởi giữa người con hát xưa với ông còn có sách Kim Vân Kiều truyện nữa.

Hiện nay tôi cũng còn thấy có ít nhiều người cho rằng sách  Kim Vân Kiều truyện (ta thường gọi nhầm là sách Thanh Tâm tài nhân) là do người ta bắt chước Đoạn trường tân thanh mà viết ra. Tôi không tin thuyết ấy, và tưởng rằng có lẽ các nhà chủ trương thuyết ấy lầm sách Kim Vân Kiều với một quyển Thúy Kiều truyện của một nhà nho nào đã theo quyển truyện của Nguyễn Du mà dich hệt ra chữ Hán (1).

Vả chăng, phần nhiều người mình chỉ được xem bản Kim Vân Kiều truyện viết tay(2) mà chưa thấy bản in, cho nên chỉ nhận theo thông thuyết trên kia mà cho rằng sách ấy là do người Việt Nam viết. Nhờ một dịp tình cờ, tôi đã được xem sách “Kim Vân Kiều truyện” in. (3) Bản sách ấy giầy 136 tờ, khổ 130x 210, giấy Tàu (thứ giấy ấy người Tàu dùng kẻ in sách) do nhà Quán hoa đường xuất bản. Vì mất trang đầu nên không biết nhà xuất bản ấy ở tỉnh nào và khắc bản ấy về đời nào. Nhan đề của bản ấy là Quán hoa đường bình luận Kim Vân Kiều truyện.

Sách chia làm bốn quyền. Ở đầu mỗi quyền, ngoài cái nhan đề như trên chép lại và số mục của mỗi quyển, còn có một hàng ở trên để mấy chữ “Thánh Thán ngoại thư”. Ở dưới hàng thứ hai để có mấy chữ ‘Thanh Tâm tài nhân biên thứ”, tỏ rằng tác giả chỉ để biệt hiệu là Thanh Tâm tài nhân(4). Hàng thứ ba số mục của hồi, ở mỗi hồi trước chính văn thì có một câu đối là tiêu đề của hồi như phần nhiều các tiểu thuyết Tàu khác, rồi đến một bài bình luận. Xem kiểu chữ in và cách sắp đặt thì giống hệt như các sách tiểu thuyết của Tàu xưa, ta không thể ngờ rằng sách ấy là của người Việt Nam được. 

Nếu ta xét văn chương nó, thì ta cũng nhận thấy đại khái rất giống bút pháp các tiểu thuyết Tàu khác, trong ấy có nhiều chữ phương ngôn tục ngữ ta chưa hề thấy trong thuyết bộ của người Việt Nam, mà thật ra người mình không thể nào biết được. Tôi không có thể tin rằng các nhà nho hán việt ta, xưa nay chưa từng có ai viết được quyển tiểu thuyết nào, mà nay lại ngẫu nhiên có người viết ra được một quyền giống hệt của người Tàu như thế.

Ad

Về lời bình luận ở đầu mỗi hồi, tôi còn ngờ chưa dám chắc quà thực là lời Kim Thánh Thán vì giá trị sách này chưa đủ khiến Thánh Thán  phí công như giá trị của sách Tam Quốc chí và Tây sương ký được. Nhưng dẫu có giảm là Thánh Thán nữa thì cũng phải là người Trung Quốc chứ không phải người Việt Nam chỉ quen đọc kinh sử mà có lối văn hào phong như ở các bài bình luận ấy.

Nếu ta xét cái nhan để “Kim Vân Kiều tân truyện” của Phạm Quí Thích, người bạn thân của Nguyễn Du, đã dùng để sửa lại tên sách Đoạn trường tân thanh khi đem khắc bản in, thì ta lại thấy nó hàm cái ý rằng quyển sách Nguyễn Du bắt chước là Kim Vân Kiều truyện, mà xưa nay ta vẫn gọi lầm là sách Thanh tâm tài nhân, lộn tên tác giả làm tên sách. Thiệt ra thì sách ấy chưa được liệt vào hạng sách tài tử như các sách Thánh Thán phê bình, nhưng cách kết cấu của nó cũng chặt chẽ có thể gọi là một tiểu thuyết khá được. Song Nguyễn Du cảm xúc không phải vì giá trị văn chương của nó, mà bởi thân thế và tâm sự của người chủ động truyện ấy giống hệt với thân thế và tâm sự của ông.

Vương Thúy Kiều là một gia nhân tuyệt sắc, vì gia biến mà phải ôm nỗi cô trinh, lưu lạc vào một cuộc đời gió bụi tát phải gợi mối đồng tình trong tâm hồn người tôi trung tài hoa và danh vọng nhà Lê, gặp cơn quốc biến mà đành phải ôm mối cô trung về làm tôi triều khác. Nhưng cô ca kỹ trong sách Ngu sơ tân chí làm sao mà biến thành được cô thiếu nữ khổ trinh như thế?.

Nhà tiểu thuyết Tàu kia chỉ nhân việc cô ca kỹ họ Vương gặp anh tướng cướp họ Từ mà sáng tác thành một truyện mới, hoàn toàn mới. Trong truyện mới này thì Thúy Kiều đã thoát lốt con hát mà thành một cô gái lương thiện, tài sắc tuyệt vời, lại trọn cả hiếu, tài sắc tuyệt vời, lại trọn cả hiếu, trinh, trung, nghĩa, trong mười lăm năm trời đã đem thân yếu ớt cô đơn mà chịu đựng bao nhiêu nỗi giầy vò của số mệnh khắt khe, Từ Hải thì đã tự tư cách một người gian hùng

Ad

trộm cướp, mà thành một vị đại vương hùng cứ một phương. Thúy Kiều là một người con gái lương thiện tài tình, vì cớ gì mà lại gặp một người tướng giặc tung hoành ở ngoài danh giáo và pháp luật?. Tất phải gặp tai biến phi thường. Thanh Tâm tài nhân bèn thêu dệt lên trên ý ấy mà kết cấu thành một bộ tiểu thuyết mà ta có thể gọi là “ Những tai biến phi thường của Thúy Kiều”.

Ở trong cái xã hội cho con gái đàn bà là món đồ chơi của đàn ông, ở trong cái xã hội mà quan lại tự do tác uy tác phúc, mà kẻ gian tà nhân pháp luật không minh để tung hoành, mà sự an nguy của lương dân toàn phó cho may rủi, thì người con gái lương thiện dẫu tài sắc như Thúy Kiều – chính vì tài sắc mà mắc hoạn nạn – thực cũng không phải là việc phi thường.

Nhưng tại sao trong vũ trụ lại có những điều bất công như thê?. Tác giả muốn cắt nghĩa điều éo le ấy, thì đã có sẵn cái tư tưởng rất phổ thông ở Trung Quốc xưa nay là “ Tạo vật đố toàn”. Lẽ ấy khiến “ trời đã sinh cho con người ta một phần nhan sắc thì lại bắt phải chịu muôn phần chiết ma, đã cho một chút tài tình thì lại tăng lên mấy lần nghiệp chướng”. Nhà tiểu thuyết Tàu chỉ lấy sự gặp gỡ của Thúy Kiều và Từ Hải trong truyện cũ làm một đoạn trọng yếu trên con đường lưu lạc của nàng, để cho nàng có cơ hội lập công mà đền nợ hồng nhan.

Nhưng muốn mô tả đời Thúy Kiều cho thành khổ não thì phải thế nào? Người ta ở trong đời vì sao mà sinh ra khổ? Lời bình luận sách Kim Vân Kiều truyện nói rằng: “ Trong thiên hạ chỉ có mối tình là làm cho người ta bối rối”. Tác giả sách ấy chính đã phát khởi từ chữ tình mà kết cấu thành đời khổ não của Thúy Kiều. Bao nhiêu bước kinh lịch của Thúy Kiều trước khi gặp Từ Hải là do tác giả sáng tạo ra cả.

Tác giả hình dung Thúy Kiều đã là người tài sắc phong lưu rất mực, lại là người đa tình đa cảm để tăng bội nỗi đoạn trường của nàng và khiến người đọc phải đem lòng thương xót. Nhưng trước khi đem ta vào con đường nghìn sầu muôn thảm của Thúy Kiều, tác giả lại đem nàng Đạm Tiên làm dẫn tử, “ trong hình ảnh thấp thoáng mập mờ mà cái tình cái khổ của chung thân Thúy Kiều mười phần đã tỏ ra được tám chín” (5). Đến khi Thúy Kiều mãn kiếp khổ sở thì tác giả lại cho nàng gặp Đạm Tiên ở sông Tiền đường để báo cho nàng biết rằng cái ngày khổ tận cam lai đã đến.

Thúy Kiều đã là người tài tình như thế thì Kim Trọng cũng phải là người chí tình, cho nên trong mười lăm năm trời, Kim Trọng dẫu lấy Thúy Vân mà không quên được tình nhân. Nhưng Từ Hải cũng phải là người xứng đáng với Thúy Kiều, cho nên tác giả biến hẳn anh tướng cướp gian hùng thành một vị tù trưởng cát cứ, ngang nhiên đương đầu với Triều đình.

Ấy sự tích Vương Thúy Kiều đã trải qua ngòi bút của Thanh Tâm tài nhân mà thành như thế mới có thể cảm xúc Nguyễn Du được.

Vì cảm xúc quá mạnh liệt mà Nguyễn Du phải đem sách ấy diễn dịch ra quốc âm, nhưng ông không cốt làm một tác phẩm văn chương mà chỉ cốt để hả hê những nỗi cảm xúc đối với một người mà ông tưởng như là tiền thân của mình vậy.

Trong bài tựa sách Đoạn trường tân thanh, Thập Thành Thị nói rằng “Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mỹ,vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra một người tại mệnh trong mười mấy năm trời cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có  lâm ly, ủy mỹ, đốn tỏa, giải thư, thì mới có cái văn tả hệt như thế được”. Thực đã hiểu thấu những nỗi khảm kha bất bình của Nguyễn Du. 

Khi viết xong sách Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du có một câu khẩu chiêm rằng: “Bất tri tam bách du niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố như?”.  Là có ý than rằng không biết ba trăm năm về sau trong thiên hạ có người nào thấu đến cái tâm sự ông mà khóc ông như ông đã khóc Thúy Kiều là người ba trăm năm về trước. (6) 

Trong một bài tựa khác, Mộng liên đường chủ nhân, người đồng đồng thời với Nguyễn Du, đã đáp lại cho ông rằng: “ Người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thực là một cái thông lụy của bạn tài tử khắp trong gầm trời và xuốt cả xưa nay vậy”.

Theo tựa của Mộng liên đường chủ nhân ấy viết ở triều Minh mệnh là khi tác giả mới mất, thì truyện Kim Trọng, Thúy Kiều nguyên chép ở trong phong tình lục đời xưa, Nguyễn Du theo truyện xưa mà đặt ra sách Đoạn trường tân thanh. Nguyễn Du cũng có nói rằng truyện ấy vốn chép ở trong phong tình cổ lục. Phong tình lục hay phong tình cổ lục  nói đó hẳn là sách Kim Vân Kiều truyện. 

Sách ấy vốn là sự tích đoạn trường của Vương Thúy Kiều, thì truyện Nguyễn Du diễn dịch ra gọi là Đoạn trường tân thanh đắc thế lắm. 

ĐÀO DUY ANH

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)


  1. Sách ấy nguyên có bản in. Khi nhỏ tôi có được xem, hiện nay tìm lại không ra nhưng còn nhớ đại khái. Như câu “ Song hồ nửa khép cánh mây; tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông” thì dịch là: “ Nhất liêm phong nguyệt, bán hạp bán khai, thời thời thức mục u Vương công chi đông viên hỹ”. Câu “Gái tơ mà đã ngứa nghề làm sao” dịch là “ Nhĩ dĩ nhất cá thiếu niên, hà nai xuân tình sậu động da!” Trong Tri Tân số 1, ông bạn Trúc Khê đã mách cho ta rằng quyển sách tôi nói đây là quyển Kim Vân Kiều lục và giới thiệu sách ấy rất rõ ràng.
  2. Chính bản của viện Viễn đông bác cổ cũng viết tay.
  3. Của ông bạn Nguyễn Đức Nguyên đưa cho mượn.
  4. Bản viết ở viện Viễn đông bác cổ thì lại để tên tác giả là Thanh Tâm tài tử. Ông Trần Văn Giáp ở Viễn đông bác cổ nói với tôi rằng ông Đặng Thái Mai có cho ông mượn một quyển Kim Vân Kiều truyện, nội dung cũng giống hệt như quyển tôi được xem, nhưng thuộc về bản in khác. Vì sách này hiện nay hiếm lắm, chính ở Trung Hoa Trong các hiệu sách ngày nay cũng không thấy có bán nữa, nên ta mới phải mất công mà biện bệnh về nó.
  5.  Lời bình luận ở sách Kim Vân Kiều truyện.
  6.  Tôi vừa được xem “Thanh hiên thi tập” của Nguyễn Du thì mới biết rằng hai câu ấy không phải là khẩu chiếm, mà là hai câu trong bài thơ làm sau khi đọc truyện “Tiểu Thanh” là một người con gái cũng ở đời Minh như Thúy Kiều, giỏi thi từ, rành âm luật, nhưng phải lấy lễ, vì vợ cả quá ghen mà phải ở riêng, người ta xui đi lấy chồng khác không chịu, buồn rầu oán hận sinh bệnh mà chết. (Chú thêm ngày 28-6-41). 
share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin