Thầy thuốc Chu Khúc Lợi tại phòng khám Vĩnh Hằng ở 11/16 Bay Area San Francisco cho biết, với những người sức khỏe yếu, muốn cơ thể hồi phục, cần tập trung chú ý đến các biện pháp trị liệu và điều dưỡng vào mùa thu đông. Sau những ngày hè dài, cơ thể tích tụ rất nhiều hơi ẩm, tiêu hao lượng lớn năng lượng; sức lực, tinh lực, và dương khí trong cơ thể bị tổn hại. Tiết trời thu đông là thời điểm tốt nhất để phục hồi, duy trì và tích trữ dương khí cho cơ thể.

Bí quyết dưỡng sinh vào mùa thu đông
Để có một cơ thể khoẻ mạnh vào mùa thu đông, cần chú ý chăm sóc sức khỏe để phòng chống lại tiết trời giá lạnh. (Ảnh Shutterstock)

Theo quy luật tự nhiên, mùa đông là mùa tích trữ, ví dụ như động vật có tập tính ngủ đông, chính là đạo lý này. Từ góc độ dưỡng sinh Đông Y, khí hậu và nhiệt độ thay đổi rất lớn từ mùa hè sang đông, nếu như cơ thể ốm yếu, thân thể hư nhược thì sẽ không thể chống chọi được tiết trời lạnh giá.

Biểu hiện khí ẩm cao trong cơ thể

Trước mùa hè là mùa xuân, thời điểm này cơ thể hội tụ nhiều khí ẩm. Thầy thuốc Chu nói: nếu không kịp điều dưỡng cơ thể vào mùa này, thì vào mùa hè dài tiếp theo sẽ càng trầm trọng. Khí ẩm trong cơ thể người quá nhiều rồi sẽ dẫn đến bề mặt lưỡi có lớp phủ trắng đục, mặt, chân sưng phù, phát sinh bệnh viêm khớp… Nếu có người bị bệnh viêm khớp, đau lưng, đau vai, hoặc đau bụng kinh, thì các triệu chứng bệnh sẽ càng nghiêm trọng. Đây đều là những phản ứng do độ ẩm tích tụ trong cơ thể quá nhiều.

Mùa thu đông đến, đúng là dịp tốt để bài trừ khí ẩm. Khi khí ẩm được thanh trừ, chính khí có khả năng kháng bệnh tốt, thì cơ thể sẽ tự nhiên trở nên khỏe mạnh, sẽ có thể chống chịu lại được sự xâm nhập của khí hậu giá lạnh và các yếu tố bên ngoài. Vào mùa này có nhiều người đi tiêm phòng, với hy vọng phòng chống bệnh trong mùa này, chỉ là có một số người sau khi tiêm phòng về, vẫn sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh liên quan xuất hiện theo mùa. Tiêm phòng không có tác dụng xua tan khí hàn lạnh, chỉ có bồi bổ thân thể bài trừ độ ẩm trong cơ thể mới có tác dụng.

Các phương pháp thanh trừ khí ẩm

Thầy thuốc Chu cho biết: Theo lý luận của Trung Y, khi cơ thể con người tồn tại chính khí kháng bệnh, thì các nhân tố gây bệnh bên ngoài sẽ không thể xâm nhập. Vậy, chúng ta cần làm thế nào để bài xuất khí ẩm trong cơ thể ra ngoài? Thầy thuốc Chu đưa ra một số phương pháp như sau:

1. Uống canh trừ ẩm: Dùng các loại dược liệu Trung Y để nấu canh như hạt sen, ý dĩ, củ mài (còn gọi là sơn dược, hoài sơn), táo đỏ để nấu cháo hoặc nấu canh, súp, các món ăn này có tác dụng tiêu trừ khí ẩm và bồi bổ khí huyết.

2. Ăn nhiều thức ăn có tính ôn: khi nấu ăn, hãy cho thêm gừng, tiêu, quế, walnut và các loại gia vị có tác dụng giữ ấm, xua ẩm trừ lạnh và giúp giữ ấm cơ thể. Bạn cũng có thể hầm một ít canh hầm gà, xương ống… để bổ sung canxi.

3. Chú ý giữ ấm cơ thể: đặc biệt cần chú ý mặc nhiều quần áo vào sáng sớm và đêm khuya. Quần áo cần phải đủ ấm, mới có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi khí hàn lạnh.

4. Châm cứu huyệt vị bằng ngải cứu: ví dụ như châm ngải cứu ở các huyệt như khí hải, quan nguyên, thận du, đại chuy, túc tam lý, v.v…. để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường thể chất, biện pháp này có hiệu quả rất tốt.

5. Tăng cường hoạt động thể dục thể thao: sau khi ngủ dậy, các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, luyện quyền thuật , v.v… đều có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường thể lực.

Chu Khúc Lợi
Hân Bình biên dịch

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn