Ta đọc sử nước Pháp, thấy chép chuyện bà Jeanne d’Arc mà ta kinh phục, ta kính mến. Kính-phục về cái chiến-công vĩ-đại, chống được quân Anh, thu-phục được giang-sơn thành quách do tay một người con gái thân bồ vóc liễu làm nên; kính-mến vì cái nhiệt-thành ái quốc, cái nghị-lực hi-sinh, đến chết không đổi. Người Pháp đến nay vẫn còn ai-tư sùng bái, mỗi năm mỗi làm lễ kỷ-niệm bà, thật là xứng-đáng. 

Ta có ngờ đâu rằng, khi lặp lại quốc-sử Nam mình, ta cũng được thấy trong đám con Hồng cháu Lạc, mà lại ở trong chốn khắp yếm buồng the cũng có hại bà lập nên được sự-nghiệp cứu-quốc oanh liệt hiển hách. Tuy thân-thế cũng cùng chung một kết-cục như bà Jeanne d’Arc, cũng vì tình-thế trứng chọi với đá, sau lại bị quân cường-địch đánh thua, đem thân tuẫn nước, nhưng cái lòng thành vị dẫn vị quốc không có lời ngon giọng ngọt ngào cám dỗ nổi, không có tước lộc tiền của nào thay chuyền nổi, không có búa rìu sấm sét nào dọa nạt nổi, đã vì nước mà sinh thì nhất định vì nước mà tử cũng cùng một can-đảm, cùng một tiết-tháo với bà nữ-kiệt Pháp kia.

Hai bà ấy là ai ? Tức là người đã đuổi quân Tàu Tô-Định, đã tung-hoành trong bốn năm trời ở một cõi Lĩnh-nam hơn sáu mươi thành, đã dựng nên nghiệp để ở thủ-đô thành-danh văn-vật, có triều-đình, có chế độ, có văn-quan võ-tướng, có chính hình lễ nhạc trên dải đất My-linh, đã giải-thoát giống nòi ta được một hồi ra khỏi lồng cũi cường-quyền, lạc nghiệp an cư trong chỗ đệm êm chiếu ấm, là hai chị em nhà họ Trưng, bà Trắc và bà Nhị đấy.

Hai chị em bạn gái chân yếu tay mềm, gan dạ đến bậc nào! phách lựu đến bậc nào! mà dám phấn-nhiêu khởi nghĩa-kỳ,chỉ chắc cậy vào một tấm đan-thành tát bể dời non để chống trọi với hàng bao vạn mãnh-tướng hùng-binh, của lũ “thiên-triều”kiệt-ngạo!

Ta lại thử tuởng-tượng cái công-chuyện dã tràng se cát: một bên thì đường-đường đại-quốc, sức mạnh, của giàu; một bên thì một dúm cô-quản, hiệu-lệnh chỉ-huy tự hai người gái yếu; cứ lấy thế lực mà nói có khác gì châu-chấu đá voi? Không biết tài lược cao-cường đến thế nào, trí mưu thần diệu đến thế nào, về sự điều binh khiển tướng, dùng người trao chức, sắp-đặt khôn khéo đến thế nào, mà yếu địch được mạnh, ít địch được nhiều, tạo thành được cái sự-nghiệp dẹp loạn trừ tàn, đến quan Hán phải chịu thua, nền tự-chủ trời nam gây-dựng nổi !

Ta lại thử tưởng-tượng gặp cái lúc quân thua, thành vỡ, tính mệnh như một sợi tơ-mành, nhiều những người bình-nhật tự phụ là anh-hùng, hào-kiệt, chí-sĩ, nhân-nhân cũng thường thấy nổi lên một trận tranh-đấu kịch-liệt ở trong lòng, một đằng là thân-gia, một đằng là danh-dự, mà có khi thân gia lại đắc-thắng, danh-dự vẫn phải lùi, để đến nội diễn thành những cái xú-kịch Ích-Tắc hàng Mông-cổ, Nguyên-Trừng thờ Minh.  Hai bà can-đảm tiết-tháo đến bậc nào ! mà khảng-khái bỏ mình trọn nghĩa, coi chết như về, mượn giòng nước Hát-gang, rửa nhục ngảnh mặt với cái giàu sang vô-vị, xem tựa đất bùn được thế ư. 

Ta có thể đem chuyện hai bà góp vào lịch-sử anh-thư trong thế-giới mà không thẹn chút nào; sánh với bà nữ-kiệt Pháp kia còn bội phần vinh-dự vậy.

I

Nước nhà gặp cơn bĩ, 

Trách-nhiệm gái, trai chung, 

Em ơi, đứng cùng chị ! 

Thù riêng mà nghĩa công. 

Tham tàn căm tướng Hán, 

Tai mắt tủi con Hồng; 

Quản chi phận bồ-liễu, 

Kề vai gánh núi sông. 

Lĩnh-nam bảy mươi quận, 

Mặc sức ta vẫn vùng 

Mi-linh dựng nghiệp đế,

Nhi-nữ cũng anh-hùng!

II

Cấp nạn em cùng chị. 

Anh hùng gái giống cha.

Chẳng những vị thù nhà. 

Voi Triệu đưa đường tiến. 

Cờ Đinh mở lối ra. 

Muôn thuở tiếng hai bà !

DƯƠNG BÁ TRẠC

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn