• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 09/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Bộ phim ‘Napoleon’ của Ridley Scott đã thiếu một điều: Hình ảnh về thiên tài quân sự Napoleon

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 24/02/2024
bigger smaller Báo lỗi

Dustin Bass

Điều duy nhất có thể phạm sai lầm khi làm một bộ phim về Napoleon là chọn sai cốt truyện, và đây chính xác là những gì mà đạo diễn Ridley Scott đã làm trong bộ phim gần đây của ông – “Napoleon”. 

Tuy nhiên, sai sót này trong cốt truyện không liên quan gì đến tính chính xác của lịch sử. Suy cho cùng thì đây là một sản phẩm của Hollywood, vì vậy chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng. Bất chấp điều đó, trong những tháng, tuần, và ngày trước khi bộ phim ra mắt vào dịp Lễ Tạ Ơn, các sử gia trực tuyến và những người đam mê lịch sử lại tranh nhau lợi dụng bộ phim sắp ra mắt này bằng cách mổ xẻ các đoạn giới thiệu phim một cách gây khó chịu. Việc cố gắng đoán nội dung phim dựa trên đoạn giới thiệu hai phút của một bộ phim dài gần ba tiếng thực sự là việc làm vô bổ.

Ông Ridley Scott là một trong những đạo diễn tài ba của thời đại chúng ta, và từng đứng sau máy quay của một số bộ phim thành công và đáng nhớ nhất (“Alien”, “Blade Runner”, “Gladiator”, và nhiều bộ phim khác). Nhưng ông không phải là kiểu người quan tâm đến tính chính xác của lịch sử. Tuy nhiên, ông rất quan tâm đến việc bản thân có được những thước phim đúng nghĩa. Những thước phim đẹp. Những cảnh quay lôi cuốn. Và không nghi ngờ gì nữa, ông đã thường xuyên đạt được điều này trong bộ phim “Napoleon”; dẫu vậy, kỹ thuật quay phim cũng không thể cứu vãn được bộ phim này.

Điều duy nhất có thể khiến bộ phim thành công là cốt truyện, và rõ ràng là nó đã bị bỏ qua trong phòng phác thảo.

Ái tình hay chiến tranh

Napoleon Bonaparte nổi tiếng về điều gì? Chiến tranh. Bất kỳ ai nói khác đi – dù đó là đạo diễn Scott hay một sử gia trên Youtube đang huyên thuyên về những sai sót lịch sử ‘có lẽ có’ dựa trên đoạn phim giới thiệu – thì đó hoặc là lời nói dối, hoặc là sự thiếu hiểu biết.

Napoleon là một trong số ít những thiên tài quân sự lừng danh trên chiến trường. Tôi không nói về hàng dài các vị tướng từng đạt được những chiến tích vang dội. Tôi đang nói về những thiên tài đã làm thay đổi phương pháp tác chiến. Đó là một danh sách rút gọn, và Hoàng Đế Napoleon cùng với Alexander Đại Đế là những người đứng đầu danh sách này. Thậm chí, có lẽ Alexander Đại Đế chỉ đứng thứ hai vì ông trực tiếp được kế thừa một cỗ máy chiến tranh hàng đầu và sẵn sàng chinh chiến do Vua cha là Philip II của Macedon gầy dựng nên (Đội quân Macedonia). Tuy nhiên, chiến tranh không phải là trọng tâm của bộ phim này.

Trọng tâm trong bộ phim của đạo diễn Scott là mối quan hệ giữa Napoleon với Josephine, cũng là hoàng hậu của ông. Hoặc có lẽ đó là mối quan hệ giữa Hoàng hậu Josephine và Hoàng đế Napoleon. Đôi khi thật khó để giải mã bộ phim này nói về nhân vật nào. Có lẽ cái tên thích hợp hơn [cho bộ phim này] là “Napoleon và Josephine”. Ít nhất thì điều này sẽ mang đến sự rõ ràng cho khán giả trước khi họ mua vé.

Bộ phim “Napoleon” cho chúng ta biết rất ít về phẩm chất của một thiên tài quân sự. Nữ minh tinh Vanessa Kirby trong vai Hoàng hậu Josephine và tài tử Joaquin Phoenix trong vai Vua Napoleon. (Ảnh: Columbia Pictures)
Bộ phim “Napoleon” cho chúng ta biết rất ít về phẩm chất của một thiên tài quân sự. Nữ minh tinh Vanessa Kirby trong vai Hoàng hậu Josephine và tài tử Joaquin Phoenix trong vai Vua Napoleon. (Ảnh: Columbia Pictures)
Ad

Bất cứ ai từng nghiên cứu về Napoleon đều biết về Hoàng hậu Josephine và cuộc hôn nhân khá bất đồng của họ. Tài tử Joaquin Phoenix đóng vai Napoleon (nói giọng Mỹ, tôi có thể tiết lộ thêm như vậy), và nữ minh tinh Vanessa Kirby đóng vai Josephine (người có thể đóng cặp với bất cứ ai trừ Napoleon Bonaparte, có chất giọng Anh), khắc họa khá chính xác về bộ đôi vụng về và không cân xứng này. Không có sự tương tác ăn ý giữa hai diễn viên, mà cũng không nên có. Đó là một cuộc hôn nhân được xây dựng dựa trên nỗi ám ảnh và sự cần thiết. Và khán giả buộc phải vừa xem họ tương tác vừa hy vọng rằng Napoleon cuối cùng sẽ quay lại chiến trường.

Tuy nhiên, việc quay lại chiến trường là điều hiếm thấy trong bộ phim này; dù trên thực tế, Napoleon thường xuyên làm vậy. Trong rất nhiều trận chiến mà Napoleon đã lãnh đạo suốt thập niên trị vì của mình, chỉ có vài trận được đưa vào kịch bản, như: Cuộc vây hãm Toulon (khi đó Napoleon mới là tướng chỉ huy), Trận Pyramids (bắt đầu và kết thúc một cách kỳ lạ bằng việc Pháp bắn đại bác vào một kim tự tháp), Trận Austerlitz (được cho là chiến tích sáng giá nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Napoleon), Trận Borodino (chỉ kéo dài khoảng 10 giây), và Trận Waterloo, trận chiến mà bộ phim dành nhiều thời gian nhất, dù nó gần như không giống với những gì mà Công tước xứ Wellington từng gọi là “cuộc đua sít sao nhất mà quý vị từng chứng kiến trong đời.” Không hề đề cập đến sự thất bại của hải quân Pháp trong Trận Trafalgara – một chiến thắng toàn diện cho người Anh, đến mức nó bảo đảm cho sự thống trị hải quân Anh suốt một thế kỷ tiếp theo.

Cuộc đời thật của Napoleon vốn tỏa sáng trên chiến trường, chói lọi giữa những người lính (Grande Armée: Đại quân – một danh hiệu chưa từng được nhắc đến trong phim), và phản ánh những chiến thắng đó trên những vị thống soái của ông (những người đàn ông tài giỏi và dũng mãnh từng chỉ huy quân đội tiến vào các trận chiến, cũng chưa từng được giới thiệu trong phim). Quả thật, người ta phải hiểu rõ về cuộc đời của Napoleon Bonaparte thì mới hình dung được những diễn biến trong phim; và nếu ai đã hiểu rõ cuộc đời của Napoleon rồi, thì điều đó chỉ khiến họ thêm thất vọng vì tất cả những thiếu sót trong bộ phim này.

Thiếu hình tượng về Napoleon

Sự thất vọng này bắt nguồn từ đạo diễn Scott và biên kịch David Scarpa, khi họ lựa chọn một tình tiết phụ làm mạch phim chính. Quả thực, Hoàng hậu Josephine đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời của Hoàng đế Napoleon. Sự si mê của ông đối với bà cũng dẫn đến sự thất vọng và buồn đau của ông, và là điều then chốt để hiểu được bản chất con người của Napoleon. Cách ông đối đãi với bà trong nhiều phương diện phản ánh cách ông đối đãi với quân đội của mình – đòi hỏi khắt khe, yêu thương, kiểm soát, vị tha, và tàn nhẫn. Phương pháp của ông thay đổi theo nhu cầu, nhưng nỗi ám ảnh luôn là điều cốt lõi – lòng si mê của ông với vợ mình và nỗi ám ảnh của ông với chiến tranh. Mặc dù ông rất yêu thương Hoàng hậu Josephine, nhưng ông đã ly hôn bà để có người thừa kế. Ông trân trọng các chiến binh của mình, nhưng lại liều lĩnh hy sinh họ trong cuộc hành quân xuyên mùa đông ở nước Nga.

Cuộc đời thăng trầm của Napoleon Bonaparte là câu chuyện được kể giữa sức nóng của những cuộc chiến đẫm máu, chứ không phải giữa sức nóng của nhục dục vô cảm. Được gọi là “Thời đại Napoleon” là vì đó là thời đại của Các Cuộc chiến của Napoleon, chứ không phải vì những cuộc cãi vã vụn vặt giữa ông và vợ mình. Đây là chiều sâu thẳm về Napoleon mà bộ phim đã không đề cập đến.

Bộ phim của đạo diễn Scott đã bóp méo hình ảnh một người đàn ông từng thay đổi bộ mặt của thế giới, phương pháp tác chiến, và cả tiến trình lịch sử. Kỳ thực, tôi không nghĩ nhân vật trong bộ phim này là hiện thân của Napoleon một chút nào.

Nhân vật Napoleon trong bộ phim “Napoleon” không phải là Napoleon của lịch sử vì đã thiếu sót quá nhiều yếu tố lịch sử. Trong khi các sử gia và những người đam mê lịch sử bới móc kích thước cầu vai quân phục, thiết kế lá cờ, và ngựa của kỵ binh Pháp xếp hàng như thế nào, thì họ cũng đã bỏ qua một bức tranh lớn hơn. Họ cũng chỉ làm những gì mà đạo diễn Scott và biên kịch Scarpa đã làm. Họ bỏ quên một người đàn ông, một thiên tài, một anh hùng, và cũng là một người tàn nhẫn. Họ hoàn toàn bỏ quên Napoleon Bonaparte. Và thật đáng tiếc vì lẽ ra có rất nhiều điều để xem.

Ông Dustin Bass là người dẫn chương trình “About the Book” của Epoch TV, một chương trình giới thiệu những quyển sách mới cùng tác giả biên soạn. Ông là cây bút kiêm người đồng dẫn chương  trình podcast The Sons of History.

Hoàng Long biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin