• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 15/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Bức xạ iPhone: Những cách đơn giản nhất để bảo vệ bản thân & giảm phơi nhiễm

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 03/7/2021
bigger smaller Báo lỗi

Iphone được nhiều người yêu thích nhưng lại đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ bức xạ

Với vị thế biểu tượng và sự phổ biến iPhone của Apple, có một vài điều mà người tiêu dùng nên biết. Bức xạ iPhone, đặc biệt ở các mẫu đời mới sau này, là cao nhất trong số tất cả các dòng điện thoại thông minh – chỉ vừa dưới ngưỡng giới hạn pháp lý.

Tất cả các thiết bị di động, bao gồm cả điện thoại di động, đều phát ra bức xạ điện từ trường (EMF). Bức xạ EMF gây hại khi chúng ta liên tục sử dụng thiết bị di động gần cơ thể trong thời gian dài.

Điện thoại di động phát ra bức xạ tần số vô tuyến (RF) từ mạng không dây và các kết nối di động, trong khi pin của chúng phát ra bức xạ tần số cực thấp (ELF).

Một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như đầu và thân – bao gồm cả ngực và vùng sinh sản – dễ bị tổn thương do EMF hơn so với tay và chân.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc EMF với mọi thứ, từ những lo ngại nhỏ như đau đầu và phát ban da, đến những vấn đề rất nghiêm trọng, chẳng hạn như sinh sản, nhân đôi DNA, tổn thương tế bào và ung thư.

Bức xạ iPhone: Những cách đơn giản nhất để bảo vệ bản thân & giảm phơi nhiễm
Chỉ cần đưa điện thoại cách xa khuôn mặt và sử dụng loa ngoài có thể làm giảm đáng kể mức độ phơi nhiễm của bạn. (Ảnh: Andrea Piacquadio/Pexels)

Trước khi điện thoại di động được bán hợp pháp ở Hoa Kỳ, nó phải trải qua thử nghiệm xếp hạng SAR của Liên bang Ủy ban Truyền thông (FCC), đây là bước để đo lượng bức xạ RF vô tuyến một người hấp thụ khi dùng thiết bị. RF cao hơn của các tần số phổ điện từ không ion hóa và là một thành phần của bức xạ EMF.

Tiêu chuẩn này chưa thực sự chính xác về lượng bức xạ RF mà người tiêu dùng hấp thụ, vì nó không tính đến một vài biến số.

Ad

Ví dụ, khi bảng xếp hạng SAR được thiết lập vào năm 1996, người ta chưa bao giờ tưởng tượng rằng hầu hết mọi người sẽ để điện thoại trong túi hoặc gần cơ thể. Ngoài ra, trẻ em dễ hấp thụ EMF hơn người lớn và xếp hạng SAR không tính đến độ tuổi. Tuy nhiên, xếp hạng SAR vẫn giúp chúng ta biết được mức độ bức xạ RF mà nó phát ra so với các thiết bị tương tự.

Xếp hạng SAR cho điện thoại ở Hoa Kỳ thường nằm trong khoảng từ 0.2 là mức thấp nhất (do đó an toàn nhất), cho đến 1.60, của phổ giới hạn pháp lý an toàn cho con người.

Khi bật tất cả các chức năng trên iPhone 6 (di động, WiFi và Bluetooth), giá trị SAR của nó là 1.58 và iPhone 6 Plus đạt 1.59; đây là mức rất nguy hiểm, nhưng hầu hết mọi người không nhận thức được nguy cơ mà bức xạ iPhone gây ra.

Chúng tôi không khuyên rằng bạn nên bỏ iPhone đi và sử dụng một chiếc điện thoại kiểu gập không WiFi. Điều quan trọng là phải nhận thức được lượng bức xạ từ iPhone và thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi những thiệt hại mà EMF gây ra trong quá trình sử dụng cả ngắn hạn và dài hạn.

Mẹo để giảm bức xạ iPhone

Giữ khoảng cách là ưu tiên hàng đầu.

Theo các nguyên tắc cơ bản của vật lý, khi khoảng cách từ nguồn bức xạ EMF tăng lên, cường độ phơi nhiễm sẽ giảm đột ngột; nói cách khác, chỉ cần thêm một vài inch giữa bạn và thiết bị sẽ làm giảm đáng kể lượng bức xạ iPhone mà cơ thể hấp thụ. Dưới đây là một số phương pháp có thể thực hiện:

  • Sử dụng chức năng loa ngoài (speaker) bất cứ khi nào có thể.
  • Đặt iPhone ở chế độ gọi tiêu chuẩn, và tăng âm lượng lên mức cao nhất và giữ điện thoại cách xa đầu 2–4 inch. Nếu môi trường không quá ồn, bạn vẫn có thể nghe và nói một cách bình thường.
  • Chọn tai nghe có dây hoặc tốt hơn là tai nghe chống bức xạ (radiation-free air tube headphones), đặc biệt khi gọi lâu.
  • Khi ngủ, hãy để iPhone cách giường ít nhất 4 mét.
  • Khi có điện thoại lúc đang lái xe, hãy sử dụng Apple CarPlay hoặc dây kết nối qua loa của xe hơi. Điều này giúp lái xe an toàn cũng như giảm mức độ phơi nhiễm EMF của bạn.
  • Để iPhone trong bao da thắt lưng hoặc trong túi. Tốt hơn hết, đừng để điện thoại bên mình khi không cần thiết. Hãy nhớ rằng, khoảng cách càng xa càng có ích.

Chế độ “Airplane Mode” có nhiều công dụng hơn thế.

Tính năng này giúp vô hiệu hóa ngay lập tức tất cả các đường truyền không dây, do đó làm giảm bức xạ iPhone. Khi bật airplane mode, iPhone không kết nối được với WiFi, Bluetooth hoặc dữ liệu di động, hay nó không thể liên tục gửi tín hiệu RF để giữ kết nối.

Nếu bạn thường xuyên mang iPhone bên mình, hãy cố gắng giữ điện thoại ở airplane mode và tắt nó khi cần kiểm tra tin nhắn hoặc điện thư – hoặc để thực hiện cuộc gọi/gửi tin nhắn. Chuyển về airplane mode ngay sau khi bạn sử dụng xong. Cách thức này cũng hữu ích để duy trì tuổi thọ pin của iPhone và giúp sạc nhanh hơn.

Tắt các ứng dụng không cần thiết.

Tình trạng phổ biến của người dùng iPhone là nhiều ứng dụng cùng chạy đồng thời, ví dụ: WiFi, Bluetooth, dữ liệu di động, GPS và các ứng dụng truyền thông xã hội – thì bức xạ iPhone tăng lên so với khi chỉ có một hoặc hai chức năng được kích hoạt.

iPhone không chạy liên tục các ứng dụng như Instagram hoặc vị trí trong nền là một cách để giảm đường truyền. Nhiều ứng dụng yêu cầu quyền đồng bộ hóa liên tục với dữ liệu di động để bạn có thể nhận thông báo ngay lập tức. Nhưng điều này có cần thiết? Thay vào đó, hãy kiểm tra các ứng dụng để xem bạn có bản cập nhật nào không, bảo đảm rằng iPhone của bạn không tự động kết nối với Wi-Fi hoặc dữ liệu di động.

Hơn thế nữa, việc kiểm tra các ứng dụng theo cách của riêng bạn cũng giúp giảm thiểu sự phân tâm liên tục do điện thoại gây ra. Bằng cách này, bạn hiểu và kiểm soát được thời điểm iPhone gửi dữ liệu và từ các nguồn nào.

Thời điểm bức xạ iPhone ở mức tồi tệ nhất.

Có vài thời điểm mà iPhone phải hoạt động tích cực hơn nữa để duy trì kết nối với nguồn dữ liệu. Do đó, nó phát ra nhiều bức xạ EMF và gây ra nguy cơ sức khỏe lớn hơn. Điều này xảy ra khi bạn ở trong một khu vực hoặc tòa nhà có sóng kết nối yếu.

Khi iPhone hiện hai vạch trở xuống, tốt nhất là bạn nên tránh thực hiện cuộc gọi cho đến khi bạn ở một nơi tốt hơn. Bức xạ iPhone cũng tăng lên khi lái xe. Khi bạn đi trên đường cao tốc với tốc độ 70 dặm/giờ, khoảng cách từ bạn đến các tháp di động liên tục thay đổi; điều này khiến iPhone tăng mức độ tìm kiếm tháp hoặc vệ tinh lý tưởng nhất để duy trì kết nối.

Ad

Duy trì kết nối với nguồn dữ liệu ổn định cần ít năng lượng hơn nhiều so với việc liên tục thiết lập kết nối mới với các nguồn biến động; vì vậy tốt nhất bạn nên tránh gọi điện thoại khi đang lái xe. Khi cần thực hiện cuộc gọi, hãy nhớ rằng bức xạ iPhone cao nhất khi kết nối lần đầu; vì vậy hãy tránh áp điện thoại vào tai cho đến khi kết nối cuộc gọi. Kết nối cuộc gọi bắt đầu khi bộ đếm giờ cuộc gọi được thiết lập.

Hạn chế sử dụng khi có thể.

Bất cứ khi nào có thể, hãy hạn chế sử dụng iPhone, đặc biệt là khi để gần cơ thể. Chọn tin nhắn thoại khi có thể. Lúc điện thoại, hãy nói chuyện ngắn gọn. Trò chuyện với bạn bè trực tiếp thay vì qua điện thoại. Nếu bạn thường xuyên thực hiện các cuộc gọi dài, hãy sử dụng điện thoại cố định có dây – vâng, chúng vẫn còn tồn tại!

Đừng để iPhone trong phòng ngủ.

Khi không sử dụng iPhone vào buổi tối, thì không cần đặt nó trong phòng ngủ. Bạn có thể để iPhone trên bàn cạnh giường làm chuông báo thức, nhưng đồng hồ báo thức kỹ thuật số lại có giá cả rất phải chăng và không phát ra bức xạ không dây gây hại.

Nếu có thể, hãy sạc iPhone trong một phòng khác. Nhưng nếu phải đặt nó trong phòng ngủ vào ban đêm, hãy để càng xa giường càng tốt và bật chế độ máy bay trước khi bạn nằm.

Đầu tư vào thiết bị bảo vệ EMF.

Ad

Vì nhiều lý do khác nhau, một số người trong chúng ta phải sử dụng iPhone của mình thường xuyên. Ví dụ: công việc luôn yêu cầu bạn phải liên lạc qua điện thoại. Cho dù bạn sử dụng nhiều hay ít, tốt hơn là sử dụng một ốp lưng chống bức xạ iPhone che chắn EMF giữa điện thoại và tai hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Điều này sẽ làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp của da với bức xạ RF và ELF.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng tai nghe, hãy sử dụng tai nghe chống bức xạ, nó truyền âm thanh qua ống khí rỗng thay vì dây truyền thống – vì loại này vẫn cho phép một số EMF truyền đến đầu.

Nếu bạn muốn sống lâu, khỏe mạnh và tận hưởng những phát minh mới nhất của công nghệ truyền thông, bạn phải chủ động thực hiện các bước này để bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi bức xạ EMF có thể gây hại.

Tác giả Daniel DeBaun là chuyên gia được quốc tế công nhận trong lĩnh vực bức xạ EMF, che chắn EMF và các vấn đề sức khỏe liên quan đến EMF, ông đặc biệt tập trung vào ảnh hưởng của phơi nhiễm từ thiết bị di động. Ông là đồng tác giả của “Radiation Nation: The Fallout of Modern Technology” và là Giám đốc điều hành của DefenderShield.

Thu Ngân biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin