• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 09/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Các học viên Pháp Luân Công chịu đựng hàng thập niên bức hại

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 23/7/2023
bigger smaller Báo lỗi

EVA FU

Trong quãng đời 34 năm của mình, cô Doria Đinh hầu như chưa bao giờ thấy mẹ mình khóc – ngay cả khi mẹ cô kể lại những màn tra tấn đau đớn dưới bàn tay của chính quyền Trung Cộng nhằm phá hủy đức tin của bà.

Nhưng trong lần gọi điện thoại video hôm 06/05 khi cô Đinh cho mẹ xem bức ảnh hai vợ chồng cô đang bế đứa con trai 8 tháng tuổi, thì bà Mạnh Chiêu Hồng, 68 tuổi, đã bắt đầu lặng lẽ lau nước mắt. Trong bức ảnh, đôi vợ chồng tươi cười rạng rỡ và mặc trang phục màu vàng tươi sáng trong lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới – ngày đánh dấu môn tu luyện tinh thần của họ, Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, được giới thiệu ra công chúng.

Các học viên Pháp Luân Công chịu đựng hàng thập niên bức hại
Cô Doria Đinh, cùng chồng và con trai, kêu gọi trả tự do cho người mẹ bị giam cầm của cô, bà Mạnh Chiêu Hồng, hôm 15/07/2023. (Ảnh: Patrick Lin/AFP qua Getty Images)

Xa xôi bên kia bờ đại dương ở San Francisco, cô Đinh cảm động không nói nên lời.

Hai mẹ con rất thân thiết đặc biệt sau khi cô Đinh mất cha từ năm lên mười, nhưng kể từ khi cô Đinh đào thoát khỏi Trung Quốc tám năm trước, họ đã không thể gặp nhau. Ở Trung Quốc, việc mặc một bộ trang phục màu vàng tươi như thế mang dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” cùng với “chân, thiện, nhẫn” – ba nguyên tắc cốt lõi của đức tin này – có thể sẽ bị bắt giữ.

Dù những từ ngữ này mang ý nghĩa tốt lành nhưng lại là cái gai trong mắt chế độ cộng sản Trung Quốc. Họ đã tiến hành một cuộc chiến tàn khốc đàn áp nhóm tín ngưỡng này trong gần một phần tư thế kỷ qua.

Cô Đinh khuyến khích mẹ cô, cũng là một học viên Pháp Luân Công, rời khỏi Trung Quốc: “Hễ khi nào có cơ hội, mẹ hãy đến đây ngay nhé.” 

“Được,” mẹ cô trả lời. Lúc đó ở Mỹ trời đã khuya và đứa bé đang say giấc nên bà Mạnh vội vàng kết thúc cuộc gọi để không đánh thức cháu. 

Ad

Cô Đinh tưởng rằng hôm sau hai mẹ con sẽ trò chuyện nhiều hơn, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Nỗi lo canh cánh trong lòng khi mẹ cô không trả lời các cuộc gọi trong hơn một tháng. Rồi cuối cùng cô cũng hay tin bà bị bắt giữ vì đã nói chuyện với những người mua sắm về Pháp Luân Công và cuộc bức hại tại một chợ nông sản.

Trong một cuộc thẩm vấn, những viên công an đã tát bà Mạnh hơn 20 lần, sau đó tra tấn bà trong phòng giam tối tăm dưới lòng đất vì nhà tù địa phương từ chối nhận bà sau khi kết quả kiểm tra sức khỏe cho thấy bà bị bệnh lao, huyết áp cao, và các vấn đề khác.

Cô Đinh cho biết đó là lần thứ bảy mẹ cô bị bắt trong 24 năm chỉ vì kiên định thực hành đức tin của mình.

Ngày 20/07/1999, là ngày chính quyền Trung Quốc phát động chiến dịch đẫm máu nhằm xóa sổ Pháp Luân Công – môn tu luyện thiền định gồm các giáo lý về tinh thần cùng với các bài tập chậm rãi khoan thai. Trước đó, ước tính số lượng người theo tập trong nước lên tới 100 triệu người. Đảng Cộng sản cầm quyền ban đầu ủng hộ môn tu luyện, nhưng cuối cùng lại cho rằng sự phổ biến của môn này là không thể chấp nhận được, vì xem đó như mối đe dọa đối với việc chế độ này kiểm soát xã hội.

Trong 24 năm, các nhà chức trách, những người được tự do làm [bất cứ] điều gì họ muốn, thậm chí còn được khuyến khích để gây ra nỗi đau tột cùng – về thể chất, tài chính, và quan hệ xã hội – đã tiến hành cuộc đàn áp toàn diện lên hàng chục triệu học viên. 

Khắp Trung Quốc, các học viên đã phải chịu cảnh bắt bớ, giam giữ, giám sát tùy tiện, lao động cưỡng bức, bạo lực, và thậm chí là thu hoạch nội tạng cưỡng bức; không có gì được xem là vượt quá giới hạn trong nỗ lực xóa sổ sự tồn tại của môn tu luyện này.

Trong chiến dịch đó, chế độ cộng sản đã phủ kín các phương tiện truyền thông, sách giáo khoa, và Internet bằng những thông tin sai lệch bôi nhọ môn tu luyện này, nhằm khiến dư luận phản đối các học viên Pháp Luân Công.

Vào buổi sáng mà cuộc bức hại toàn diện bắt đầu, cô Đinh, lúc đó mới 10 tuổi, đã đến ngồi thiền với khoảng một chục người tại một điểm luyện công Pháp Luân Công địa phương trong khuôn viên của một cơ quan công an ở tỉnh Hắc Long Giang, miền bắc Trung Quốc.

Vài giờ sau, khi bật ti vi ở nhà lên xem, họ biết được rằng tín ngưỡng mà họ và hàng chục triệu người khác ủng hộ đã trở thành chủ đề tuyên truyền thù hận được phát hình khắp cả nước. 

‘Sống trong địa ngục’

Sự thù địch lan rộng ngay tức thời.

Dọc theo bờ biển phía đông nam Trung Quốc, bà Phùng Lệ Bình (Feng Liping), một chủ hiệu thuốc ở trung tâm công nghiệp của tỉnh Thâm Quyến, và các học viên khác bị hàng chục công an bao vây và chụp ảnh khi họ luyện các bài công pháp Pháp Luân Công trong công viên. Không lâu sau, xe công an bắt đầu lượn quanh khu chung cư của bà Phùng, và thu hồi giấy phép hành nghề dược của bà.

Tháng Mười năm đó, bà đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lãnh đạo Trung Cộng chấm dứt cuộc bức hại. Bà đã bị bắt và đưa vào một trung tâm giam giữ, ở đó, bà bị buộc phải làm hàng ngàn bông hoa nhựa mỗi ngày và chịu đựng những lời lăng mạ từ cai ngục vì đức tin của mình. Bà Phùng đã bị sẩy thai đứa con đầu lòng khi ở trong trung tâm giam giữ này.

Ad

Ngay cả sau khi bà được thả tự do, bà vẫn bị công an theo dõi và sách nhiễu hàng ngày. Bốn tháng sau khi sinh con trai vào năm 2001, bà Phùng đã trốn khỏi nhà sau khi bị công an đe dọa với bản án hai năm tù nếu bà không ký vào các biên bản từ bỏ đức tin của mình. Nhưng chính quyền đã tìm ra bà và bà đã bị kết án ba năm trong trại lao động vào năm 2002.

Các học viên Pháp Luân Công chịu đựng hàng thập niên bức hại
Ngày 23 tháng 4 năm 2006, tại Đài Bắc, Đài Loan, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công tụ họp và 4 người trong số họ diễn một vở kịch về nạn mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. (Ảnh: Patrick Lin/AFP/ Getty Images)

Bà Phùng chưa bao giờ có tham vọng gì lớn lao. Bà muốn có một gia đình, một nơi để ở, và một công việc để kiếm kế sinh nhai, nhưng cả ba điều này dường như biến mất chỉ sau một đêm. Tại trại lao động, sau khi bị đánh đập tàn bạo, cai ngục đưa cho bà tờ giấy ly hôn do nhà chồng của bà gửi tới. Họ công khai tờ đơn ly hôn này trước đám đông hàng trăm người để hạ nhục bà, sau đó nói với bà rằng họ có thể “giúp bà” nếu bà “hợp tác” với họ và từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Bà đã từ chối những đề nghị đó. Sau khi liên tục chịu áp lực và bị bắt giữ nhiều lần, sức khỏe của bà Phùng đã ngày càng sa sút, các vấn đề về tim vốn đã biến mất sau khi tu luyện Pháp Luân Công nay lại tái phát. Với sự giúp đỡ của các học viên hải ngoại, năm 2008, bà Phùng trốn sang Thái Lan để đoàn tụ với người chồng đã bỏ trốn một năm trước đó. Kế hoạch bỏ trốn của bà được giữ bí mật, ngay cả với cha mẹ bà cũng chỉ biết về kế hoạch này sau khi bà đến Thái Lan.

Bà Phùng cho biết bà đã “sống trong địa ngục” cho đến khi trốn thoát được.

Ad

Tuy nhiên bóng ma của cuộc bức hại vẫn hiện hữu. Trong 11 năm qua, bà Phùng đã không thể gặp người con trai cả hiện nay đã 23 tuổi của mình. Người con trai thứ hai được sinh ra ở Hoa Kỳ, hiện nay đã lên 10 tuổi, chưa bao giờ được gặp anh trai.

Cha mẹ bà dù buồn nhưng cũng nhẹ nhõm khi biết bà sẽ không còn ở Trung Quốc với họ nữa.

“Con có biết ngần ấy năm mẹ đã khóc suýt mù mắt không?” mẹ bà Phùng đã nói như vậy khi nhận cuộc gọi của bà từ Thái Lan. “Bất cứ khi nào mẹ không gọi được cho con, mẹ tự hỏi liệu con có bị bắt giam lại và bị bức hại hay không.”

Gia đình bị chia cắt

Với con số ước tính cứ 13 người ở Trung Quốc thì có 1 người tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1999, thật khó để hiểu được những thiệt hại mà cuộc bức hại sâu rộng này đã gây ra cho các gia đình ở Trung Quốc.

Bà Hạ Đức Vân (Xia Deyun), khi đó là kỹ sư của nhà sản xuất dầu hàng đầu Shengli Oil Field ở miền đông Trung Quốc, cho đến hôm nay vẫn đeo đẳng cảm giác tội lỗi với con trai của mình. Lúc cậu bé vừa vào trung học được một tháng, công an đã bắt bà vào trại lao động và lục soát nhà của bà. 

Các học viên Pháp Luân Công chịu đựng hàng thập niên bức hại
Bà Hạ Đức Vân (Xia Deyun) tham dự một buổi diễn hành của Pháp Luân Công để tưởng niệm 24 năm bức hại môn tu luyện tinh thần này tại Trung Quốc, ở khu Chinatown thuộc New York hôm 15/07/2023. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Cậu thiếu niên khi đó đã đau buồn tới mức rơi vào trầm cảm và nghỉ học cả năm trong thời gian bà Hạ ngồi tù. Cậu bé ở lì trong phòng cả ngày và tránh tiếp xúc với bất kỳ ai. Đôi khi cậu còn nôn mửa không rõ lý do. Bà Hạ đã trốn sang New York vào năm 2021 và con trai bà hiện đang sống ở Canada.

Cậu bé đã ôm chặt mẹ của mình mà không nói nên lời khi bà Hạ được thả ra khỏi nhà tù.

Bà Hạ nói rằng cậu bé như thể đã giải tỏa nhiều cảm xúc bị kìm nén qua cái ôm đó.

Một đĩa bánh bao

Năm 1999, cô Đinh vẫn còn là học sinh tiểu học, vẫn còn quá nhỏ để có thể hiểu được tất cả những gì đang diễn ra.

Cô nhớ lại suy nghĩ lúc đó: “Mọi người đều thực hành [Pháp Luân Công], dù ở công viên hay ở trường, mọi thứ đều ổn. Tại sao họ đột nhiên tuyên bố môn tu luyện này không tốt?”

Mùa đông ở quê hương Tháp Hà của cô, một quận ở phía bắc của tỉnh Hắc Long Giang, cực bắc Trung Quốc, lạnh đến tê tái. Mùa đông năm đó, cô và ông bà của mình đã tự làm bánh bao và mang theo quần áo ấm để đến thăm người mẹ của cô đang bị giam giữ. Cũng giống như bà Phùng, mẹ của cô Đinh đã bị bắt vì thỉnh nguyện tới giới lãnh đạo Trung Quốc về Pháp Luân Công. công an châm chọc thức ăn họ mang đến và thẳng thừng từ chối cho thăm thân. Họ cũng từ chối nhận đồ mang vào cho bà Mạnh, mẹ của cô Đinh.

Phải mất hơn một thập niên sau, mẹ của cô Đinh mới tiết lộ những chi tiết đen tối mà bà giữ cho riêng mình. Cô Đinh được biết rằng trong hai tháng trời, mẹ của cô đã phải ăn súp bắp cải lạnh hai lần một ngày khi bị nhốt trong phòng giam có cửa sổ bị vỡ.

Không ngừng lên tiếng

Cô Đinh đã sống dưới cuộc bức hại ở Trung Quốc trong 16 năm. Trong thời gian đó, cô và mẹ mình sống với nhau trong khoảng thời gian tổng cộng không quá năm năm. Hơn một nửa thời gian đó, bà Mạnh phải ngồi tù, và khi không ở trong tù, bà thường cố gắng trốn tránh sự truy đuổi không ngừng của chính quyền.

Trong khi bị giam giữ, bà Mạnh đã bị bức thực bằng nước muối đậm đặc, bị lột quần áo và bị đánh đập khi bị trói vào một chiếc ghế kim loại, sau đó người tra tấn đã bẻ gãy ngón tay áp út của bà. Năm 2012, sau bốn năm bị tra tấn trong tù, bà Mạnh chỉ còn chưa đầy 35 kg và không thể đứng dậy khỏi giường nếu không được trợ giúp. Một người bạn tù của bà đã không sống sót để ra tù.

Khi cô Đinh giúp mẹ tắm rửa, cô đau lòng khi nhìn thấy những vết thương và vết sẹo trên cơ thể mẹ mình.

“Tôi không thể tưởng tượng làm thế nào mà bà ấy sống sót được,” cô Đinh chia sẻ.

Gần đây, cô Đinh đã không thể ngủ trước 3 giờ sáng. Một cảm giác bất lực ập đến khi cô vẫn sống dưới bóng ma của cuộc bức hại đang diễn ra, bất kể là cô đã ở cách bờ biển Trung Quốc bao xa. Mới tuần trước, hôm 14/07, chính quyền đã bắt giữ một học viên Pháp Luân Công khác, người đã từng giúp tìm một luật sư cho người mẹ bị giam giữ của cô.

Nhưng cô Đinh kiên quyết sẽ làm tất cả những gì có thể từ Hoa Kỳ để đem lại tự do cho mẹ của mình và chấm dứt cuộc bức hại này.

Unsilenced cuộc đàn áp ở Trung Quốc
Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc diễn hành đánh dấu 22 năm kể từ khi bắt đầu cuộc đàn áp của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công, ở Brooklyn, New York, hôm 18/07/2021. (Ảnh: The Epoch Times/Chung I Ho)

Trong lúc chờ đợi, cô hy vọng mẹ cô sẽ “có thể chịu đựng và sống sót”.

Cô nói, thân hình nhỏ bé cao 1m57 của mẹ cô “đã chịu đựng rất nhiều”.

“Mỗi ngày, tôi lo lắng liệu mình có thể nói chuyện lại với bà ấy không.”

Cô Đinh tiếp tục sử dụng tiếng nói và tự do của mình ở Mỹ để nâng cao nhận thức về tội ác này ở Trung Quốc.

Cô cho biết việc công khai các hành vi bức hại không chỉ dành cho gia đình cô hoặc cho những người có cùng đức tin như cô; hôm nay, mục tiêu của Trung Cộng là các học viên Pháp Luân Công, nhưng ngày mai, đó có thể là người khác.

“Đó là tranh đấu cho quyền của mọi người,” cô nói. “Cuộc bức hại vẫn chưa chấm dứt.”

Thanh Nhã và Vân Sa biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin