Các kế hoạch của Đảng Dân Chủ khiến gian lận bầu cử dễ dàng hơn
Các thành viên Đảng Dân Chủ tại Quốc hội cùng với các đồng minh truyền thông của họ đang sử dụng phán quyết về việc ủng hộ luật chống gian lận bầu cử tại Arizona của Tối cao Pháp viện hôm 01/07 như cái cớ để thúc ép thông qua việc tiếm quyền cuộc bầu cử liên bang. “Đạo luật Vì Người Dân” của Đảng Dân Chủ đã khiến việc đánh cắp bầu cử trở nên lan rộng khắp nơi, để có thể giúp Đảng Dân Chủ chiếm đa số vĩnh viễn.
Lãnh đạo đa số thượng viện Chuck Schumer đang chỉ trích phán quyết của các thẩm phán là “một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử của Tối cao Pháp viện”. Ban biên tập của New York Times gọi luật của tiểu bang Arizona là “một cuộc tấn công vào nền dân chủ”.
Đừng bận tâm tới sự lo lắng giả tạo này. Các thẩm phán, với kết quả bỏ phiếu chiếm đa số 6–3, đã không tìm thấy chứng cứ nào cho thấy luật bỏ phiếu của Arizona đưa cử tri thiểu số vào thế bất lợi, hoặc khiến việc bỏ phiếu trở nên quá khó khăn. Thẩm phán Samuel Alito giải thích một sự thật là “Nhìn chung, luật của tiểu bang Arizona khiến cho việc bỏ phiếu trở nên rất dễ dàng.”
Thẩm phán Alito giải thích rằng các tiểu bang có thẩm quyền thông qua “các luật bỏ phiếu không phân biệt đối xử” để ngăn chặn hành vi gian lận. Đó là những gì Arizona đã làm. Arizona yêu cầu các cử tri bỏ phiếu trong khu vực được chỉ định, và cấm các hoạt động nhếch nhác thu gom phiếu, trong đó các nhân viên được trả lương để đi đến các khu phố, gõ cửa từng nhà và đề nghị giúp cư dân gửi lại những lá phiếu mà họ đã nhận được qua đường bưu điện.
Việc thu gom phiếu bầu sẽ chiêu mời gian lận, vì những người có nhiệm vụ thu gom luôn cố gắng khiến mọi người bầu cho một ứng cử viên cụ thể nào đó.
Đối với các cáo buộc rằng Pháp viện không bảo vệ được nền dân chủ, Thẩm phán Alito giải thích rằng “không có gì là dân chủ” trong việc tiếm quyền hạn về bầu cử của các cơ quan lập pháp tiểu bang và trao cho các tòa án liên bang không được bầu chọn.
Hoặc trao quyền đó cho Quốc hội Hoa Kỳ, như ông Biden, ông Schumer và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi muốn thực hiện.
Những chính khách này đang bóp méo phán quyết hôm 01/07 thành lời kêu gọi khẩn cấp cho việc ban hành Đạo luật Vì Người dân, còn được gọi là Đạo luật H.R.1, như thể đó là một quyền dân sự cấp bách.
New York Times tuyên bố rằng “Các cơ quan lập pháp do Đảng Cộng Hòa kiểm soát trên khắp đất nước đã chạy đua với nhau để thông qua các đạo luật khiến việc bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn.” Không đúng. Họ đang làm cho việc gian lận trở nên khó khăn hơn.
Thẩm phán Alito giải thích rằng, việc bỏ phiếu dễ dàng hơn nhiều so với năm 1982, khi một đề mục thích đáng của Đạo luật Quyền Bỏ phiếu được thông qua. Khi đó, “các tiểu bang thường yêu cầu gần như tất cả cử tri phải trực tiếp bỏ phiếu vào ngày bầu cử và chỉ cho phép việc bỏ phiếu khiếm diện đối với một danh sách cử tri hạn chế và được xác định một cách chặt chẽ.”
Các tiểu bang dần dà áp dụng các hình thức bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư. Tuy nhiên, đại dịch đã tạo ra những thay đổi đáng kể nhất, dẫn đến sự hỗn loạn và hoài nghi trong đêm bầu cử.
Giờ đây, các tiểu bang đang cải tổ luật của mình, vốn là một đặc quyền mà Hiến pháp đã trao cho họ.
Đảng Dân Chủ coi các tuyên bố về gian lận cử tri là ảo giác của Đảng Cộng Hòa. Điều này không đúng. Một mưu đồ được cho là để thu gom lá phiếu ở Minneapolis đã bị tổ chức tin tức ngầm Project Veritas phanh phui vào mùa thu năm ngoái, cho thấy những người thu gom đã lợi dụng người già và người nhập cư.
Người dân u châu đã hiểu việc này. Để ngăn chặn gian lận, ba phần tư các quốc gia u Châu cấm bỏ phiếu khiếm diện hoặc yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh để được nhận phiếu.
Tuy nhiên Đạo luật H.R. 1 buộc các tiểu bang phải gửi phiếu bầu khiếm diện cho tất cả cử tri và cho phép việc thu gom phiếu.
Đạo luật H.R.1 cũng buộc các tiểu bang tự động ghi danh bỏ phiếu cho những người đăng ký nhận trợ cấp thực phẩm, trợ cấp thất nghiệp hoặc các hỗ trợ khác từ chính phủ. Số đó bao gồm cả những người không phải là công dân, trừ khi họ tuyên bố mình không đủ điều kiện.
Đạo luật này cấm không được yêu cầu giấy tờ tùy thân có ảnh. Bất kỳ ai cũng có thể đến vào ngày bầu cử để bỏ phiếu và chỉ cần ký vào một bản tuyên bố yêu cầu được ghi danh bầu cử.
Các thành viên Đảng Dân Chủ tại Thượng viện đã không giành được 60 phiếu để vượt qua một cuộc tranh luận không giới hạn [filibuster*], và đưa đạo luật H.R.1 ra bỏ phiếu. Họ muốn thông qua đạo luật này trước tháng 08/2021 để thay đổi luật bỏ phiếu trên toàn quốc trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Mục tiêu là thực hiện điều mà Tối cao Pháp viện đã bác bỏ: Loại bỏ các điều khoản bầu cử nhắm vào gian lận.
Kể từ khi có phán quyết hôm 01/07, Đảng Dân Chủ và giới truyền thông đã tăng cường yêu cầu chấm dứt luật tranh luận không giới hạn và muốn thông qua dự luật này bằng tỷ lệ đa số quá bán đơn giản. The New York Times tuyên bố rằng “Bóng đang ở vùng sân chơi của Quốc hội và thời gian sắp hết.”
The Times tuyên bố rằng Đạo luật H.R.1 sẽ “khôi phục trọng tâm của Đạo luật Quyền Bầu cử.” Điều này thật vô lý. Phân biệt đối xử đối với cử tri thiểu số đã là bất hợp pháp, vì nó phải là vậy.
Thực tế là Đạo luật H.R. 1 là một kế hoạch đồi bại để khiến cho việc gian lận trở nên tràn lan.
Bà Betsy McCaughey, một Tiến sĩ, một nhà bình luận chính trị, một chuyên gia hiến pháp, một nhà báo cộng tác cho chuyên mục và là tác giả của một số cuốn sách, bao gồm “The Obama Health Law: What It Says and How to Overturn It” (“Luật Y tế Obama: Nó Nói Lên Điều Gì và Làm Cách Nào Để Bãi Bỏ Nó”), và cuốn “The Next Pandemic” (“Đại Dịch Tiếp Theo”). Bà cũng là một cựu thống đốc của tiểu bang New York.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
*filibuster: Trang web của Thượng viện giải thích đây là, “Thuật ngữ không chính thức cho bất kỳ nỗ lực nào để ngăn chặn hoặc trì hoãn hành động của Thượng viện về một dự luật hoặc vấn đề khác bằng cách tranh luận dài dòng, bằng cách đưa ra nhiều động thái thủ tục, hoặc bằng bất kỳ hành động trì hoãn hoặc cản trở nào khác.