Câu chuyện chân thật về nhà thám hiểm Christopher Columbus
Emily Alison
Một trong những điều mà phe cánh tả công kích kịch liệt nhất chính là lịch sử Hoa Kỳ. Trong Dự án 1619, những nhân vật lịch sử của nước Mỹ bị phê phán, con người và các sự kiện lịch sử bị bôi nhọ và phỉ báng. Thật may mắn, tri thức là sức mạnh, và với những hiểu biết đúng đắn về lịch sử Hoa Kỳ, người Mỹ có thể đứng bên ngoài các lời dối trá của phe cánh tả vốn muốn lừa dối hậu thế và gây chia rẽ đất nước.
Tôi đặc biệt đề nghị các bạn xem một trong những tập phim mới nhất trên EpochTV, “A Brave New World & Christopher Columbus” (Một thế giới mới dũng cảm và Christopher Columbus). Đó là tập đầu tiên của bộ phim ba tập “The American Story” (Câu chuyện Hoa Kỳ) để trang bị cho bản thân những hiểu biết đúng đắn về lịch sử Hoa Kỳ.
Trong tập này, người dẫn chương trình Timothy Barton, chủ tịch tổ chức WallBuilders, và Jonathan Richie, trợ lý đạo diễn của American Journey Experience, ngồi bên 160,000 vật phẩm và hiện vật từ lịch sử Hoa Kỳ, kể lại câu chuyện khách quan và chân thực về ông Columbus – vốn hoàn toàn khác với những gì phe cánh tả chuyển tải đến người Mỹ. Họ cùng nhau viết lại lịch sử nước Mỹ, mà ông Barton cho rằng có lẽ mang tính “chính trị hơn là trung thực về mặt lịch sử” vì họ phớt lờ sự hiện diện của các tư liệu và hiện vật.
Điều mà đa số mọi người biết về Columbus là vào năm 1492, ông đã giong buồm vượt đại dương. Tuy nhiên, câu chuyện của ông còn nhiều điều hơn thế. Ngày nay, rất nhiều người phê phán Columbus. Họ không biết rằng ông đã có bốn chuyến hải trình đến Mỹ, và chúng đều rất khác nhau. Vậy nếu ông là một ác nhân, thì đó là trong chuyến đi nào? “Nếu bạn không biết rõ câu chuyện về các chuyến hải trình, thì làm sao bạn có thể biết được ông tàn ác ngay từ đầu?” ông Barton đặt câu hỏi.
Vì sao ông Columbus giong buồm đến Mỹ?
Ông Columbus sống ở Tây Ban Nha – đất nước đang chật vật để tái thiết sau một số cuộc chiến tranh và xung đột vào thời điểm đó. Do các cuộc xung đột, các tuyến đường giao thương đến Ấn Độ đều bị chặn, khiến người dân ở phía Tây phải tìm kiếm các con đường khác đến Ấn Độ. Trong khi nhiều người đi tìm những tuyến đường mới, Columbus dựa theo các thư tịch cổ về lịch sử và khoa học từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại và đưa ra ý tưởng rằng có thể vượt đại dương qua biển Atlantic và cuối cùng đến Ấn Độ. Với kiến thức về trái đất và thế giới lúc bấy giờ, đây quả là một kế hoạch táo bạo. Chính xác mà nói, ông không khám phá ra châu Mỹ – người Viking đã đặt chân đến mảnh đất này trước đó, cùng các tộc người khác – tuy nhiên, trong thế giới Tây phương, không ai có được thành tựu như Columbus và ghi chép lại đầy đủ như vậy.
Chuyến hải hành đầu tiên: Ông Columbus làm bạn với các thổ dân
Ở chuyến đi đầu tiên, ông tưởng rằng mình đã đến Ấn Độ, nhưng thực ra nơi ông đến là vùng trung trung tâm phía bắc và nam Mỹ. Ông di chuyển từ hòn đảo này đến hòn đảo khác, gặp gỡ người bản xứ và giao tiếp với họ. Ông Richie cho rằng đây là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử thế giới bởi vì nó đánh dấu tiến trình Cựu thế giới và Tân thế giới kết nối với nhau. Họ đã khám phá ra các vùng đất chưa được thế giới bên ngoài biết đến trong hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn năm. Ông Columbus là người Ý nhưng được nhà nước Tây Ban Nha bảo trợ, nên chuyến đi này là cho đất nước Tây Ban Nha. Người dẫn chương trình đưa ra các tài liệu có chữ ký của nhà vua và nữ hoàng Tây Ban Nha chi trả cho chuyến hải trình của Columbus. Ông ghi lại nhật ký và các tài liệu về văn hóa và tập tục của các bộ lạc mà mình đã gặp gỡ; ông đã viết rất nhiều lời ca ngợi và đề cao họ, cho rằng “trên trái đất sẽ không có chủng người nào khác tốt hơn.” Điều này không phù hợp với lời cáo buộc ông là một người diệt chủng, phân biệt chủng tộc.
Tuy nhiên, mọi việc đã diễn ra không như mong đợi. Ông Columbus đi cùng ba con thuyền, nhưng một trong đó bị đắm. Các thổ dân đã cứu sống thủy thủ đoàn, nhưng hai con thuyền còn lại không đủ chỗ cho tất cả, khiến một số thành viên bị bỏ lại. Bộ lạc bản địa nói với ông Columbus rằng họ không phải là bộ lạc duy nhất trên hòn đảo này. Họ cảnh báo ông rằng các bộ lạc khác rất hiếu chiến – thường tấn công vào hòn đảo của họ, bắt cóc đàn ông và phụ nữ, ăn thịt các tù nhân và bắt họ làm nô lệ. Columbus cảm thấy khó tin những điều này, cho rằng thế giới này hẳn phải văn minh hơn như vậy. Vậy nên, ông rời đi, quay về Tây Ban Nha và chuẩn bị cho chuyến hải hành tiếp theo. Chuyến đi này giống một chuyến đi thiết lập thuộc địa hơn, với ý định hình thành một trạm thông thương buôn bán và tìm kiếm vùng lục địa, đồng thời giải cứu các thủy thủ đã bị bỏ lại phía sau.
Chuyến hải hành thứ hai: Thủy thủ của ông Columbus bị ăn thịt
Ở lần trở lại này, họ tìm lại những thủy thủ đã bị bỏ lại trước đây, nhưng những người này không còn sống. Thay vào đó, họ phát hiện ra những thi thể bị ăn thịt. Vô cùng giận dữ, Columbus và đoàn người của ông muốn chiến đấu để bảo vệ cho danh dự của những người bị ăn thịt. Những người bạn thổ dân đề nghị ông thành lập liên minh và chiến đấu cùng nhau bởi một trong những người vợ của tộc trưởng đã bị cướp đi và một người vợ khác bị bộ lạc ăn thịt người sát hại. Họ giong buồm ra khơi, tìm đến bộ lạc kẻ thù và đánh bại họ trong trận chiến. Ông Columbus bắt một số tù nhân làm nô lệ và đưa họ về Tây Ban Nha. Vì điều này mà Columbus thường bị phác họa như một kẻ buôn bán nô lệ, và ông Richie cho rằng chúng ta cần đặt sự việc vào đúng bối cảnh của nó. Vào những năm 1400, bên chiến thắng sau chiến tranh thường có hai lựa chọn chính: sát hại tất cả những kẻ thất trận hoặc bắt họ làm nô lệ. Các bộ lạc ăn thịt người hẳn là có lựa chọn thứ ba chính là ăn thịt những người này. Bộ lạc duy nhất mà Columbus bắt làm nô lệ chính là bộ lạc ông đã đánh bại trong một cuộc chiến chính đáng – bộ lạc đã tấn công và ăn thịt thủy thủ của ông, và ông đã cùng liên minh với các bộ lạc người Mỹ thổ dân khác.
Tập phim cũng lưu ý rằng ông Columbus không kích động những người Mỹ thổ dân. Ông liên minh cùng một số bộ lạc để đánh bại bộ lạc đã ăn thịt thủy thủ của mình. Điều đáng chú ý là, bộ lạc Carib bị đánh bại này nổi danh trong lịch sử với những tập tục man rợ đối với bên thua cuộc, như là thiến trẻ sơ sinh, nuôi béo trẻ em như gia súc, sau đó ăn thịt. Người Carib bắt giữ phụ nữ làm nô lệ, cưỡng bức họ, bất kỳ đứa trẻ nào được các tù nhân sinh ra sẽ bị ăn thịt. Đối với Columbus và đoàn người của ông, đây là một điều kinh khủng và tàn ác.
Chuyến hải hành thứ ba: Gặp rắc rối với vấn đề tước vị
Trên chuyến hải hành thứ ba, Columbus nhận thấy rằng những người Tây Ban Nha mà ông đã bỏ lại trong chuyến đi thứ hai đang nổi dậy chống lại ông và không muốn bị sai khiến nữa. Những người này không phải là các nhà truyền giáo đang cố gắng giáo hóa hoặc cải đạo các bộ lạc thổ dân; họ chỉ muốn lấy đi của cải và các tài nguyên từ các vùng đất này. Ông Columbus đã đặt ra chính sách rằng những người này không được phép lấy bất cứ thứ gì từ các thổ dân mà không trao lại cho họ thứ gì đó có giá trị, và rất nhiều người không thích điều này. Columbus cũng phát hiện rằng những người Tây Ban Nha đang làm nhiều điều xấu khác, như là bắt làm nô lệ hoặc sát hại những thổ dân. Khi Columbus ngăn chặn những điều này, người Tây Ban Nha giận dữ, họ tâu với vua và hoàng hậu rằng Columbus là một tên bạo chúa và tố cáo ông làm những việc họ đang làm. Vua và hoàng hậu đã cử người đi điều tra sự việc. Khi đến nơi, người này thấy một số người Tây Ban Nha đã bị treo cổ vì các tội chống lại thổ dân. Người này trói Columbus và đưa họ về Tây Ban Nha để xét xử trước vua và hoàng hậu. Điều thú vị là người duy nhất mà điều tra viên đã tra hỏi là người Tây Ban Nha đang chống lại Columbus. Trong phiên xử, ông Columbus được quyền kể lại câu chuyện, và sau khi mọi thông tin được cung cấp đầy đủ, ông được miễn mọi tội danh. Sau khi khôi phục các tước vị, ông Columbus lại được cử đi chuyến hải hành tiếp theo.
Chuyến hải hành thứ tư: Bị đắm tàu
Trong chuyến hải hành thứ tư, tàu của Columbus bị đắm và tình trạng này [kẹt ở Jamaica] kéo dài hơn một năm. Người Tây Ban Nha phớt lờ thỉnh cầu giúp đỡ của ông vì những mâu thuẫn trước đó, nhưng cuối cùng Columbus đã đến được thuộc địa và quay về Tây Ban Nha. Ông Barton cho biết tất cả thông tin này đều được diễn giải chi tiết và được chú thích trong cuốn “The American Story” (Câu chuyện nước Mỹ) được đăng trên trang web của Wallbuilders.
Ông Barton nói: “Vậy thì thực tế là: Câu chuyện này có nhiều tình tiết hơn những gì chúng ta thường được nghe.” Ông khuyến khích mọi người tham khảo các tư liệu lịch sử gốc, có thể bằng cách theo dõi bộ phim ba tập trên EpochTV. Ông Barton cũng cho rằng “Chúng ta cần ngừng tin tưởng mọi thứ người khác nói và phải tự mình tìm hiểu sự việc.”
Cô Emily là tác giả viết cho The Epoch Times và là một nhà báo chính trị tự do. Với kiến thức sâu rộng về Truyền thông Chính trị và Báo chí, cô cam kết phục vụ đất nước bằng cách đưa sự thật về các vấn đề quan trọng trong ngày đến với người dân Mỹ.