Chỉ mất một tháng để chữa bệnh tim? Nghiên cứu của đại học Harvard xác nhận sự tồn tại của Kinh Tâm Bào
HEALTH 1+1
Điều trị hồi hộp, nhồi máu cơ tim, mất ngủ bằng huyệt vị
Kích thích các huyệt vị có thể cải thiện hoặc chữa bệnh. Châm cứu và bấm huyệt đang dần trở nên phổ biến tại phương Tây. Tuy nhiên, liệu các kinh lạc có thực sự tồn tại trong cơ thể con người? Về vấn đề này cộng đồng khoa học vẫn có các quan điểm khác nhau. Trong một nghiên cứu gần đây do Trường Y Harvard công bố, các nhà nghiên cứu đã xác nhận được sự tồn tại của “Kinh Tâm Bào (màng tim)” – một trong 12 kinh lạc.
Bệnh tim của một người đàn ông được chữa khỏi trong vòng một tháng
Vào tháng Một, một người đàn ông 28 tuổi đến phòng khám của Giáo sư Jonathan Liu – một nhà châm cứu đã có chứng chỉ hành nghề.
Chàng trai trẻ này và cả gia đình anh là bệnh nhân lâu năm của GS Liu. Anh từng rất năng động và thích leo núi. Không lâu trước đó, anh đã bị nhiễm COVID-19. Bệnh bắt đầu với một cơn sốt, ho và đau họng. Sau khi nghỉ ngơi một thời gian, hầu hết các triệu chứng hô hấp của anh đã giảm bớt. Tuy nhiên, anh vẫn bị tình trạng tắc nghẽn ngực kéo dài (chest congestion) và nhịp tim nhanh (đánh trống ngực). Khi tập thể dục, tình trạng đánh trống ngực trở nên rõ rệt hơn.
Tình trạng khó chịu ở tim khiến anh gặp khó khăn khi leo núi và khiến anh buồn bã.
Sau khi khám tình trạng của chàng trai này, GS Liu phát hiện ra anh không chỉ bị đánh trống ngực khi tập thể dục mà còn có các triệu chứng căng thẳng tâm lý. GS Liu quyết định điều trị cho anh bằng cách bắt đầu từ Kinh Tâm Bào. Ông châm cứu Kinh Tâm Bào và kê đơn thảo dược Trung Y. Chỉ trong chưa đầy hai tuần, các triệu chứng tim của chàng trai trẻ đã được chữa lành và anh có thể leo núi trở lại.
Tại sao các bệnh về tim của chàng trai này chữa khỏi được bằng cách châm cứu Kinh Tâm Bào?
Từ màng ngoài tim (pericardium) có nguồn gốc từ các từ tiếng Latinh “xung quanh (peri)” và “trái tim (cardium).” Như tên gọi của nó, màng ngoài tim là màng bao quanh trái tim. Đó là vệ sĩ bảo vệ trái tim. Và “kinh lạc” có thể được hiểu là “kênh năng lượng”.
Thông thường, những thăng trầm cảm xúc của chúng ta sẽ khiến năng lượng trong cơ thể dao động mạnh – điều này gây tổn thương tim. Trong Tây y, chúng ta đề cập đến ảnh hưởng xấu của các loại hormone khác nhau do căng thẳng gây ra. Những người có tâm lý kém ổn định và thường xuyên căng thẳng thường có trái tim không khỏe mạnh. Năng lượng tiêu cực của virus SARS-COV-2 cũng sẽ gây tổn thương cho trái tim sau khi bị lây nhiễm. Cụ thể, nhiều người có các triệu chứng hậu COVID-19 thường vẫn còn tồn tại virus trong cơ thể và những siêu vi này tiếp tục tấn công trái tim.
Năng lượng của Kinh Tâm Bào có thể bảo vệ trái tim không bị tổn thương và ngăn chặn năng lượng xấu xâm nhập vào cơ quan này. Khi GS Liu châm cứu Kinh Tâm Bào cho người thanh niên trẻ, ông đang tăng cường năng lượng cho Kinh Tâm Bào để chống lại năng lượng của virus.
Theo Trung y, “tâm” không chỉ đề cập đến bản thân trái tim mà còn đề cập đến trạng thái tinh thần của con người. Vì vậy, đả thông Kinh Tâm Bào ngoài tác dụng chữa tắc nghẽn ngực (chest congestion), hồi hộp, đau thắt ngực thì còn có hiệu quả cải thiện căng thẳng tinh thần và mất ngủ.
Nghiên cứu của đại học Harvard xác nhận Kinh Tâm Bào thực sự tồn tại
Trung y rất coi trọng kinh lạc và nhiều khái niệm về chữa bệnh đều có liên quan mật thiết đến kinh lạc. Dù vậy, các kinh lạc không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên Tây y vẫn giữ thái độ dè dặt trước sự tồn tại của chúng.
Tuy nhiên, vào tháng 03/2021, một bài nghiên cứu được công bố trên Tập san y khoa Y học thay thế và Bổ sung dựa trên bằng chứng (Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine), một sự hợp tác giữa Trường Y Harvard và Viện Châm cứu và Bấm huyệt thuộc Học viện Khoa học Y học Trung Quốc (CACMS), đã lần đầu tiên quan sát thấy khả năng tồn tại Kinh Tâm Bào.
Kinh Tâm Bào là một trong “12 kinh lạc”, bắt đầu ở ngực, dọc theo đường giữa của cẳng tay, đi đến lòng bàn tay và kết thúc ở đầu ngón tay giữa. Trên đường kinh này có chín huyệt: Thiên Trì, Thiên Quán, Khúc Trạch, Khích Môn, Giản sử, Nội Quan, Đại Lăng, Lao Công, và Trung Xung.
Trong nghiên cứu này, hai bác sĩ Trung y đã đánh dấu các kinh mạch và huyệt đạo của Kinh Tâm Bào trên bàn tay và cánh tay của 15 tình nguyện viên khỏe mạnh, đồng thời sử dụng máy dò điện trở thấp để xác nhận thêm. Sau đó, họ chích chất huỳnh quang (fluorescein) vào kinh tâm bào của các tình nguyện viên và quan sát hướng chuyển động của chất huỳnh quang bằng một camera đặc biệt.
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng fluorescein được tiêm trong da – không phải tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch – đảm bảo rằng chất này sẽ không phân tán vào mạch máu.
Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy sau khi các tình nguyện viên được tiêm huỳnh quang vào huyệt Nội Quan (PC-6) trên cổ tay, theo thời gian, các đường huỳnh quang xuất hiện trên hầu hết cánh tay của họ. Những “đường phát sáng” này lan rộng dọc theo cánh tay đến tận khuỷu tay. Đường sáng này này đi theo chính xác đường đi của Kinh Tâm Bào.
Nói cách khác, bắt đầu từ Huyệt Nội Quan (PC-6), chất huỳnh quang đi theo toàn bộ kinh tâm bào tới Huyệt Khúc Trạch (PC-3).
Đáng chú ý là điểm sáng tại Huyệt Khúc Trạch (PC-3) xuất hiện sớm hơn cả đường huỳnh quang, như thể huỳnh quang đi vào cơ thể rồi “du hành thời gian” đến Huyệt Khúc Trạch (PC-3). Điều thú vị hơn là Huyệt Khúc Trạch (PC-3) được coi là huyệt Hợp trong y học cổ truyền Trung Quốc. Người xưa tin rằng những loại huyệt này có thể thu thập năng lượng, kết quả trên dường như đã xác nhận điều này.
Ngoài Huyệt Nội Quan (PC-6), các nhà nghiên cứu cũng tiêm chất huỳnh quang vào Huyệt Giản Sử (PC-5) của một tình nguyện viên, và một đường huỳnh quang cũng xuất hiện. Trong một số trường hợp, các đường sáng kéo dài đến tận cánh tay. Hiện tượng này kéo dài trong 18 tiếng trước khi các vạch dần biến mất.
Để xác nhận xem liệu các đường tương tự có xuất hiện nếu tiêm huỳnh quang vào bất kỳ điểm nào trên tay hay không, các nhà khoa học đã thiết kế một nghiên cứu đối chứng, trong đó huỳnh quang được tiêm vào một điểm cách huyệt Nội Quan (PC-6) một centimet (tiêm vào một điểm không phải huyệt vị). Thí nghiệm này đã được thực hiện bảy lần và không lần nào tạo ra các đường tương tự như khi tiêm huỳnh quang vào đúng huyệt vị.
Tổng cộng có 28 lần tiêm vào huyệt vị đã được thực hiện: Trong 23 lần tiêm được thực hiện tại Huyệt Nội Quan, các đường huỳnh quang xuất hiện 18 lần; với một mũi tiêm tại Huyệt Giản Sử, một đường huỳnh quang cũng xuất hiện; và với bốn mũi tiêm vào Huyệt Đại Lăng, các đường huỳnh quang xuất hiện ba lần.
Tổng cộng, có 22 trong số 28 mũi tiêm hiện lên đường Kinh Tâm Bào. So với các thí nghiệm tiêm vào điểm không phải là huyệt vị, giá trị p thống kê của các thí nghiệm tiêm vào huyệt nhỏ hơn 0.001; điều đó có nghĩa là sự tồn tại của Kinh Tâm Bào rõ ràng có thể xảy ra và không chỉ là tưởng tượng của người xưa (nhìn chung, giá trị p nhỏ hơn 0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê).
Xoa bóp bấm huyệt trị hồi hộp, mất ngủ
Vậy cụ thể việc dùng Kinh Tâm Bào để điều trị bệnh như thế nào?
Chúng ta có thể thực hiện bấm huyệt: Bấm mỗi huyệt 100 cái, hai hoặc ba lần một ngày (ví dụ: một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối). Bạn có thể dùng ngón tay cái xoa trực tiếp vào các huyệt hoặc có thể dùng dụng cụ xoa bóp để tạo cảm giác đau nhẹ và sưng nhẹ tại các huyệt. Dưới đây là ba huyệt xoa bóp chính của Kinh Tâm Bào.
Huyệt Nội Quan (PC-6): Chữa bệnh tim, cải thiện chứng mất ngủ
Nếu bạn bị đánh trống ngực, nhịp tim bất thường, nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề về tim khác, xoa bóp Huyệt Nội Quan (PC-6) có thể giúp giảm các triệu chứng.
Nếu ai đó xung quanh bạn đột nhiên bị một cơn đau tim, bạn nên gọi xe cấp cứu trước, sau đó quan sát các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và liên tục trò chuyện với bệnh nhân về tình trạng của họ.
Nếu bệnh nhân mất ý thức, cần thông đường thở để tránh ngạt thở. Trong khi đợi xe cấp cứu, hãy liên tục nhấn vào Huyệt Nội Quan (PC-6) của bệnh nhân để trì hoãn hoại tử cơ tim nhằm tạo ra thời gian quý báu để cứu sống bệnh nhân.
Khi sử dụng châm cứu, các nhà châm cứu thường xem xét hướng của kim châm: “châm kim thuận theo hướng khí kinh mạch chảy là Bổ, và châm ngược theo hướng khí kinh mạch chảy là Tả.”
Ví dụ, nếu châm kim vào huyệt Nội Quan (PC-6), kim có thể châm theo hướng lòng bàn tay (Tùy-shunjing) để điều hòa chức năng tim, hoặc theo hướng cánh tay trên (Ngênh-nijing)-vốn có thể xuyên qua các Huyệt Giản Sử (PC-5) và Khích Môn (PC-4)- để cải thiện chứng đau thắt ngực và giúp giảm đau.
Huyệt Nội quan (PC-6) là huyệt quan trọng không chỉ điều trị các bệnh về tim mà còn cải thiện chứng mất ngủ.
Huyệt Khúc Trạch (PC-3): Điều hòa chức năng tim
Khúc Trạch (PC-3) là huyệt Hợp của Kinh Tâm Bào, tức là nơi đây tập trung rất nhiều năng lượng, do vậy huyệt này điều hòa chức năng của các cơ quan nội tạng tương ứng. Ví dụ, nó điều chỉnh chức năng của tâm bào và giúp tim co bóp. Xoa bóp huyệt Khúc Trạch thường xuyên để cải thiện tình trạng hồi hộp, tắc nghẽn ngực (chest congestion), rối loạn nhịp tim.
Huyệt Đại Lăng (PC-7): Giảm Đau, Điều Chỉnh Tâm Trạng
Huyệt Đại Lăng (PC-7) là một huyệt Du của Kinh Tâm Bào và có thể điều trị nhiều chứng đau, chẳng hạn như đau ở ngực và nách, đau cánh tay và đau khuỷu tay. Đây cũng là một điểm châm cứu nhấn mạnh đến việc giảm bớt (tả), và nó có thể phóng ra năng lượng “hỏa” của tim và gan. Do đó, khi bạn tức giận hoặc buồn bã, bạn có thể bấm huyệt Đại Lăng để giải tỏa cơn giận của mình.
Health 1+1 là nền tảng thông tin y tế và sức khỏe Trung Quốc uy tín nhất ở hải ngoại. Từ Thứ Ba đến thứ Bảy hàng tuần, từ 9:00 sáng đến 10:00 sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ trên TV và trực tuyến. Chương trình cung cấp thông tin mới nhất về coronavirus, phòng ngừa, điều trị, nghiên cứu khoa học và chính sách, cũng như ung thư, bệnh mạn tính, sức khỏe tâm lý và tinh thần, miễn dịch, bảo hiểm sức khoẻ, và các khía cạnh khác nhằm cung cấp cho mọi người sự chăm sóc đáng tin cậy và chu đáo. Trực tuyến: EpochTimes.com/Health TV: NTDTV.com/live