• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 15/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Chữ VẠN trong Phật gia, biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 06/02/2021
bigger smaller Báo lỗi

Ngày nay, khi thoạt nhìn thấy chữ Vạn, nhiều người giật mình liên hệ đến biểu tượng của Hitler và Đức Quốc xã. Kỳ thực phù hiệu chữ Vạn đã có một lịch sử trải dài hàng ngàn năm, rất lâu trước Đức Quốc xã thời Đệ nhị Thế chiến. Nó là một biểu tượng của may mắn, vũ trụ và Phật – một biểu tượng được trân quý và tôn kính trong nhiều nền văn hóa xuyên suốt các thời đại lịch sử.

Chữ Vạn hay còn gọi là đồ hình chữ Vạn (卍) được gọi là Swastika trong tiếng Phạn – tiếng Ấn Độ cổ.

Biểu tượng chữ Vạn là một hình chữ thập đều, với những cánh theo chiều góc vuông về cùng một hướng, thường là bên phải, hay theo chiều kim đồng hồ. Hình chữ Vạn là một biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, và được tìm thấy ở nhiều nơi, ở cả thế giới cổ đại và hiện đại. Ban đầu, nó đại diện cho mặt trời đang xoay chuyển, lửa hay sự sống. Chữ swastika bắt nguồn từ tiếng Phạn của Ấn Độ cổ, có nghĩa là ‘có được hạnh phúc’.

Chữ Vạn được sử dụng rộng rãi trong những đồng tiền xu cổ của người Lưỡng Hà, cũng như xuất hiện trong nghệ thuật của người Cơ Đốc giáo và Byzantine thời kỳ đầu, được biết đến với cái tên ‘Thánh giá gammadion’. Chữ Vạn cũng xuất hiện ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, và được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật của người Maya thời cổ đại.

Ở Bắc Mỹ, chữ Vạn là một biểu tượng được sử dụng bởi những người Navajos. Ngày nay, chữ Vạn vẫn là một biểu tượng được sử dụng rộng rãi trong Phật giáo, đạo Giai-na, và Ấn Độ giáo (đạo Hindu).

Trong Phật giáo, chữ Vạn đại biểu cho Phật. Trong đạo Giai-na, nó mô tả vị Thánh thứ 7, và 4 cánh được sử dụng để nhắc nhở những tín đồ về bốn nơi có thể tái sinh: thế giới thú vật và cây cối, địa ngục, trái đất và thế giới linh hồn. Với người Hindu, chữ Vạn với các cánh theo chiều về bên trái được gọi là sathio hay sauvastika, đại biểu cho ban đêm, phép thuật, sự tinh khiết, và nữ thần tàn phá Kali. Cả ở Ấn Độ giáo và đạo Giai-na, chữ Vạn, hay sathio được sử dụng để đánh dấu những trang mở của cuốn sách ghi chép, ngưỡng cửa, cửa và đồ cung tiến.

Chữ VẠN trong Phật gia, biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn
Ảnh tổng hợp biểu tượng chữ Vạn được tìm thấy trên các văn vật cổ đại trong các nền văn minh của các nước trên thế giới. (Ảnh: pureinsight.org)

Chữ Vạn là một biểu tượng của người Aryan, trong tiếng Phạn có nghĩa là ‘quý tộc’. Người Aryan là một nhóm người từng định cư ở Iran và Bắc Ấn Độ. Họ tin rằng bản thân họ là một chủng tộc thuần khiết, siêu việt hơn tất cả các nền văn hóa xung quanh. 

Có lẽ chữ Vạn cổ xưa nhất được phát hiện cho đến nay là đồ hình xuất hiện trong những văn tự của những người thuộc nền văn minh Naacal – nền văn minh phát triển rất cao được cho là có từ hơn 50,000 năm trước – đã chìm ở dưới Thái Bình Dương bởi động đất và sóng thần hơn 12,000 năm trước. Những văn tự này được James Churchward (1851-1936) – một nhà văn, nhà phát minh, nhà thám hiểm người Anh – thu nhận được từ 2 nguồn: các bản ghi bằng đất sét của người Naacal ở Ấn Độ, ghi chép lại bằng các ký hiệu và ngôn ngữ Naga và hơn 2,500 bản ghi bằng đá, khắc bằng ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ tìm được tại Mexico bởi nhà khảo cổ học William Niven (1850-1937).

Ad

Khi người Đức đi tìm một biểu tượng, họ đã tìm một thứ đại diện cho sự thuần khiết mà họ tin là thuộc về họ. Những người theo chủ nghĩa Quốc xã coi họ là ‘người Aryan’ và cố gắng lấy trộm thành tựu của những người tiền sử này.

Ở Đức Quốc xã, chữ thập ngoặc với cánh xoay theo chiều kim đồng hồ đã trở thành quốc hiệu. Năm 1910, nhà thơ và người theo chủ nghĩa quốc xã Guido von List đã đề xuất lấy chữ Vạn làm biểu tượng cho các tổ chức bài Do Thái. Khi Đảng Quốc xã được thành lập năm 1919, họ đã chọn biểu tượng cổ, chữ Vạn, gán cho nó hàm nghĩa xấu nhất, và hủy diệt ý nghĩa tốt đẹp mà chữ Vạn đã mang trong hàng ngàn năm.

Năm 1935, chữ thập ngoặc màu đen nằm trong hình tròn màu trắng ở trên nền đỏ thẫm đã trở thành biểu tượng quốc gia của nước Đức. Sự khác biệt lớn giữa chữ thập ngoặc của Quốc xã và biểu tượng cổ của nhiều nền văn hóa khác nhau, đó là chữ thập ngoặc của Quốc xã nằm nghiêng, trong khi chữ Vạn cổ thì dựng đứng.

Ngày nay, nhiều người nhầm tưởng chữ Vạn với biểu tượng của Đức Quốc xã, và xem người sử dụng nó là phát-xít. Những người phân biệt chủng tộc thậm chí còn tiến xa hơn nữa trong việc hủy hoại ý nghĩa của biểu tượng cổ này, bằng cách sơn nó lên nhà cửa, xe hơi, và ngay cả trường học.

Kỳ thực, chữ Vạn đã tồn tại như là một biểu tượng của sự may mắn trong hàng ngàn năm trước khi những người Đức Quốc xã xuất hiện. Nó là một điều rất quan trọng trong nhiều nền văn hóa, đại diện cho lịch sử và tín ngưỡng của họ. Việc lợi dụng nó làm biểu tượng cho tà ác là điều mà có lẽ người cổ đại không bao giờ nghĩ tới.

Chirag Badlani
Phương Du biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin